TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuân Lộc, mốc son xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 07 | 06 | 2024

Huyện Xuân Lộc từng là vùng đất lửa trong chiến tranh với lịch sử hào hùng của quân và dân để mở tung cánh cửa thép phía Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Thời bình, địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong sản xuất, đạt được danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chọn huyện thuần nông Xuân Lộc với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn làm mô hình điểm.

Các đại biểu trung ương và địa phương thăm mô hình chế biến sầu riêng xuất khẩu tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc.

Các đại biểu trung ương và địa phương thăm mô hình chế biến sầu riêng xuất khẩu tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc. Ảnh:B.Nguyên

Năm 2014, Xuân Lộc là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện NTM đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn này. Xuân Lộc tiếp tục giữ vững vị trí là lá cờ đầu hậu xây dựng NTM khi là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn huyện NTM nâng cao với nhiều thành quả nổi bật.

Những mốc son

Những chiến công vang dội của quân, dân Xuân Lộc trong kháng chiến được Đảng, Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1999. Thời bình, Xuân Lộc tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong sản xuất, đạt được danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vào năm 2011.

Xuân Lộc bắt tay vào xây dựng NTM với điểm xuất phát thấp là huyện thuần nông, hạ tầng lạc hậu, phát triển sản xuất khó vì nguồn nước khan hiếm, đất đai cằn cỗi. Đảng bộ, chính quyền Đồng Nai chọn Xuân Lộc làm mô hình điểm để triển khai thực hiện NTM với phương châm “Xuân Lộc phải đi từ đất, từ lao động đi ra và lấy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn để đi lên”.

Sáng nay 3-6, Lễ công bố huyện Xuân Lộc đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh. Dự kiến có khoảng 500 khách mời tham dự đến từ các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã và đại diện các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong xây dựng NTM.

Dịp này, Đồng Nai sẽ tổ chức các gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, nhất là các sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh để thể hiện được thành quả đã đạt được trong phát triển sản xuất gắn với quá trình xây dựng NTM.

Không phụ sự kỳ vọng, năm 2014, Xuân Lộc là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện NTM. Năm 2018, Xuân Lộc là 1 trong 4 huyện của cả nước được chọn xây dựng huyện NTM kiểu mẫu và là huyện duy nhất làm kiểu mẫu “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018-2025.

Năm 2023, Xuân Lộc về đích huyện NTM nâng cao với những kết quả nổi bật. Tiêu biểu về hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, phục vụ đa mục tiêu, kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng, miền. Hệ thống trường học 100% đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trong đó gần 98,5% trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống lưới điện phủ kín các khu vực trên địa bàn huyện, đáp ứng thường xuyên, ổn định cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt dân cư, tỷ lệ số hộ sử dụng điện từ các nguồn trên địa bàn đạt hơn 99%. Thiết chế văn hóa phát triển đồng bộ từ huyện đến các xã, ấp. Đến nay, tỷ lệ người dân 14/14 xã tham gia bảo hiểm y tế đạt cao với trên 97% tổng dân số. Huyện cũng thực hiện rất tốt công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Cụ thể, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn đạt 100%, tỷ lệ hộ dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo hướng dẫn, đạt hơn 71% hộ dân. Diện mạo nông thôn, cảnh quan môi trường được thay đổi toàn diện, nổi bật, có nhiều điểm trở thành điểm nhấn trong du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.

Đạt được những thành quả ấn tượng trong xây dựng NTM là nhờ Xuân Lộc đã triển khai nhiều giải pháp đột phá, song song thực hiện 2 nhiệm vụ là vừa duy trì kết quả đạt chuẩn, vừa thực hiện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bài học quý trong quá trình triển khai là sự chủ động, quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Huyện Xuân Lộc vinh dự được Chủ tịch nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng gồm: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1999 và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vào 2011. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập vào năm 2021 (1-7-1991 - 1-7-2021), huyện một lần nữa vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý Huân chương Độc lập hạng Ba.

Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc Nguyễn Thị Cát Tiên cho biết, Xuân Lộc là địa phương thực hiện quyết liệt nhất trong việc luân chuyển cán bộ. Các cấp ủy rất chú trọng công tác xây dựng Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt, vai trò người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị rất quan trọng nên Đảng bộ, chính quyền huyện quyết tâm thay thế cán bộ đứng đầu ở những địa phương chậm chuyển biến trong thực hiện xây dựng NTM. Nhiều địa phương của huyện Xuân Lộc đã thực hiện việc luân chuyển hàng loạt bí thư, chủ tịch xã. Nhờ cách làm này, tình hình xây dựng NTM trên địa bàn các cấp chuyển biến rất nhanh, xóa đi tư tưởng trông chờ, ỷ lại của đội ngũ cán bộ.

Bám sát mục tiêu phát triển bền vững

Là huyện duy nhất của cả nước được chọn làm kiểu mẫu “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” nên xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Xuân Lộc luôn bám sát phát triển sản xuất, xem đây là cái gốc, là cơ sở để đi lên.

Trong xây dựng NTM, địa phương tập trung xây dựng hạ tầng để phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất. Giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, địa phương đi vào chiều sâu như: ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và hiện đang hướng đến xây dựng các chuỗi liên kết và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa...

Thành quả ấn tượng nhất là thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Xuân Lộc đến năm 2023 đạt hơn 90 triệu đồng; riêng khu vực nông thôn đạt hơn 83 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đến cuối năm 2023 huyện chỉ còn hơn 0,5%  hộ nghèo.

Thành quả rõ nét là đến nay, địa phương đã hình thành được những vùng chuyên canh cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Về phát triển chăn nuôi, Xuân Lộc vươn lên trở thành “thủ phủ” chăn nuôi mới của tỉnh theo hướng chăn nuôi công nghệ cao, an toàn gắn với chuỗi liên kết. Nhờ đó, năm 2023, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân của huyện đạt 211,6 triệu đồng/hécta, tăng hơn 96 triệu so với năm 2014 khi Xuân Lộc về đích huyện NTM. Đến nay, toàn huyện có 36 sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm). Toàn huyện có 18 mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mẫu có hiệu quả đạt tất cả các tiêu chí, chỉ tiêu theo yêu cầu đảm bảo mỗi xã có từ 1-2 mô hình nông nghiệp kiểu mẫu.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Văn Gọi, đánh giá về kết quả xây dựng NTM nâng cao của huyện Xuân Lộc, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM Trung ương đều nhất trí công nhận Xuân Lộc đạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Đặc biệt, Trung ương đánh giá cao huyện Xuân Lộc trong xây dựng NTM nâng cao là về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững. Rõ nét là địa phương đã hình thành được những vùng chuyên canh cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Địa phương cũng quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, liên kết tiêu thụ nông - lâm sản… Đây là nền tảng rất quan trọng để huyện Xuân Lộc về đích NTM kiểu mẫu trong thời gian tới.

Bình Nguyên

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh:

Lấy chất lượng sống của người dân làm chuẩn

Xuân Lộc được Chính phủ công nhận huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao không chỉ là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Xuân Lộc, mà còn là niềm tự hào của cả Đồng Nai, khích lệ toàn tỉnh tiếp tục nỗ lực xây dựng NTM ngày càng phát triển thịnh vượng.

Trong hành trình không có điểm dừng xây dựng NTM, nông dân (ND) luôn đóng vai trò chủ thể cũng như là đích đến cuối cùng. Trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương cần đặt mục tiêu thu nhập của người dân cao hơn nhiều so với mức hiện nay; nhìn vào mức sống của người dân nghèo để làm chuẩn đo mức phát triển; phải nỗ lực hơn nữa để ND có đời sống thịnh vượng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi:

Xuân Lộc luôn đi đầu trong xây dựng NTM

Xuân Lộc bắt tay vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp, có nhiều xã nghèo nhưng luôn là địa phương đứng đầu tỉnh trong xây dựng NTM, NTM nâng cao. Đạt được thành quả trên là nhờ cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn huyện cùng đồng lòng tham gia.

Điều đặc biệt đáng tuyên dương là diện mạo của các vùng quê của Xuân Lộc không ngừng thay da đổi thịt, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Huyện đầu tư mạnh, đồng bộ về hạ tầng nông thôn từ hệ thống đường giao thông; hệ thống điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đến các tiêu chí trường học, y tế, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa dân tộc… Bên cạnh đó, huyện cũng đã triển khai quyết liệt, đồng bộ trong đầu tư cho sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc Lê Kim Bằng:

Thành quả từ sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân

Huyện Xuân Lộc không ngừng đạt được những thành tựu ấn tượng trong xây dựng NTM do thực hiện tốt ở cả 2 mặt là cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt và người dân thực sự trở thành chủ thể trong xây dựng NTM vừa là đối tượng được thụ hưởng thành quả.

Đạt được chuẩn NTM nâng cao chỉ là tiền đề, điều kiện để tiếp tục hành trình tiến lên phía trước. Đích đến gần nhất là phải làm sao đầu năm 2025, huyện Xuân Lộc đạt được NTM kiểu mẫu. Yêu cầu về nguồn lực để đầu tư là rất lớn, nhất là trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sản xuất, nhất là thu hút DN đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại, liên kết tiêu thụ nông lâm sản…

Lê Quyên(ghi)

https://baodongnai.com.vn/moi-nong/202406/xuan-loc-moc-son-xay-dung-nong-thon-moi-f5b346b/

NỘI DUNG KHÁC

Kể cho người tiêu dùng nghe câu chuyện về hải sản Na Uy

7-6-2024

Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á: ‘Nếu có thông tin không đúng về hải sản Na Uy, chúng tôi có một tổ chức giải quyết những khủng hoảng này, đưa ra sự thật’.

Nỗ lực “làm mới” hợp tác xã nông nghiệp

5-6-2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã hiện hành với nhiều điểm mới giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Tại Đà Nẵng, các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã hoạt động có hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kinh tế hộ, song quá trình phát triển cũng gặp nhiều khó khăn...

Viết tiếp câu chuyện vốn liếng

23-5-2024

Viết tiếp là vì đề tài này đã viết cách đây gần 5 năm nhưng giờ đọc lại vẫn thấy còn nhiều điều cần trao đổi thêm. Viết tiếp là vì vừa nhận được thông tin một vài doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí có thể ngưng hoạt động, do gánh nặng lãi suất, vốn liếng cứ thiếu trước hụt sau.

Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị tổ chức nước ngoài đăng ký trước

22-5-2024

Thuốc lá Vinataba, cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương… đã bị đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trước ở Mỹ do doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng bảo hộ.

Các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc kéo dài thời gian làm việc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản

23-5-2024

Hai cửa khẩu có lượng thông quan xe chở hoa quả tươi lớn là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh đều làm việc cả ngày thứ 7 và Chủ nhật. Các đơn vị chức năng cũng thống nhất với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan đến 20h, có cửa khẩu kéo dài đến 21h hằng ngày để nâng cao hiệu suất thông quan...

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Quá trình và một số vấn đề (Kỳ 2)

17-5-2024

Quá trình áp dụng bảo hiểm tại Việt Nam trước năm 2018
Bảo hiểm nông nghiệp được bắt đầu thực hiện tại Việt Nam từ năm 1982 và đã trải qua 4 lần thí điểm khác nhau được thực hiện bởi Nhà nước, cùng với một số thí điểm nhỏ của các doanh nghiệp tại một số địa phương nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1982-1984 tại hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh, tỉnh Nam Định và thường thất bại do nông dân không tiếp tục tham gia. Sau đó, thí điểm lần thứ 2 được thực hiện vào năm 1987 nhưng phải dừng lại do quá trình cải cách nông nghiệp (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). “Bảo hiểm nông nghiệp Nhà nước” phát triển mạnh mẽ nhất trong lần thí điểm lần thứ ba giai đoạn 1993 – 1998 cho cây lúa trên quy mô 12 tỉnh (1993), và 16 tỉnh (1996), với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan bao gồm Bộ Tài chính, công ty Bảo Việt và các chính quyền địa phương, bao gồm cả thí điểm mức hỗ trợ phí bảo hiểm 20% tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, lần thí điểm này tiếp tục phải dừng lại khi tỷ lệ bồi thường cao (110%), chi phí vận hành doanh nghiệp quá cao và quy mô thị trường cũng bị thu hẹp dần (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). Tiếp đó, với sự ra đời của Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, khái niệm “Bảo hiểm thương mại” đã ra đời và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp với các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm giai đoạn này rất nhỏ và chỉ dừng lại ở mức thí điểm và không được nhân rộng.

Khảo sát, kết nối thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại Hoa Kỳ

15-5-2024

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn có chuyến thăm, làm việc tại bang California, Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy giao thương nông lâm thủy sản.

Thủ tướng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện thị trường carbon

14-5-2024

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án, theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 2/5.

Đa giá trị trong sản xuất lúa gạo nhằm tăng thu nhập của người nông dân

7-5-2024

Câu chuyện thành công của ngành lúa gạo nói chung và của xuất khẩu gạo nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, với tổng khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 22,2% nhưng tăng tới 34,7% về giá trị. Điều này đã cho thấy những thành công trong nỗ lực cải thiện giá trị của nông sản Việt Nam nói chung và thu nhập của nông dân sản xuất lúa gạo nói riêng.

“Cho vay theo chuỗi giá trị” hỗ trợ người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính chính thức

7-5-2024

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á”.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

2-5-2024

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Có rừng là có tín chỉ carbon?

26-4-2024

Mặc dù rừng tạo ra kết quả giảm phát thải bằng quá trình hấp thụ và lưu giữ carbon, nhưng rất khó để đưa rừng vào thị trường mua bán phát thải.