TIN TỨC-SỰ KIỆN

Agribank cung ứng vốn tín dụng phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Ngày đăng: 13 | 08 | 2024

VTV.vn - Trong tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu USD thực hiện Đề án phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, Agribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn tín dụng...

Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngay sau khi Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" được ban hành, với sự quyết tâm của các bên tham gia, nhiều địa phương khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã khởi động những mô hình trồng lúa chất lượng cao đầu tiên, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nghiêm ngặt như sử dụng giống xác nhận, áp dụng quản lý nước ướt khô xen kẽ, áp dụng bón phân chuyên vùng chuyên kết hợp bón phân hữu cơ cho lúa…

Để thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký kết Bản ghi nhớ triển khai Chương trình hợp tác cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng thuộc Đề án 01 triệu héc-ta lúa chất lượng cao. Theo đó, Agribank tư vấn, hỗ trợ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ tiền vay, dịch vụ tài chính... phù hợp với mục tiêu Đề án cho các đối tượng tham gia.

Agribank cung ứng vốn tín dụng phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao - Ảnh 1.

Agribank thực hiện tư vấn, hỗ trợ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như dịch vụ tiền gửi, dịch vụ tiền vay, dịch vụ tài chính... phù hợp với mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa cho các đối tượng tham gia.

Đề án phát triển 01 triệu héc-ta lúa chất lượng cao hiện đang được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Đồng Tháp. Các Chi nhánh Agribank trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố thực hiện Đề án đã chủ động tiếp cận, tư vấn, cung cấp thông tin tới các đối tượng tham gia Đề án về chính sách, quy trình, thủ tục tín dụng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời nắm bắt nhu cầu vay vốn và hoàn thiện sản phẩm tín dụng phù hợp.

Agribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn tín dụng thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Agribank đang tham gia cùng Ngân hàng Nhà nước xây dựng chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ Đề án, đối tượng cho vay là cá nhân, hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia liên kết.

Với vai trò NHTM chủ lực trong lĩnh vực "Tam nông", Agribank đang hoàn thiện các điều kiện cần thiết, sẵn sàng nguồn vốn, dịch vụ tài chính ngân hàng đồng hành cùng bà con nông dân tham gia vào đề án phát triển nông nghiệp mới hiện đại, mô hình kiểu mẫu bắt kịp với xu thế phát triển bền vững. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nông sản gắn với giảm phát thải, bền vững trong điều kiện biến động thị trường và xu hướng tiêu dùng; giúp người nông dân liên kết thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Agribank cung ứng vốn tín dụng phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao - Ảnh 2.

Đơn vị này sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Agribank tham gia vào các đề án liên quan đến việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, bền vững, thân thiện với môi trường và giảm phát thải trong quá trình canh tác, thu hoạch và chế biến: Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025; vùng nguyên liệu lúa gạo và trái cây vùng Đồng bằng Sông Cửu Long…

Trong những năm gần đây, Agribank mở rộng đầu tư các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp, phát triển nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; quản lý rủi ro thiên tai; hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp; cấp nước sạch và chống hạn, xâm nhập mặn...

Khẳng định vai trò tiên phong, trách nhiệm đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đồng hành cùng Chính phủ và ngành Ngân hàng trong triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Agribank xác định thúc đẩy tín dụng xanh, thực thi ESG, hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Với vai trò chủ lực cung ứng vốn và dịch vụ tài chính cho khu vực "Tam nông", Agribank quyết tâm triển khai thực hiện các cam kết, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành về thúc đẩy tăng trưởng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.

https://vtv.vn/kinh-te/agribank-cung-ung-von-tin-dung-phat-trien-1-trieu-hec-ta-lua-chat-luong-cao-2024080911491154.htm

NỘI DUNG KHÁC

Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam bằng 40% Thái Lan

13-8-2024

Sáng 7/8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị triển khai xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực ngành NN-PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

EUDR - 5 tháng nữa sẽ biết ai cầu thủ, ai khán giả!

12-8-2024

Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của Châu Âu (EUDR) có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 30/12/2024. Theo đó, cà phê, gỗ và cao su của Việt Nam xuất sang thị trường EU phải được truy xuất nguồn gốc đến từng vườn, không có nguồn gốc từ đất do phá rừng hoặc góp phần vào suy thoái rừng tính từ thời điểm 30/12/2020.

Xuất khẩu thủy sản hồi phục và tăng tốc hướng tới mục tiêu 10 tỷ đô la mỹ

13-8-2024

Trong 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản đối mặt nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của biến động thế giới về chính trị, kinh tế, xã hội, tuy nhiên giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng hơn 6% so với cùng kỳ. Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tốc vào Quý III và Quý IV/2024.

Luật Đất Đai 2024: Những điểm mới và tác động kỳ vọng

13-8-2024

Ngày 18/01/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024, thay thế Luật Đất đai 2013, có hiệu lực từ ngày 01/08/2024. Luật mới có nhiều điểm đổi mới quan trọng, được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã thể chế nhiều nội dung mới mang tính chất đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai; giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ: Những động thái mới nhất

30-7-2024

Ấn Độ đang xem xét điều chỉnh lệnh hạn chế xuất khẩu gạo theo hướng giảm giá xuất khẩu tối thiểu của gạo basmati; giảm thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ….

Khơi thông hành lang pháp lý cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

30-7-2024

Không chỉ các doanh nghiệp, người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển nông nghiệp thông minh gặp khó, mà các ngân hàng cho vay vốn với các dự án nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp nhiều vướng mắc…

Làm rõ quy định về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

29-7-2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2024/NĐ-CP về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang đứng trước cơ hội, thách thức chưa từng có trong quá trình chuyển đổi số

22-7-2024

Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia về kết quả nghiên cứu Đề tài phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, đô thị hoá và thích ứng với biến đổi khí hậu (Đề tài KX.04/21-25) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 20/7.

Các nước xuất khẩu nông nghiệp lo ngại bản đồ phá rừng của EU không chính xác

18-7-2024

Úc và Brazil cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng dữ liệu không chính xác để lập bản đồ về đất phá rừng nhằm thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR).

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024

18-7-2024

Việc thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp sẽ thực hiện tại một số tỉnh trong năm 2024. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp.

Nâng cao chuỗi giá trị cà phê để tăng giá trị xuất khẩu

15-7-2024

Những năm gần đây, mặc dù ngành hàng cà phê của nước ta có những bước phát triển nhanh chóng cả về diện tích và sản lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là do là phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, sản xuất chủ yếu là giống cà phê Robusta có giá thấp, thiếu vốn đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê. Vì vậy, để để tăng giá trị xuất khẩu, ngành cà phê phải hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm cà phê, gắn liền với xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê chất lượng cao. Đồng thời, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính cho cả doanh nghiệp và người nông dân để đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê chất lượng cao.

Rabobank dự báo ngành tôm sẽ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2024, nhưng thách thức thị trường toàn cầu cản trở nỗ lực phục hồi

15-7-2024

Mặc dù bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động, Rabobank dự đoán ngành tôm nuôi sẽ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong năm 2024, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.