TIN TỨC-SỰ KIỆN

IFPRI hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng sàn giao dịch hàng hóa

Ngày đăng: 11 | 04 | 2024

Sáng 11/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua. Bộ NN-PTNT mong muốn Viện IFPRI cũng như 13 Viện thuộc khối One CGIAR (Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế) thông qua các chương trình sáng kiến đang triển khai tại Việt Nam sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh ngành nông nghiệp Việt Nam luôn là bệ đỡ của nền kinh tế, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và vượt các mục tiêu đề ra. Mặc dù có nhiều bất ổn chính trị, ảnh hưởng dịch bệnh nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, đạt bình quân 7,7%/năm với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt gần 54 tỷ USD.

Giới thiệu về tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết Việt Nam đang triển khai thực hiện "Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050". Năm 2023, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030. Chính phủ cũng phê duyệt đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”.

Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các cam kết tại COP26 thông qua các kế hoạch/chương trình về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp bao gồm cả phát thải khí mêtan. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào một số sáng kiến về Hệ thống lương thực thực phẩm Liên hợp quốc như Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Lương thực, Thực phẩm tại Việt Nam, sáng kiến “100 triệu nông dân chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải và thân thiện với môi trường”…

“Để thực hiện được những Chiến lược, cam kết quốc tế và các sáng kiến vừa nêu, Việt Nam cần phải có nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà còn từ cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, các nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế… huy động sức mạnh tổng thể, cùng chung tay thực hiện ở các quy mô khác nhau, và thực hiện tốt các mục tiêu Việt Nam đề xuất”, Thứ trưởng Hoàng Trung chia sẻ.

Thứ trưởng đề nghị đề nghị IFPRI nghiên cứu, cùng các đối tác Việt Nam xây dựng các dự án hợp tác nghiên cứu, dự báo thị trường nông sản; sàn giao dịch nông sản; chính sách bảo hiểm nông nghiệp, tài chính nông nghiệp theo chuỗi giá trị; hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, tăng trưởng xanh thích ứng biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ NN-PTNT mong muốn IFPRI hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, giảm thất thoát và lãng phí lương thực, kiểm soát dịch bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng, đất đai và nước; tăng cường năng lực và truyền thông.

Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) Johan Frans M.SWINNEN cho biết Viện IFPRI tại Việt Nam đang nỗ lực hướng tới các can thiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực. 

Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) Johan Frans M.SWINNEN cho biết Viện IFPRI tại Việt Nam đang nỗ lực hướng tới các can thiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực. 

Về phía Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI), Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN gửi lời chúc mừng tới Bộ NN-PTNT với đề án “1 triệu ha lúa” được phê duyệt, đóng góp vào bảo đảm an ninh lương thực.

Tổng Giám đốc IFPRI cho rằng các viện nghiên cứu quốc tế nếu chỉ có nghiên cứu chính sách chung mà thiếu quan hệ hợp tác sẽ không thể bám sát nhu cầu thực tế của các quốc gia.

Ông Johan cho biết, với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, IFPRI đã thực hiện một số nghiên cứu nhằm thúc đẩy cung cấp lương thực bền vững, chống chịu biến đổi khí hậu, khuyến khích chế độ ăn uống và dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng, xây dựng thị trường, hệ thống thương mại, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp và nông thôn…

“Viện IFPRI tại Việt Nam đang nỗ lực hướng tới các can thiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực thông qua các chương trình về suy dinh dưỡng ở trẻ em, chuỗi giá trị và các nguy cơ biến đổi khí hậu”, ông Johan chia sẻ.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD).

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD).

Trong thời gian tới, IFPRI sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam với những nghiên cứu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và đạt các mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra, IFPRI cũng có hoạt động cụ thể liên quan đến chuỗi giá trị, đặc biệt là tài chính trong chuỗi giá trị trong nông nghiệp. Viện sẽ phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) trong vấn đề này.

Về phát triển sàn giao dịch hàng hóa, phía IFPRI đã có kinh nghiệm hỗ trợ Ethiopia thiết lập sàn giao dịch từ năm 2008, ông Johan cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong vấn đề này.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Trung chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD). Hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu, bổ sung kiến thức và các vấn đề liên quan đến chính sách và các vấn đề quan trọng khác về an ninh lương thực, dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp. Kết quả của hợp tác dự kiến sẽ tập trung vào các giải pháp đổi mới nhằm giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng, đồng thời giảm tác động đến môi trường của nông nghiệp và được sử dụng như hàng hóa công quốc tế.

 
https://nongnghiep.vn/ifpri-ho-tro-bo-nn-ptnt-xay-dung-san-giao-dich-hang-hoa-d382220.html

NỘI DUNG KHÁC

UAV, robot thay thế nông dân

25-3-2024

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ năm 1950 đến 2000, số lượng lao động làm thuê trong trang trại đã giảm hơn 50%.

Hồ tiêu: Giảm diện tích, giảm sản lượng

25-3-2024

Là cây trồng thế mạnh tại vùng Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam bộ, nhưng hồ tiêu hiện vấp phải sự cạnh tranh không nhỏ từ sầu riêng, cà phê.

Nông nghiệp thương hiệu – con đường tương lai của nông nghiệp hiện đại

25-3-2024

Thúc đẩy chuyển đổi phương thức phát triển nông nghiệp thông qua xây dựng thương hiệu nông sản sẽ tác động đến chất lượng nông sản và thu nhập của người nông dân.

Thế hệ nông dân mới đang hình thành?

25-3-2024

Vừa qua, đoàn công tác của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Một trong số đó là mô hình trồng dâu tây sạch kết hợp du lịch tại Tả Phìn. Một nhóm bạn trẻ đã học xong đại học cùng nhau thành lập trang trại, học hỏi kiến thức nông nghiệp và đầu tư các công nghệ tiên tiến để trồng dâu sạch. Họ thành lập Hợp tác xã Thắng Lợi và đã đầu tư 3 tỷ đồng để xây dựng vườn lưới và nhận chuyển giao kỹ thuật trồng cây (dâu tây Hana của Nhật và cà chua) giá thể và tưới nhỏ giọt.

Chuyến thăm và làm việc tại với Cơ quan phát triển nông nghiệp và lương thực – Ai-len của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 27/02/2024

25-3-2024

Ngày 26/02 đến 01/3/2024, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm lãnh đạo và chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Chăn nuôi và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã có chuyến thăm và làm việc tại Ai-len để học hỏi kinh nghiệm về chính sách, chiến lược và các mô hình về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển và ứng dụng các công nghệ trong quản lý ngành chăn nuôi. Ai-len là quốc gia đi đầu trong xây dựng các kế hoạch và chương trình thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và cũng là quốc gia có nhiều thành công trong phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Ai-len là một trong những quốc gia đảm bảo an ninh lương thực hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 (năm 2022), có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 4,5 triệu ha, 135.037 trang trại/hộ sản xuất với quy mô trung bình là 33,4 ha. 90% sản lượng nông nghiệp sản xuất ra được xuất khẩu đến hơn 170 quốc gia, với 5 nhóm ngành có xuất khẩu lớn nhất bao gồm: Sữa (33%), Bò thịt và thịt bò (16%), Đồ uống (11%), Thịt lợn (6%), Lâm nghiệp (4%). Sản xuất thực phẩm là ngành bản địa lớn nhất của Ai-len, chiếm tới 6,6% thu nhập quốc dân, tạo ra 7% việc làm cho quốc gia.

Hội thảo “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”

18-3-2024

Ngày 14/3/2024, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững Ireland đã tổ chức cuộc họp tham vấn kỹ thuật về “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam”. Cuộc họp được thực hiện nhằm thúc đẩy việc triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Kế hoạch hành động). Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong Chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm giai đoạn 2023-2028.

Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030

19-3-2024

Ngày 18/03/2024 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Mục tiêu của hội thảo là trình bày kết quả Báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030. Báo cáo này nhằm làm rõ các ưu tiên, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.

Ngoài tiền bán lúa, nông dân còn có thêm 100 USD/ha khi bán tín chỉ các bon

15-3-2024

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, theo tính toán ban đầu, khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, ngoài tiền lời từ việc bán lúa, nông dân có khả năng được thêm 100 USD/ha từ việc bán tín chỉ các bon.

Sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới và quy trình xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

12-3-2024

Ngày 01/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 211). Tiếp đó, ngày 07/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 03). Một số điểm chính của hai Quyết định này như sau:

Tác động của Biến đổi khí hậu lên người nghèo, phụ nữ và người trẻ ở khu vực nông thôn

12-3-2024

Ngày 5/3/2023, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc mới công bố một báo cáo về tác động của biến đối khí hậu lên các nhóm đối tượng là người nghèo, phụ nữ và trẻ em ở khu vực nông thôn. Báo cáo có tựa đề “The unjust climate” (tạm dịch là “Khí hậu không công bằng”). Theo báo cáo, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng không cân đối đến thu nhập của phụ nữ nông thôn, người sống trong nghèo đói và người cao tuổi vì khả năng thích ứng với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của các nhóm đối tượng này không đồng đều