TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Làm tốt các khâu, thu nhập nông dân sẽ cao hơn’

Ngày đăng: 13 | 08 | 2024

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ xung quanh đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, trong đó ông cho rằng nếu làm tốt các khâu, mục tiêu cuối cùng là thu nhập của nông dân sẽ cao hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Làm tốt các khâu, thu nhập nông dân sẽ cao hơn’- Ảnh 1.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan - Ảnh: CHÍ QUỐC

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ Online xung quanh việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành lúa gạo và các hộ trồng lúa, luôn có những chính sách đầu tư hỗ trợ quan trọng cho phát triển lúa gạo như đầu tư nghiên cứu lai tạo giống, xây dựng hạ tầng thủy lợi, đàm phán mở cửa thị trường…

Chính vì thế, ngành lúa gạo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định xã hội và là nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế.

Lúa gạo cũng đóng vai trò là đại sứ mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực và quốc tế.

* Thưa ông, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách cho việc thúc đẩy lĩnh vực lúa gạo, với sự tham gia chỉ đạo của nhiều bộ, ngành thì việc lập Hội đồng lúa gạo quốc gia có cần thiết?

- Mặc dù có sự phát triển tốt nhưng ngành hàng này vẫn còn những tồn tại. Đó là sản xuất của các hộ nông dân còn chưa bền vững, hiệu quả chưa cao, sản xuất lúa gạo còn gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, thị trường còn bất ổn, thiếu liên kết chặt chẽ trong chuỗi sản xuất - thương mại - tiêu dùng…

Đặc biệt, trong thời gian qua luôn có nhiều vấn đề mang tính liên ngành như: gắn kết sản xuất thị trường, điều tiết biến động giá lúa gạo trong nước. Công tác điều phối chung trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, vấn đề vi phạm gian lận thương mại.

Các định hướng chính sách lớn cho toàn ngành không chỉ ảnh hưởng đến hộ nông dân mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, các nhà xay xát, người tiêu dùng và những cam kết của Việt Nam với quốc tế mà không riêng một bộ nào có thể giải quyết được.

Do vậy, trước những vấn đề trên và với tầm quan trọng của ngành hàng lúa gạo, cần một thiết chế liên ngành, bao trùm để xử lý những vấn đề quan trọng của ngành này và đưa ra những định hướng vì mục tiêu phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo.

* Ông có thể nói rõ hơn thiết chế này là gì?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Làm tốt các khâu, thu nhập nông dân sẽ cao hơn’- Ảnh 2.

Xuất khẩu gạo qua cảng Mỹ Thới, An Giang - Ảnh: CHÍ QUỐC

Trong thiết chế này, Nhà nước không can thiệp sâu vào thị trường nhưng cần đảm bảo vai trò định hướng, điều tiết hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, huy động hợp tác công tư để tạo thêm nguồn lực từ hợp tác quốc tế và nguồn lực xã hội hóa.

Thiết chế này cần có sự tham gia của các bộ ngành quan trọng, có sự tham gia của các tổ chức đại diện cho các tác nhân trong ngành lúa gạo, có sự đại diện của các doanh nghiệp, của các địa phương và đặc biệt phải có tiếng nói của người nông dân trồng lúa.

Vì thế một hội đồng ngành hàng lúa gạo quốc gia có thể là thiết chế thích hợp.

* Cơ chế hoạt động của Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ xây dựng thế nào nhằm vận hành hiu quả, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kinh doanh lúa gạo trong thời gian tới, thưa ông?

- Ý tưởng về Hội đồng ngành hàng lúa gạo quốc gia thực sự là ý tưởng mới mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thảo luận với Bộ Công Thương bàn thảo.

Trước đó, ý tưởng hình thành thiết chế này đã được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia uy tín, tâm huyết. Về chi tiết cụ thể và sau này khi trình Thủ tướng Chính phủ thì cần có sự góp ý của các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia.

Tuy nhiên, để hội đồng vận hành đóng góp hiệu quả, hữu ích trong tham mưu cơ chế chính sách, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kinh doanh lúa gạo bền vững, chúng tôi cũng đã có một số ý tưởng như sau:

Cơ cấu tổ chức dự kiến sẽ có chủ tịch hội đồng là phó thủ tướng Chính phủ. Phó chủ tịch hội đồng là bộ trưởng Bộ Công Thương và bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các ủy viên hội đồng sẽ gồm lãnh đạo đại diện một số bộ ngành, Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam và đại diện lãnh đạo UBND một số địa phương trồng lúa lớn.

Dự kiến sẽ có thường trực hội đồng và ban thư ký (tổ giúp việc) hỗ trợ hội đồng.

Mô hình lúa tôm tại Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Mô hình lúa tôm tại Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Chức năng nhiệm vụ của hội đồng: Nhiệm vụ chính tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chiến lược, cơ chế chính sách, chương trình đề án quan trọng, xử lý các vấn đề cấp thiết của ngành lúa gạo.

Phối hợp chỉ đạo thực hiện các vấn đề có tính liên ngành, điều tiết các hoạt động liên quan đến sản xuất, thị trường. Nhận ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm hướng tới ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững hơn, hướng tới tạo dựng thương hiệu quốc gia.

Hội đồng sẽ họp bất kỳ nếu thấy cần để cùng nhau xử lý những vấn đề cấp thiết, chiến lược ngoài kỳ họp định kỳ. Ngoài ra, bộ phận thường trực của hội đồng sẽ thường xuyên nắm bắt các vấn đề để kịp thời báo cáo cho chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng.

* Ông kỳ vọng gì về việc ra đời Hội đồng lúa gạo quốc gia Việt Nam?

- Với chức năng, nhiệm vụ như đã nêu, tôi tin rằng sự ra đời của Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ giúp xử lý các vấn đề có tính liên ngành hiện nay để điều tiết tốt thị trường, thúc đẩy liên kết sản xuất, thương mại, tiêu dùng để đảm bảo tốt hơn đầu ra mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, hội đồng có thể giúp tư vấn cho Thủ tướng hiệu quả các cơ chế chính sách cho ngành lúa gạo, đặc biệt một số nghị định đang sửa đổi để nông dân yên tâm sản xuất, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành lúa gạo hiệu quả.

Bên cạnh đó, hội đồng sẽ giúp triển khai đề án rất quan trọng là đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Về tổng thể, Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ giúp ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững hơn, xanh hơn theo hướng sinh thái, giảm phát thải.

* Xin cảm ơn ông!

* Thái Lan là nước có nhiều hiệp hội về ngành hàng lúa gạo hoạt động hiệu quả, Việt Nam có tham khảo cách làm của Thái Lan trong việc thành lập hội đồng lần này, thưa ông?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và giáo sư Võ Tòng Xuân tại một sự kiện về lúa gạo tổ chức tại TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và giáo sư Võ Tòng Xuân tại một sự kiện về lúa gạo tổ chức tại TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC

- Có tham khảo chứ. Cách đây ít lâu, giáo sư Võ Tòng Xuân có gửi cho tôi một số nghiên cứu tâm huyết của ông về chính sách điều hành, sản xuất lúa gạo của Thái Lan mà ông nhiều năm dày công nghiên cứu.

Thái Lan có hai hiệp hội rất mạnh liên quan đến lúa gạo là Hiệp hội các nhà xuất khẩu và Hiệp hội các nhà xay xát lúa gạo.

Bên cạnh đó riêng ngành hàng lúa gạo, Thái Lan còn có Ủy ban chính sách lúa gạo quốc gia Thái Lan. Đây là cơ quan chính phủ quan trọng, chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các chính sách liên quan đến ngành lúa gạo.

Chủ tịch ủy ban là bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hợp tác xã. Các thành viên đến từ các bộ, ngành khác nhau. Mục tiêu chính, kỳ vọng của ủy ban này là phát triển và thực hiện các chính sách toàn diện về lúa gạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định thị trường và đảm bảo an ninh lương thực.

Góp phần ổn định giá, đảm bảo giá lúa ổn định để bảo vệ thu nhập của nông dân và lợi ích của người tiêu dùng. Điều tiết thị trường, giám sát thương mại gạo trong nước và quốc tế để cân bằng cung và cầu; cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho nông dân trồng lúa và khuyến khích các phương pháp canh tác lúa bền vững và thân thiện với môi trường.

https://tuoitre.vn/bo-truong-le-minh-hoan-lam-tot-cac-khau-thu-nhap-nong-dan-se-cao-hon-2024080910380436.htm

NỘI DUNG KHÁC

[Báo cáo] Thị trường cà phê quý II: Nỗi lo thiếu hụt nguồn cung quay trở lại

13-8-2024

Thị trường ngày càng lo ngại nguồn cung cà phê toàn cầu bị thiếu hụt, phản ánh trong việc giá quay trở lại đà tăng trong tháng đầu tháng 7.

Agribank cung ứng vốn tín dụng phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

13-8-2024

VTV.vn - Trong tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu USD thực hiện Đề án phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, Agribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn tín dụng...

Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam bằng 40% Thái Lan

13-8-2024

Sáng 7/8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị triển khai xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực ngành NN-PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

EUDR - 5 tháng nữa sẽ biết ai cầu thủ, ai khán giả!

12-8-2024

Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của Châu Âu (EUDR) có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 30/12/2024. Theo đó, cà phê, gỗ và cao su của Việt Nam xuất sang thị trường EU phải được truy xuất nguồn gốc đến từng vườn, không có nguồn gốc từ đất do phá rừng hoặc góp phần vào suy thoái rừng tính từ thời điểm 30/12/2020.

Xuất khẩu thủy sản hồi phục và tăng tốc hướng tới mục tiêu 10 tỷ đô la mỹ

13-8-2024

Trong 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản đối mặt nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của biến động thế giới về chính trị, kinh tế, xã hội, tuy nhiên giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng hơn 6% so với cùng kỳ. Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tốc vào Quý III và Quý IV/2024.

Luật Đất Đai 2024: Những điểm mới và tác động kỳ vọng

13-8-2024

Ngày 18/01/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024, thay thế Luật Đất đai 2013, có hiệu lực từ ngày 01/08/2024. Luật mới có nhiều điểm đổi mới quan trọng, được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã thể chế nhiều nội dung mới mang tính chất đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai; giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ: Những động thái mới nhất

30-7-2024

Ấn Độ đang xem xét điều chỉnh lệnh hạn chế xuất khẩu gạo theo hướng giảm giá xuất khẩu tối thiểu của gạo basmati; giảm thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ….

Khơi thông hành lang pháp lý cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

30-7-2024

Không chỉ các doanh nghiệp, người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển nông nghiệp thông minh gặp khó, mà các ngân hàng cho vay vốn với các dự án nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp nhiều vướng mắc…

Làm rõ quy định về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

29-7-2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2024/NĐ-CP về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang đứng trước cơ hội, thách thức chưa từng có trong quá trình chuyển đổi số

22-7-2024

Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia về kết quả nghiên cứu Đề tài phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, đô thị hoá và thích ứng với biến đổi khí hậu (Đề tài KX.04/21-25) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 20/7.

Các nước xuất khẩu nông nghiệp lo ngại bản đồ phá rừng của EU không chính xác

18-7-2024

Úc và Brazil cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng dữ liệu không chính xác để lập bản đồ về đất phá rừng nhằm thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR).

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024

18-7-2024

Việc thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp sẽ thực hiện tại một số tỉnh trong năm 2024. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp.