TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”

Ngày đăng: 18 | 03 | 2024

Ngày 14/3/2024, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững Ireland đã tổ chức cuộc họp tham vấn kỹ thuật về “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam”. Cuộc họp được thực hiện nhằm thúc đẩy việc triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Kế hoạch hành động). Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong Chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm giai đoạn 2023-2028.

 

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham dự của hơn 50 đại diện từ các cơ quan Chính phủ, tổ chức quốc tế và các đơn vị liên quan. Trong đó có đại diện từ Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, cùng các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc, Oxfam và nhiều cơ quan, tổ chức khác. Hội thảo do ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn -Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông David Butler – Đại diện Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững của Ireland đồng chủ trì.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và ông David Butler, Tổ chức Lương thực thực phẩm Ireland chủ trì Hội thảo 'Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam', chiều 14/3. 

Ảnh: Hội thảo tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nguồn: Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp, 2024.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế đã chia sẻ về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, ngày 13/11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 4812/QĐ-BNN-HTQT về việc phân công triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động cho các đơn vị thuộc Bộ. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế thành lập Đối tác Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững ở Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác, phát huy được thế mạnh của từng bên đồng hành tham gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam.

Ảnh: Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn chia sẻ về các hoạt động Viện đang triển khai để thực hiện Kế hoạch hành động

Nguồn: Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp, 2024.

Tại hội thảo, ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã chia sẻ các hoạt động của Viện liên quan đến thực hiện Kế hoạch hành động như phối hợp với Liên minh Bioversity International và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế thực hiện nghiên cứu bối cảnh chính sách môi trường thực phẩm ở Việt Nam và xây dựng hồ sơ hệ thống lương thực thực phẩm cấp quốc gia tại Việt Nam. Đồng thời, Viện đang phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc và Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững Ireland xây dựng và triển khai thí điểm Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Kế hoạch hành động.

Ngoài ra, đại diện các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, cũng đã chia sẻ kinh nghiệm và các hoạt động liên quan đến thực hiện Kế hoạch hành động, đồng thời cũng thể hiện các nỗ lực cùng thúc đẩy việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Kết luận hội thảo, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, để chuyển đổi thành công hệ thống lương thực, thực phẩm, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, tư nhân và người dân cùng chung tay thực hiện. Trong đó, đề xuất Ireland hỗ trợ Việt Nam đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ Việt Nam; Hỗ trợ xây dựng Bộ chỉ số giám sát và đánh giá Kế hoạch hành động và triển khai thành lập các tổ công tác kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động; Hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm; Xây dựng hệ thống truy xuất gốc xuất xứ cấp quốc gia theo chuỗi các sản phẩm chủ lực (trồng trọt, chăn nuôi) v.v.

Để biết thêm thông tin chi tiếttài liệu hội thảo, vui lòng liên hệ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Nguyễn Phúc Sơn, Nguyễn Thu Dương – Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp/Ipsard

 

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030

19-3-2024

Ngày 18/03/2024 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Mục tiêu của hội thảo là trình bày kết quả Báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030. Báo cáo này nhằm làm rõ các ưu tiên, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.

Ngoài tiền bán lúa, nông dân còn có thêm 100 USD/ha khi bán tín chỉ các bon

15-3-2024

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, theo tính toán ban đầu, khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, ngoài tiền lời từ việc bán lúa, nông dân có khả năng được thêm 100 USD/ha từ việc bán tín chỉ các bon.

Sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới và quy trình xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

12-3-2024

Ngày 01/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 211). Tiếp đó, ngày 07/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 03). Một số điểm chính của hai Quyết định này như sau:

Tác động của Biến đổi khí hậu lên người nghèo, phụ nữ và người trẻ ở khu vực nông thôn

12-3-2024

Ngày 5/3/2023, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc mới công bố một báo cáo về tác động của biến đối khí hậu lên các nhóm đối tượng là người nghèo, phụ nữ và trẻ em ở khu vực nông thôn. Báo cáo có tựa đề “The unjust climate” (tạm dịch là “Khí hậu không công bằng”). Theo báo cáo, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng không cân đối đến thu nhập của phụ nữ nông thôn, người sống trong nghèo đói và người cao tuổi vì khả năng thích ứng với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của các nhóm đối tượng này không đồng đều

Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 47%: Ngáng trở xuất khẩu

12-3-2024

Một trong những khó khăn trong việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) lở mồm long móng (LMLM) để có thể xuất khẩu sang Trung Quốc là tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn khoảng 47%.

Bàn chuyện hậu xây dựng nông thôn mới

12-3-2024

Xây dựng nông thôn mới là chương trình nhận được sự vào cuộc mạnh mẽ nhất của hệ thống chính trị và tạo chuyển biến toàn diện nhất ở khu vực nông thôn. Chương trình nào rồi cũng sẽ kết thúc nhưng phát triển nông thôn bền vững không có điểm dừng. Vì vậy, hậu xây dựng nông thôn mới là câu chuyện đáng bàn.

Nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

12-3-2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 171/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030

Tiếp tục chú trọng đẩy mạnh mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông lâm thuỷ sản xuất khẩu trong năm 2024

24-1-2024

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, đã bổ sung 38 cơ sở xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc, 13 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào Liên minh châu Âu, 45 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm sống, cua xuất khẩu vào Trung Quốc, 01 cơ sở vào Hoa Kỳ, 02 cơ sở vào Liên bang Nga; đã cấp 6.997 mã số vùng trồng, 1.613 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…; bổ sung sản phẩm xuất khẩu (dưa hấu sang Trung Quốc; dừa tươi sang Hoa Kỳ,…); đặc biệt một số mặt hàng nông sản lần đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang Hoa Kỳ, Trung Quốc (sầu riêng, tổ yến, bưởi...), thực hiện tốt công tác dự báo, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu.

Nhiều hơn từ một trái thanh long

23-1-2024

Khi nhắc đến Bình Thuận, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trái thanh long với 90% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa việc, nếu thị trường Trung Quốc “đóng cửa” với mặt hàng này của Việt Nam, nông dân chỉ biết “khóc ròng”. Vì vậy, không thể trông chờ vào một thị trường và thúc đẩy chế biến sâu là cách giải “bài toán” cho trái thanh long và Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) là một mô hình Hợp tác xã điển hình không chỉ giải được bài toán giải cứu thanh long mà còn làm giàu được từ trái thanh long.

Tín chỉ Carbon: Cơ hội để người dân phát triển kinh tế bằng giữ rừng

22-1-2024

(Chinhphu.vn) - Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia.

6 điểm mới, nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua

22-1-2024

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với sáu điểm mới, nổi bật được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.