TIN TỨC-SỰ KIỆN

Triển vọng ngành hàng lúa gạo thế giới tháng 8/2024

Ngày đăng: 28 | 08 | 2024

Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2024/2025 dược dự báo đạt mức cao kỷ lục 527,7 triệu tấn, giảm 464.000 tấn so với mức dự báo trong tháng 7/2024 nhưng tăng 7,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gạo được dự báo giảm tại Việt Nam, Hoa Kỳ và Ukraina nhưng tăng tại Nga và Kazakhstan.

Diện tích thu hoạch lúa thế giới được dự báo ở mức cao kỷ lục 166,9 triệu ha, giảm 684.000 ha so với mức dự báo trong tháng 7/2024 nhưng tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích thu hoạch lúa của Ấn Độ trong niên vụ 2024/2025 được dự báo giảm 500.000 ha xuống mức 48,0 triệu ha, vẫn cao hơn 1% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù diện tích giảm, sản lượng gạo của Ấn Độ niên vụ 2024/2025 vẫn được dự báo ở mức 138,0 triệu tấn.

Cung gạo thế giới niên vụ 2024/2025 được dự báo ở mức 704,4 triệu tấn, giảm 961.000 tấn từ mức dự báo trong tháng trước, và tăng 4,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Tổng cung gạo được dự báo tăng là do sản lượng gạo tăng 7,3 triệu tấn cao hơn mức giảm 3,0 triệu tấn của tồn kho đầu kỳ. Tồn kho đầu kỳ được dự báo giảm tại Ai Cập, Kenya, Philippines, Thái Lan, và Hoa Kỳ nhưng tăng tại Brazil, Campuchia, Ghana, Guinea-Bissau, Malaysia, Mexico, và Nicaragua.

Tiêu dùng gạo thế giới niên vụ 2024/2025 được dự báo ở mức 527,0 triệu tấn, không đổi so với dự báo trong tháng trước nhưng tăng 3,5 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Tiêu dùng gạo được dự báo tăng tại Afghanistan, Brazil, Bờ Biển Ngà, Ghana, Guinea-Bissau, Kazakhstan, Kenya, Mexico, Mozambique, và Nicaragua, trong khi giảm tại Ai Cập, El Salvador, Triều Tiên, Philippines, Tanzania, Ukraine và Việt Nam.

Tồn kho cuối kỳ niên vụ 2024/2025 được dự báo ở mức 177,4 triệu tấn, giảm 654.000 tấn so với mức dự báo trong tháng trước, nhưng tăng 746.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng đầu tiên kể từ niên vụ 2020/2021. Tồn kho cuối kỳ được dự báo giảm tại Myanmar, Philippines, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng tăng tại Brazil, Campuchia, Ghana, Malaysia, và Mexico.

Thương mại gạo thế giới năm 2025 được dự báo ở mức 54,1 triệu tấn, giảm 160.000 tấn so với mức dự báo trong tháng trước và giảm 1,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Brazil và Việt Nam là hai quốc gia có lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh nhất, trong khi xuất khẩu tăng nhẹ tại El Salvador, Kazakhstan và Nga.

Nhập khẩu gạo thế giới giảm trong năm 2025 chủ yếu là do giảm nhập khẩu tại các quốc gia như Nepal, Philippines, Nga và Tanzania cao hơn mức tăng nhập khẩu tại Afghanistan, Bờ Biển Ngà, Ghana, Kazakhstan, Mexico và Mozambique.

Quách Đại Vương/Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn/IPSARD

Tổng hợp từ: https://downloads.usda.library.cornell.edu/usda-esmis/files/dn39x152w/3n205r92r/1r66kt16s/08_2024_AUGUST___RICE_OUTLOOK_REPORT.pdf

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil giảm do mất mùa

27-8-2024

Sáu tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đạt 37.181 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, tổng sản lượng hồ tiêu của Brazil được dự đoán sẽ giảm khoảng 20 – 30% do hạn hán.

Bốn mươi năm đổi mới chính sách phát triển ngành thuỷ sản

27-8-2024

Việt Nam là quốc gia ven biển Đông, biển đảo với lợi thế địa lý, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cung cấp lợi thế về trữ lượng hải sản vô cùng to lớn. Ra đời từ sớm, thuỷ sản những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của hoạt động kinh tế tự nhiên, “nghề cá” chỉ được xem là nghề phụ trong nông nghiệp. Sau 40 năm đổi mới, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong khối nông lâm ngư nghiệp tăng nhanh qua các năm, từ 5,66% năm 1986 lên đến 21,97% năm 2021(4). Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên.

Bức tranh kinh tế mới được biến đổi khí hậu vẽ ra ở lưu vực sông Mêkông

27-8-2024

Giờ đây những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã rõ rệt hơn sau mỗi năm, thậm chí có thể là sau một vài tháng. Trước bối cảnh đó, người ta tự hỏi các hoạt động kinh tế sẽ thay đổi như thế nào?

Tạo dòng tài chính mới từ thị trường carbon

23-8-2024

Chiều 22/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Trung Quốc ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới, phát thải ra lượng CO2 khổng lồ

14-8-2024

Người dân Trung Quốc đang ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới. Cũng bởi vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề tăng phát thải khí nhà kính khi cây sầu riêng và sản phẩm vỏ sầu riêng tạo ra lượng CO2 khổng lồ.

Với Việt Nam, EVFTA chắc chắn là thành công lớn

13-8-2024

Những tiêu chuẩn cao của EVFTA giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thương mại, đạt được lợi thế rõ rệt trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại toàn cầu. Trao đổi với phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Việt Nam hiện đang sống tại Đức nhận định, các số liệu kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 đã chứng minh lợi ích từ “hiệp định lịch sử” với Liên minh châu Âu (EU).

Vùng chuyên canh lúa - tôm đầu tiên của Việt Nam nhận chứng nhận BAP

22-8-2024

Đây là chứng nhận quốc tế thứ 2 và là chứng nhận BAP đầu tiên của Việt Nam được trao cho vùng chuyên canh tôm lúa ở tỉnh Cà Mau.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Làm tốt các khâu, thu nhập nông dân sẽ cao hơn’

13-8-2024

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ xung quanh đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, trong đó ông cho rằng nếu làm tốt các khâu, mục tiêu cuối cùng là thu nhập của nông dân sẽ cao hơn.

[Báo cáo] Thị trường cà phê quý II: Nỗi lo thiếu hụt nguồn cung quay trở lại

13-8-2024

Thị trường ngày càng lo ngại nguồn cung cà phê toàn cầu bị thiếu hụt, phản ánh trong việc giá quay trở lại đà tăng trong tháng đầu tháng 7.

Agribank cung ứng vốn tín dụng phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

13-8-2024

VTV.vn - Trong tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu USD thực hiện Đề án phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, Agribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn tín dụng...

Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam bằng 40% Thái Lan

13-8-2024

Sáng 7/8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị triển khai xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực ngành NN-PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

EUDR - 5 tháng nữa sẽ biết ai cầu thủ, ai khán giả!

12-8-2024

Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của Châu Âu (EUDR) có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 30/12/2024. Theo đó, cà phê, gỗ và cao su của Việt Nam xuất sang thị trường EU phải được truy xuất nguồn gốc đến từng vườn, không có nguồn gốc từ đất do phá rừng hoặc góp phần vào suy thoái rừng tính từ thời điểm 30/12/2020.