TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hoãn thực thi EUDR 1 năm

Ngày đăng: 07 | 10 | 2024

Hãng tin Reuters cho biết, hôm 2/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất hoãn việc thực hiện luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng (EUDR).

Việc thực thi EUDR sẽ được lùi thực thi 1 năm. Ảnh: Reuters.

Việc thực thi EUDR sẽ được lùi thực thi 1 năm. Ảnh: Reuters.

Quyết định này được đưa ra sau khi EC tham khảo những tham vấn từ các tổ chức, cá nhân và chính phủ trên khắp thế giới, theo Reuters.

EUDR từng được xem là bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng các quốc gia và doanh nghiệp đến từ Brazil và Malaysia lại cho rằng, quy định này mang tính bảo hộ và có thể khiến hàng triệu nông dân nghèo, quy mô nhỏ bị loại khỏi chuỗi thị trường EU. Ngoài ra, ngành công nghiệp cũng đưa ra nhiều cảnh báo rộng rãi, rằng quy định EUDR sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Liên minh châu Âu và đẩy giá lên cao.

Vào tháng 3/2024, 20 trong số 27 quốc gia thành viên EU đã yêu cầu Brussels thu hẹp quy mô và có thể đình chỉ quy định EUDR, với lý do luật sẽ gây hại cho chính những người nông dân trong khối, những người sẽ bị cấm xuất khẩu các sản phẩm được trồng trên đất bị phá rừng.

EC cho biết đề xuất này sẽ cần sự chấp thuận của Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên. Ủy ban cũng cho biết thêm, rằng họ cũng đang công bố các tài liệu hướng dẫn bổ sung. Các nhà lãnh đạo EU đã nới lỏng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường trong năm nay để cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình của nông dân về chính sách xanh của khối và hàng nhập khẩu giá rẻ. Tuy nhiên, chính điều này bị các nhà vận động môi trường chỉ trích.

Tổ chức WWF đánh giá, sự chậm trễ này làm dấy lên nghi ngờ nghiêm trọng về cam kết của Ủy ban châu Âu trong việc thực hiện các lời hứa về môi trường của EU. 

Theo quy định EUDR, các công ty nhập khẩu đậu nành, thịt bò, ca cao, cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su và các sản phẩm liên quan đều phải chứng minh chuỗi cung ứng của họ không góp phần vào việc phá hủy rừng trên thế giới, nếu không sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt nặng.

Các công ty sẽ phải lập bản đồ kỹ thuật số chuỗi cung ứng của mình đến tận nơi nguyên liệu thô được trồng, ngay cả trên các trang trại nhỏ ở vùng nông thôn xa xôi, tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Những người chỉ trích cho rằng điều này cực kỳ phức tạp trong chuỗi cung ứng trải dài toàn cầu và không chỉ liên quan đến hàng triệu trang trại mà còn nhiều bên trung gian có dữ liệu không dễ xác minh.

Tổ chức Eurocommerce, đại diện cho ngành bán lẻ châu Âu, cho biết họ rất biết ơn vì Ủy ban châu Âu đã thừa nhận những lo ngại của họ về vấn đề tuân thủ và khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng. Brussels cho rằng EUDR là cần thiết để chấm dứt tình trạng phá rừng của khối này, nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây ra biến đổi khí hậu sau việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Trước đó, vào cuối tháng 9/2024, gần 30 hiệp hội thương nhân, nhà sản xuất trang trại, tổ chức xã hội dân sự và thậm chí cả các nhà xuất bản báo chí châu Âu đã đề nghị hoãn việc thực hiện EUDR và cung cấp đầy đủ các công cụ tuân thủ cần thiết, với thời gian đủ đảm bảo để chuẩn bị đầy đủ.

Nhóm này đưa ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh rằng, hậu quả nếu áp dụng EUDR từ năm 2025 sẽ gây ra gián đoạn thị trường nghiêm trọng, gây tổn hại nặng nề cho các nhà sản xuất chính của châu Âu, đồng thời đe dọa đến an ninh chuỗi cung ứng, làm giảm khả năng tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và lâm nghiệp quan trọng của EU.

Hãng tin Reuters bình luận: Việc hoãn EUDR là không thể tránh khỏi do nhiều yếu tố, nhưng vấn đề quan trọng nhất là sự thiếu chuẩn bị của bộ máy hành chính EU để thực thi luật mà không có hướng dẫn rõ ràng. 

https://nongnghiep.vn/hoan-thuc-thi-eudr-1-nam-d402208.html

NỘI DUNG KHÁC

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?

4-10-2024

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp, tính đến tháng 9/2024, vẫn còn 54/169 (32%) công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới.

Việt Nam nhập khẩu gạo kỷ lục

7-10-2024

Chín tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng hơn 57% so với cùng kỳ và vượt cả năm ngoái.

Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong ứng phó với biến đổi khí hậu

30-9-2024

TCCS - Trong 34 năm qua, hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) đã phát triển từ quan hệ một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” trở thành quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu trên cơ sở lợi ích chung của cả hai phía. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU đã đáp ứng hiệu quả, thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược của cả hai bên, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới; đồng thời, đóng góp to lớn trong lĩnh vực quản trị toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu mới, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản chiếm 12% GDP toàn ngành nông nghiệp

30-9-2024

Chuỗi giá trị nông sản, thủy sản thất thoát khoảng 8,8 triệu tấn mỗi năm, tương đương 3,9 tỷ USD, chiếm 2% GDP cả nước và 12% GDP toàn ngành nông nghiệp.

Thí điểm cơ chế tín dụng để phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu

30-9-2024

Trước mắt, cần rà soát để thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên.

Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ cuối năm 2024

24-9-2024

Thị trường Hoa Kỳ, một trong những thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, đang tạo ra nhiều kỳ vọng về sự phục hồi và tăng trưởng trong các tháng cuối năm 2024. Cá tra được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng đơn hàng, ngược lại việc xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm giá cả, thị phần, rào cản thương mại và biến động thị trường.

Khởi động dự án “Con đường tương lai bền vững cho nông dân tại Đông Nam Á”

25-9-2024

Ngày 13 tháng 9 tại Luangprabang - Lào và ngày 16 tháng 9 năm 2024 tại Hà Nội, dự án nghiên cứu phát triển “Con đường tương lai bền vững cho nông dân nhỏ tại Đông Nam Á/Pathways for Future Farmers in South East Asia” chính thức khởi động. Dự án có tổng ngân sách là 1,5 triệu đô la Úc, được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) và chủ dự án là Đại học Canberra - Úc.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 6 tỷ USD

23-9-2024

Hiện tại, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, dẫn đến giá trị chưa tương xứng với tiềm năng.

Khu vực tưới ngập - khô xen kẽ chuẩn quốc tế được ưu tiên thanh toán tín chỉ carbon

24-9-2024

Ngân hàng Thế giới đang tích cực tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận tài chính carbon và thị trường tín chỉ carbon chất lượng cao trong lĩnh vực lúa gạo.

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

25-9-2024

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.

Xây dựng cơ chế thị trường để thúc đẩy sản xuất lúa phát thải thấp

25-9-2024

Các chuyên gia kinh tế và chính sách làm rõ những cơ hội và thách thức nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo giảm phát thải thông qua cơ chế thị trường.

https://congthuong.vn/nguon-cung-tai-viet-nam-khan-hiem-gia-ca-phe-xuat-khau-vuot-dinh-345330.html

16-9-2024

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).