TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kể cho người tiêu dùng nghe câu chuyện về hải sản Na Uy

Ngày đăng: 07 | 06 | 2024

Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á: ‘Nếu có thông tin không đúng về hải sản Na Uy, chúng tôi có một tổ chức giải quyết những khủng hoảng này, đưa ra sự thật’.

Na Uy là động lực khởi nguồn cho nuôi biển Việt Nam

Chiều 5/6, tại Hà Nội, Đại sứ quán Na Uy và Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức cuộc họp “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển thương hiệu quốc gia cho nuôi biển Việt Nam”.

Chia sẻ tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết: Để xây dựng được thương hiệu cho con cá hồi, Na Uy đã phải trải qua một quá trình tổ chức thành công ngành nuôi biển, từ một ngành nhỏ lẻ đã phát triển thành quy mô công nghiệp có thương hiệu, đáp ứng được tất cả yêu cầu khắt khe nhất của nhiều thị trường trên thế giới.  

Phó Đại sứ Na Uy Mette Møglestue và Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chủ trì cuộc họp. Ảnh: Hồng Thắm.

Phó Đại sứ Na Uy Mette Møglestue và Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chủ trì cuộc họp. Ảnh: Hồng Thắm.

Bên cạnh đó, Na Uy cũng đã có thời gian dài hợp tác với Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm. Na Uy chính đ là động lực khởi nguồn cho nuôi biển Việt Nam.

“Trong giai đoạn mới, mong muốn Na Uy tiếp tục hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam xây dựng được những tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, từ đó làm tiền đề hỗ trợ cho phát triển nuôi biển Việt Nam. Mong muốn của chúng tôi là từ những định mức, quy định đó để làm căn cứ cho các thành phần kinh tế khác tham gia như bảo hiểm, vay vốn, những hoạt động kinh tế khác có thể tham gia vào lĩnh vực hỗ trợ cho nuôi biển Việt Nam”, ông Luân nhấn mạnh.

Bà Mette Møglestue, Phó Đại sứ Na Uy cho biết: Na Uy là quốc gia hàng đầu trên thế giới về ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản với giá trị cốt lõi là phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

“Chúng tôi đánh giá cao các mục tiêu của Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm giảm cường độ khai thác và tăng cường nuôi trồng thủy sản trên biển ở những khu vực phù hợp như đã đặt ra trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhìn từ Na Uy, Việt Nam đang ở vị thế tốt để tham gia vào giá trị toàn cầu, khai thác tiềm năng và sử dụng tài nguyên đại dương một cách có trách nhiệm và bền vững”, bà Mette Møglestue nói.

Theo Phó Đại sứ Na Uy Mette Møglestue: "Là quốc gia xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới, Na Uy và Việt Nam hiểu rõ một thương hiệu quốc gia mạnh, cùng với các yếu tố khác như chất lượng, giá trị dinh dưỡng, các thông lệ nuôi trồng và đánh bắt bền vững… đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu của các sản phẩm thủy, hải sản. Chúng tôi rất vui vì đại diện của Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) ngày hôm nay sẽ chia sẻ câu chuyện cá hồi Na Uy cũng như thương hiệu Seafood from Norway - Hải sản đến từ Na Uy”.

“Tôi hi vọng những thông tin này có thể giúp ích cho Việt Nam. Na Uy luôn sẵn sàng tiếp tục chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình Việt Nam xây dựng một thương hiệu quốc gia mạnh cho nuôi biển và các các sản phẩm thủy, hải sản xuất khẩu”, Phó Đại sứ Na Uy khẳng định.

Thiên nhiên, con người và phát triển bền vững

Ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản (Cục Thủy sản) cho hay, định hướng phát triển thương hiệu của Việt Nam cho nuôi biển là xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu (trong nước và quốc tế); định vị và quảng bá thương hiệu; bảo vệ và phát triển thương hiệu.

Để đạt được điều này, ông Thế Anh đưa ra một số nhiệm vụ trong thời gian tới như: Chuyển đổi tư duy sản xuất từ tư duy kinh kế đơn giá trị sang đa giá trị; tổ chức lại ngành hàng nuôi biển; đẩy mạnh liên kết hợp tác, tạo dựng chuỗi giá trị nuôi biển; sản xuất gắn với tiêu chuẩn thị trường, tạo ra thương hiệu cho những dòng sản phẩm từ biển.

TS Asbjørn Warvik Rørtveit, Giám đốc Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) khu vực Đông Nam Á chia sẻ, Na Uy là quốc gia có giá trị xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới. Ảnh: Hồng Thắm.

TS Asbjørn Warvik Rørtveit, Giám đốc Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) khu vực Đông Nam Á chia sẻ, Na Uy là quốc gia có giá trị xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới. Ảnh: Hồng Thắm.

TS Asbjørn Warvik Rørtveit, Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á chia sẻ, ngành hải sản Na Uy còn non trẻ, mới chỉ 50 tuổi. Trong 50 năm đó đã sản xuất được nhiều loài cá cung cấp cho hơn 20 triệu người trên toàn cầu.

Na Uy là quốc gia có giá trị xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới, đạt 172 tỷ NOK, với khối lượng xuất khẩu 2,8 triệu tấn. Hiện nay hải sản Na Uy đã có mặt ở 153 thị trường trên toàn cầu. Cá hồi là loài hải sản xuất khẩu quan trọng nhất của Na Uy, chiếm hơn 71,3% tổng sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra còn có cá tuyết, cá saba, cá trích, cá tuyết đen… Điểm nhấn của hải sản Na Uy là hướng tới các sản phẩm có nguồn gốc.

TS Asbjørn Warvik Rørtveit bật mí một số “bí quyết” để ngành hải sản Na Uy đạt được những thành công như vậy, chẳng hạn như việc mời cầu thủ bóng đá nổi tiếng người Na Uy Erling Haaland trở thành Đại sứ toàn cầu cho hải sản Na Uy hay đặt mục tiêu gia tăng giá trị của hải sản Na Uy thông qua việc gia tăng nhu cầu và kiến thức về hải sản Na Uy đến với thị trường.

Na Uy đánh giá cao các mục tiêu của Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm giảm cường độ khai thác và tăng cường nuôi trồng thủy sản trên biển ở những khu vực phù hợp. Ảnh: Hồng Thắm.

Na Uy đánh giá cao các mục tiêu của Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm giảm cường độ khai thác và tăng cường nuôi trồng thủy sản trên biển ở những khu vực phù hợp. Ảnh: Hồng Thắm.

Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á đặt câu hỏi: “Tại sao các bạn lại chọn hải sản Na Uy”. Ông đưa ra gợi ý nên “kể câu chuyện về hải sản Na Uy, hải sản đến từ đâu, có nguồn gốc thế nào, khi người tiêu dùng biết rõ điều này sẽ hiểu hơn về giá trị của nó. Vai trò của truyền thông rất quan trọng".

“Cần hướng tới con người và tính bền vững. Làm thế nào để đảm bảo tính bền vững sau hơn 1.000 năm. Điều quan trọng ở đây không chỉ là kể câu chuyện mà phải là câu chuyện thật. Nhất quán trong câu chuyện mình kể”, Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á nói.

TS Asbjørn Warvik Rørtveit chia sẻ thêm, muốn tập trung xây dựng thương hiệu hiệu quả, một trong những yếu tố chủ chốt thành công chính là marketing, đây là khâu cuối của chuỗi giá trị. Tuy nhiên cần hiểu rõ về toàn chuỗi giá trị, hiểu rõ câu chuyện mà chúng ta muốn chia sẻ.

Ông nhấn mạnh "3 cốt lõi truyền thông" mà NSC sử dụng để quảng bá hình ảnh của hải sản Na Uy đến người tiêu dùng chính là thiên nhiên, con người và phát triển bền vững.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy, Hội đồng Hải sản Na Uy để giúp ngành nuôi biển Việt Nam phát triển, khai thác được tiềm năng kinh tế biển, qua đó cải thiện đời sống cho bà con sống ở ven biển tốt hơn. Đây cũng là điều kiện để giảm khai thác ven bờ, tăng quá trình bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản và giúp cho đại dương của chúng ta sạch hơn".

https://nongnghiep.vn/ke-cho-nguoi-tieu-dung-nghe-cau-chuyen-ve-hai-san-na-uy-d388705.html

NỘI DUNG KHÁC

Nỗ lực “làm mới” hợp tác xã nông nghiệp

5-6-2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã hiện hành với nhiều điểm mới giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Tại Đà Nẵng, các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã hoạt động có hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kinh tế hộ, song quá trình phát triển cũng gặp nhiều khó khăn...

Viết tiếp câu chuyện vốn liếng

23-5-2024

Viết tiếp là vì đề tài này đã viết cách đây gần 5 năm nhưng giờ đọc lại vẫn thấy còn nhiều điều cần trao đổi thêm. Viết tiếp là vì vừa nhận được thông tin một vài doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí có thể ngưng hoạt động, do gánh nặng lãi suất, vốn liếng cứ thiếu trước hụt sau.

Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị tổ chức nước ngoài đăng ký trước

22-5-2024

Thuốc lá Vinataba, cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương… đã bị đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trước ở Mỹ do doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng bảo hộ.

Các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc kéo dài thời gian làm việc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản

23-5-2024

Hai cửa khẩu có lượng thông quan xe chở hoa quả tươi lớn là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh đều làm việc cả ngày thứ 7 và Chủ nhật. Các đơn vị chức năng cũng thống nhất với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan đến 20h, có cửa khẩu kéo dài đến 21h hằng ngày để nâng cao hiệu suất thông quan...

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Quá trình và một số vấn đề (Kỳ 2)

17-5-2024

Quá trình áp dụng bảo hiểm tại Việt Nam trước năm 2018
Bảo hiểm nông nghiệp được bắt đầu thực hiện tại Việt Nam từ năm 1982 và đã trải qua 4 lần thí điểm khác nhau được thực hiện bởi Nhà nước, cùng với một số thí điểm nhỏ của các doanh nghiệp tại một số địa phương nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1982-1984 tại hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh, tỉnh Nam Định và thường thất bại do nông dân không tiếp tục tham gia. Sau đó, thí điểm lần thứ 2 được thực hiện vào năm 1987 nhưng phải dừng lại do quá trình cải cách nông nghiệp (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). “Bảo hiểm nông nghiệp Nhà nước” phát triển mạnh mẽ nhất trong lần thí điểm lần thứ ba giai đoạn 1993 – 1998 cho cây lúa trên quy mô 12 tỉnh (1993), và 16 tỉnh (1996), với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan bao gồm Bộ Tài chính, công ty Bảo Việt và các chính quyền địa phương, bao gồm cả thí điểm mức hỗ trợ phí bảo hiểm 20% tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, lần thí điểm này tiếp tục phải dừng lại khi tỷ lệ bồi thường cao (110%), chi phí vận hành doanh nghiệp quá cao và quy mô thị trường cũng bị thu hẹp dần (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). Tiếp đó, với sự ra đời của Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, khái niệm “Bảo hiểm thương mại” đã ra đời và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp với các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm giai đoạn này rất nhỏ và chỉ dừng lại ở mức thí điểm và không được nhân rộng.

Khảo sát, kết nối thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại Hoa Kỳ

15-5-2024

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn có chuyến thăm, làm việc tại bang California, Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy giao thương nông lâm thủy sản.

Thủ tướng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện thị trường carbon

14-5-2024

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án, theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 2/5.

Đa giá trị trong sản xuất lúa gạo nhằm tăng thu nhập của người nông dân

7-5-2024

Câu chuyện thành công của ngành lúa gạo nói chung và của xuất khẩu gạo nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, với tổng khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 22,2% nhưng tăng tới 34,7% về giá trị. Điều này đã cho thấy những thành công trong nỗ lực cải thiện giá trị của nông sản Việt Nam nói chung và thu nhập của nông dân sản xuất lúa gạo nói riêng.

“Cho vay theo chuỗi giá trị” hỗ trợ người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính chính thức

7-5-2024

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á”.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

2-5-2024

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Có rừng là có tín chỉ carbon?

26-4-2024

Mặc dù rừng tạo ra kết quả giảm phát thải bằng quá trình hấp thụ và lưu giữ carbon, nhưng rất khó để đưa rừng vào thị trường mua bán phát thải.

80% hợp tác xã phải vay vốn phi chính thức và tín dụng đen

25-4-2024

Đó là thông tin từ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố tại hội thảo 'Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể'.