TIN TỨC-SỰ KIỆN

Các nước xuất khẩu nông nghiệp lo ngại bản đồ phá rừng của EU không chính xác

Ngày đăng: 18 | 07 | 2024

Úc và Brazil cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng dữ liệu không chính xác để lập bản đồ về đất phá rừng nhằm thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR).

Quy định này, có hiệu lực vào cuối năm nay, cấm nhập khẩu vào EU 7 mặt hàng nông nghiệp chính: cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, thịt bò, cao su và gỗ cũng và các sản phẩm phái sinh nếu được sản xuất trên đất rừng bị phá sau năm 2020.

Nhân viên của Công ty công nhệ dữ liệu Meridia Land dùng thiết bị định vị GPS và ứng dụng trên máy tính bảng để lập bản đồ trang trại cà phê ở tỉnh Lampung của Indonesia nhằm chuẩn bị tuân thủ EUDR. Ảnh: Bloomberg

Tờ Financial Times hôm 16-7 dẫn lời người phát ngôn của Đại sứ quán Úc tại EU cho biết, không nên xem bản đồ theo dõi phá rừng của EU là nguồn thông tin duy nhất để xác định đất sản xuất nông nghiệp ở các nước xuất khẩu có phải có nguồn gốc từ đất rừng bị phá hay không. Người phát ngôn nói, bản đồ của EU chỉ nên đóng vai trò là một trong những nguồn thông tin khả thi để các nhà quản lý của EU và cơ quan có thẩm quyền xác định xem nạn phá rừng có xảy ra hay không.

Theo người phát ngôn, có sự khác biệt giữa bản đồ rừng năm 2023 của Úc và bản đồ năm 2020 của Hệ thống quan sát EU về nạn phá rừng và suy thoái rừng. Trong đó, mỗi bên sử dụng các định nghĩa khác nhau về đất rừng.

EUDR định nghĩa đất rừng là đất có diện tích hơn 0,5 hecta với cây cao hơn 5 mét và độ che phủ tán cây trên 10% hoặc cây có thể đạt tới các ngưỡng này. Định nghĩa này không bao gồm đất được sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp hoặc đô thị.

Tuy nhiên, Úc cho rằng, cần phải làm rõ như thế nào được gọi là “đất được sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp”. Do vậy, Úc kêu gọi EU trì hoãn thực hiện EUDR cho đến khi các quy định được hiểu rõ.

EUDR nhằm mục đích ngăn chặn hoạt động tiêu dùng trong khối EU gián tiếp gây ra nạn phá rừng ngoài biên giới bằng cách cấm nhập khẩu các sản phẩm ca cao, đậu nành, dầu cọ, cà phê cao su và thịt bò được sản xuất trên đất rừng khai hoang sau năm 2020. Theo S&P Global, kim ngạch nhập khẩu của EU đối với những hàng hóa này và các sản phẩm phái sinh trị giá khoảng 126 tỉ euro vào năm 2022.

EUDR cũng được áp dụng trong nội bộ các nước EU. Tuy nhiên, 20 nước thành viên EU phản đối quy định này vì cho rằng gánh nặng thủ tục tuân thủ EUDR sẽ gây khó khăn cho nông dân.

Tại một cuộc họp của các Bộ trưởng Nông nghiệp EU hôm 15-7, Áo dẫn đầu sáu nước thành viên EU khác gồm Phần Lan và Hy Lạp, kêu gọi Brussels xem xét lại khung thời gian áp dụng EUDR. Bộ Nông nghiệp Áo cũng đề nghị Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, giải quyết thỏa đáng “những lo ngại nghiêm trọng liên quan đến việc thực hiện EUDR”.

Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) ảnh hưởng đến 7 mặt hàng nông nghiệp gồm dầu cọ, đậu nành, gỗ, cacao, cà phê, thịt bò và cao su. Ảnh: global-traceability.com

Pedro Miguel da Costa e Silva, đại sứ Brazil tại EU, cũng lo ngại bản đồ về đất phá rừng của EU không chính xác. “Khu vực tư nhân của chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp đất trồng ca cao và cà phê bị xác định nhầm là đất rừng”, ông nói.

Ông kêu gọi, các cơ quan quản lý của EU hợp tác với chính phủ của các nhà xuất khẩu hàng nông nghiệp để sử dụng các hệ thống giám sát đất đai địa phương có mức độ chính xác cao hơn nhiều.  Ông cho biết thêm, Brazil có hệ thống giám sát đất đai “hiện đại” được sử dụng miễn phí.

Ông cho rằng, việc EU áp đặt các quy chuẩn châu Âu lên các nước khác mà không có sự hợp tác. Điều này cũng khiến các nhà sản xuất nông nghiệp của Brazil lo ngại về việc sẽ tốn kém hàng triệu euro để thuê các hệ thống đo đạc và định vị từ các công ty tư nhân để tuân thủ EUDR.

Các nguồn tin ngoại giao cho biết, ngoài Úc và Brazil, ít nhất ba nước khác, trong đó có Canada phàn nàn về bản đồ của EU. Úc, Brazil và Colombia nằm trong số các nước cùng với Mỹ kêu gọi EU trì hoãn thực hiện EUDR.

Viện Nghiên cứu Thủy văn, khí tượng và môi trường Colombia cho biết đang theo dõi nạn phá rừng trong nước theo cách tương tự như EU. Nhưng định nghĩa của EU về đất rừng sẽ bao gồm “các khu vực không được coi là đất phá rừng ở Colombia”. Ví dụ như đất sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi từ “thảm thực vật thứ sinh” như thảm cây bụi, rừng thứ sinh (rừng thưa mọc lại sau khi đã khai thác gỗ).

Trong hướng dẫn gửi cho các nước sản xuất nông nghiệp, EC nhấn mạnh, bản đồ là công cụ giúp các công ty đảm bảo tuân thủ EUDR nhưng không bắt buộc sử dụng. Các thông tin khác, chi tiết hơn, có thể sử dụng để xác định khu đất sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, Cao Ủy Môi trường EU, Virginijus Sinkevičius khẳng định, EU không có kế hoạch trì hoãn EUDR.

Theo Financial Times

NỘI DUNG KHÁC

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024

18-7-2024

Việc thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp sẽ thực hiện tại một số tỉnh trong năm 2024. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp.

Nâng cao chuỗi giá trị cà phê để tăng giá trị xuất khẩu

15-7-2024

Những năm gần đây, mặc dù ngành hàng cà phê của nước ta có những bước phát triển nhanh chóng cả về diện tích và sản lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là do là phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, sản xuất chủ yếu là giống cà phê Robusta có giá thấp, thiếu vốn đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê. Vì vậy, để để tăng giá trị xuất khẩu, ngành cà phê phải hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm cà phê, gắn liền với xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê chất lượng cao. Đồng thời, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính cho cả doanh nghiệp và người nông dân để đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê chất lượng cao.

Rabobank dự báo ngành tôm sẽ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2024, nhưng thách thức thị trường toàn cầu cản trở nỗ lực phục hồi

15-7-2024

Mặc dù bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động, Rabobank dự đoán ngành tôm nuôi sẽ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong năm 2024, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN THÁNG 6/2024

15-7-2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 9,5% và thị trường Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 5%.

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI THÁNG 5/2024

15-7-2024

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu được dự báo giảm ở các nước sản xuất chính, trong khi nhu cầu vẫn đang phục hồi mạnh trở lại tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu sau khi sụt giảm vào năm 2023.

Tin Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

2-7-2024

Ngày 02/7/2024, Đảng bộ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị “Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng”.

Triển vọng ngành hàng lúa gạo thế giới tháng 6/2024

26-6-2024

Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2024/2025 dược dự báo đạt mức cao kỷ lục 527,6 triệu tấn, không đổi so với mức dự báo trong tháng 5/2024 nhưng tăng 7,6 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.

Nâng cao năng lực SPS giúp doanh nghiệp tránh bị đào thải

26-6-2024

Sau nhiều năm thai nghén, Đề án nâng cao hiệu quả thực thi SPS được ban hành giữa tháng 6/2024 và được kỳ vọng giúp nông sản Việt tiếp cận với công nghệ thế giới.

Đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với đóng góp của ngành

26-6-2024

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; là bệ đỡ mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc khủng hoảng; là ngành duy nhất tạo ra xuất siêu với mức độ ngày một tăng cao. Cùng với việc đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng nông nghiệp giúp tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định và đây là yếu tố nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp chưa nhận được mức đầu tư tương xứng từ xã hội, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trong tổng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp liên tục giảm. Đầu tư công thấp, khả năng thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp còn hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp.

Tín chỉ carbon, cơ hội và thách thức cho sản xuất nông nghiệp

25-6-2024

Tín chỉ carbon là gì, được sử dụng như thế nào? Bài viết của PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững – Câu chuyện về Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạch, An Giang

20-6-2024

Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang như một nhân tố điển hình về việc đẩy mạnh sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững và liên kết tiêu thụ. Ông Trần Văn Lô Ba- Chủ tịch Hội đồng quản trị- Giám đốc Hợp tác xã chia sẻ những bước đầu của quy trình canh tác lúa ứng dụng cơ giới hóa.

Báo cáo tình hình hình xuất khẩu cà phê thế giới tháng 5/2024

20-6-2024

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới, giá cà phê thế giới giảm trong nửa đầu tháng 5 nhưng tăng mạnh trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng 8,1 triệu bao sau 7 tháng đầu của niên vụ 2023/2024.