TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hồ tiêu: Giảm diện tích, giảm sản lượng

Ngày đăng: 25 | 03 | 2024

Là cây trồng thế mạnh tại vùng Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam bộ, nhưng hồ tiêu hiện vấp phải sự cạnh tranh không nhỏ từ sầu riêng, cà phê.

Xuất khẩu hồ tiêu mang về cho Việt Nam gần 1 tỷ USD trong năm 2023.

Xuất khẩu hồ tiêu mang về cho Việt Nam gần 1 tỷ USD trong năm 2023.

Sản lượng thấp nhất trong vòng 10 năm

Theo Bộ NN-PTNT, diện tích hồ tiêu cả nước năm 2023 đạt 115.000ha, giảm 4,2% so với năm 2022 và giảm 24,3% so với năm có diện tích cao nhất là năm 2017 khoảng 151.900 hạ.

Theo quy hoạch của ngành nông nghiệp, dự kiến diện tích hồ tiêu có thể giảm xuống còn khoảng 110.000ha trong thời gian tới. Nguyên nhân giảm chủ yếu do ảnh hưởng thời tiết, sâu bệnh hại và giá tăng mạnh của một số mặt hàng nông sản khác như sầu riêng, cà phê trong thời gian vừa qua. 

Hiện người nông dân tại nhiều địa phương có thế mạnh về hồ tiêu đã chuyển đổi sang cây trồng khác. 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai vẫn là vùng nguyên liệu chính, chiếm 63,5% về diện tích. 

Còn lại, khu vực miền Đông Nam bộ chiếm khoảng 29,1% diện tích hồ tiêu, tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tỉnh khác có diện tích hồ tiêu lớn như Quảng Trị (2.100ha), Lâm Đồng (2.000ha)...

Sau khi đạt mức kỷ lục 290.000 tấn vào năm 2019, sản lượng hồ tiêu Việt Nam liên tục giảm qua các năm. Năm 2023, sản lượng nhích một chút, lên 190.000 tấn (tăng hơn 3,8%) so với 183.000 tấn năm 2022.

Năm 2024, trước những khó khăn của biến đổi khí hậu, giá hồ tiêu được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp kéo dài. Đồng thời, giá các loại nông sản khác tăng lên sẽ gây áp lực giảm diện tích canh tác, trong khi năng suất hồ tiêu cũng bị giảm do đầu tư chăm sóc và duy trì vườn tiêu ở mức cầm chừng.

Dự kiến, sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2024 đạt 170.000 tấn và đây có thể là mức sản lượng thấp nhất trong vòng 10 năm qua, kể từ năm 2015.

Hiện Đắk Nông tiếp tục là tỉnh có sản lượng lớn nhất, chiếm 41,2% sản lượng. Tiếp theo là Đắk Lắk chiếm 28,2%. Tính chung, 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm chiếm khoảng 97,1% sản lượng cả nước.

Hồ tiêu những năm qua chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các nông sản khác như sầu riêng, cà phê.

Hồ tiêu những năm qua chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các nông sản khác như sầu riêng, cà phê.

Giá xuất khẩu đảo chiều vào cuối năm

Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 264.094 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 236.148 tấn, tiêu trắng đạt 27.946 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 906,5 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 770,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 135,9 triệu USD. So với năm 2022, lượng xuất khẩu tăng 13,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 8%.

Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen đạt 3.585 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.091 USD/tấn. So với năm 2022, giá xuất khẩu tiêu đen đạt 3.591 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.095 USD/tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong năm 2023 gồm Olam 20.306 tấn, chiếm 7,7%, giảm 30,3% so với năm 2022. Tiếp theo là Nedspice 9.187 tấn, chiếm 7,3% tăng 13,9%; Trân Châu 16.538 tấn, chiếm 6,3%, giảm 35,7%; Phúc Sinh 15.802 tấn, chiếm 6%, tăng 6,6%, Haprosimex JSC 10.927 tấn, chiếm 4,1%, giảm 14%.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu bao gồm Nedspice 3.652 tấn, Olam 3.350 tấn, Trân Châu 2.305 tấn, Liên Thành 2.010 tấn và Phúc Sinh 1.882 tấn.

Châu Á là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 52,7% và so với năm 2022 lượng xuất khẩu tăng 29,6%. Đứng đầu là Trung Quốc đạt 60.135 tấn, chiếm 22,8% thị phần xuất khẩu của Việt Nam và tăng 174,0%. Tiếp theo là Ấn Độ 12.812 tấn, chiếm 4,9%, tăng 4,2%; UAE 12.132 tấn, chiếm 4,6%, giảm 24,7%; Philippine 8.021 tấn, chiếm 3%, tăng 27,5%.

Khu vực châu Mỹ đứng thứ hai về thị phần xuất khẩu, chiếm 22,8% và tăng 0,3%, trong đó riêng Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của hồ tiêu Việt Nam đạt 54 .271 tấn, chiếm 20,5%, giảm 0,8% so với năm ngoái.

Xuất khẩu sang các thị trường châu Âu chiếm 19,5%, giảm 1,4% so với năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Đức 9.216 tấn, chiếm 3,5% giảm 4,5%; Hà Lan 7.946 tấn, chiếm 3,0% giảm 1,9%; Nga 5.490 tấn, chiếm 2,1% giảm 12,7%; Anh 4.923 tấn, chiếm 1,9% giảm 3,0%. Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Tây Ban Nha tăng trong khi xuất khẩu sang Ireland giảm 75,8%, đạt 1.194 tấn.

Xuất khẩu sang châu Phi tăng 7,8% trong đó Ai Cập đạt 4.247 tấn, tăng 23,5%; Nam Phi 2.408 tấn, tăng 17,0%; Senegal 2.372 tấn, tăng 41,1%... Các thị trường xuất khẩu tiêu trắng chủ yếu là Hoa Kỳ 3.759 tấn, Đức 3.324 tấn, Trung Quốc 2.828 tấn, Hà Lan 2.663 tấn, và Thái Lan 2.307 tấn.

Giá trung bình nội địa vào đầu năm 2023 đạt 57.000 đồng/kg và đứng ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Giá tăng vào cuối quý I/2023 nhưng không có nhiều thay đổi cho đến tháng 11/2023. Bước vào tháng 12, giá hồ tiêu liên tục tăng, có thời điểm lên đến 86.000 đồng/kg, kéo theo giá trung bình cả tháng đạt 81.000 đồng/kg, tăng 42% so với với thời điểm đầu năm.

Nguyên nhân giá cuối năm tăng một phần do lượng hàng tồn kho không còn nhiều. Thị trường Hoa Kỳ bất ngờ tiêu thụ mạnh vào 3 tháng cuối năm, nhất là tháng 12 là tháng nhập khẩu cao nhất đạt trên 6.200 tấn. Đây có thể là các đơn hàng giao trước khi kết thúc năm nên bắt buộc phải mua hàng, kết hợp vụ mùa thu hoạch chậm ở Đắk Nông khiến lượng hàng bị thiếu hụt dẫn tới giá nội địa tăng.

Việc giá nội địa tăng cũng kéo theo giá xuất khẩu tiêu đen và tiêu trắng tăng theo, tính bình quân giá xuất khẩu tiêu đen cuối năm tăng 5% và giá tiêu trắng tăng 1,9%.

Ở chiều nhập khẩu, năm 2023 Việt Nam đã nhập khẩu 26.538 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 24.903 tấn, tiêu trắng đạt 1.635 tấn. So với năm 2022, lượng nhập khẩu giảm 27,7%.

Các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu gồm Olam Việt Nam 9.127 tấn, chiếm 34,4% thị phần và giảm 16,0% so với năm trước. Tiếp theo là Trân Châu 4.223 tấn, chiếm 15,9% tăng 19,3%; Liên Thành 2.214 tấn, chiếm 8,3% tăng 28,1%; Gia vị Sơn Hà 2.056 tấn, chiếm 7,7% tăng 38,6% và KSS Việt Nam 2.000 tấn, chiếm 7,5%, giảm 18,8%.

Nguồn nhập khẩu chính từ Brazil 16.598 tấn, chiếm 62,5% tăng 31,6% so với năm ngoái. Campuchia 3.763 tấn, chiếm 14,2% và giảm 71,7%; Indonesia 3.237 tấn, chiếm 12,2% và giảm 43,8%.

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong hơn 20 năm qua. Hồ tiêu của Việt Nam hiện xuất khẩu đi hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời chiếm lĩnh nhiều thị trường quan trọng.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 3 năm gần nhất xuất khẩu hồ tiêu thường đạt đỉnh trong vòng 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 7. Tháng 3/2023 ghi nhận đến 36.000 tấn sản phẩm xuất khẩu.

Bảo Thắng

https://nongnghiep.vn/tri-thuc-nong-dan/ho-tieu-giam-dien-tich-giam-san-luong-d378336.html

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp thương hiệu – con đường tương lai của nông nghiệp hiện đại

25-3-2024

Thúc đẩy chuyển đổi phương thức phát triển nông nghiệp thông qua xây dựng thương hiệu nông sản sẽ tác động đến chất lượng nông sản và thu nhập của người nông dân.

Thế hệ nông dân mới đang hình thành?

25-3-2024

Vừa qua, đoàn công tác của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Một trong số đó là mô hình trồng dâu tây sạch kết hợp du lịch tại Tả Phìn. Một nhóm bạn trẻ đã học xong đại học cùng nhau thành lập trang trại, học hỏi kiến thức nông nghiệp và đầu tư các công nghệ tiên tiến để trồng dâu sạch. Họ thành lập Hợp tác xã Thắng Lợi và đã đầu tư 3 tỷ đồng để xây dựng vườn lưới và nhận chuyển giao kỹ thuật trồng cây (dâu tây Hana của Nhật và cà chua) giá thể và tưới nhỏ giọt.

Chuyến thăm và làm việc tại với Cơ quan phát triển nông nghiệp và lương thực – Ai-len của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 27/02/2024

25-3-2024

Ngày 26/02 đến 01/3/2024, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm lãnh đạo và chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Chăn nuôi và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã có chuyến thăm và làm việc tại Ai-len để học hỏi kinh nghiệm về chính sách, chiến lược và các mô hình về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển và ứng dụng các công nghệ trong quản lý ngành chăn nuôi. Ai-len là quốc gia đi đầu trong xây dựng các kế hoạch và chương trình thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và cũng là quốc gia có nhiều thành công trong phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Ai-len là một trong những quốc gia đảm bảo an ninh lương thực hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 (năm 2022), có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 4,5 triệu ha, 135.037 trang trại/hộ sản xuất với quy mô trung bình là 33,4 ha. 90% sản lượng nông nghiệp sản xuất ra được xuất khẩu đến hơn 170 quốc gia, với 5 nhóm ngành có xuất khẩu lớn nhất bao gồm: Sữa (33%), Bò thịt và thịt bò (16%), Đồ uống (11%), Thịt lợn (6%), Lâm nghiệp (4%). Sản xuất thực phẩm là ngành bản địa lớn nhất của Ai-len, chiếm tới 6,6% thu nhập quốc dân, tạo ra 7% việc làm cho quốc gia.

Hội thảo “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”

18-3-2024

Ngày 14/3/2024, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững Ireland đã tổ chức cuộc họp tham vấn kỹ thuật về “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam”. Cuộc họp được thực hiện nhằm thúc đẩy việc triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Kế hoạch hành động). Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong Chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm giai đoạn 2023-2028.

Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030

19-3-2024

Ngày 18/03/2024 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Mục tiêu của hội thảo là trình bày kết quả Báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030. Báo cáo này nhằm làm rõ các ưu tiên, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.

Ngoài tiền bán lúa, nông dân còn có thêm 100 USD/ha khi bán tín chỉ các bon

15-3-2024

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, theo tính toán ban đầu, khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, ngoài tiền lời từ việc bán lúa, nông dân có khả năng được thêm 100 USD/ha từ việc bán tín chỉ các bon.

Sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới và quy trình xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

12-3-2024

Ngày 01/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 211). Tiếp đó, ngày 07/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 03). Một số điểm chính của hai Quyết định này như sau:

Tác động của Biến đổi khí hậu lên người nghèo, phụ nữ và người trẻ ở khu vực nông thôn

12-3-2024

Ngày 5/3/2023, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc mới công bố một báo cáo về tác động của biến đối khí hậu lên các nhóm đối tượng là người nghèo, phụ nữ và trẻ em ở khu vực nông thôn. Báo cáo có tựa đề “The unjust climate” (tạm dịch là “Khí hậu không công bằng”). Theo báo cáo, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng không cân đối đến thu nhập của phụ nữ nông thôn, người sống trong nghèo đói và người cao tuổi vì khả năng thích ứng với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của các nhóm đối tượng này không đồng đều

Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 47%: Ngáng trở xuất khẩu

12-3-2024

Một trong những khó khăn trong việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) lở mồm long móng (LMLM) để có thể xuất khẩu sang Trung Quốc là tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn khoảng 47%.

Bàn chuyện hậu xây dựng nông thôn mới

12-3-2024

Xây dựng nông thôn mới là chương trình nhận được sự vào cuộc mạnh mẽ nhất của hệ thống chính trị và tạo chuyển biến toàn diện nhất ở khu vực nông thôn. Chương trình nào rồi cũng sẽ kết thúc nhưng phát triển nông thôn bền vững không có điểm dừng. Vì vậy, hậu xây dựng nông thôn mới là câu chuyện đáng bàn.

Nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

12-3-2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 171/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030