TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ hai ở Việt Nam

Ngày đăng: 22 | 10 | 2024

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 hướng đến mục tiêu Net Zero, tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Diễn đàn Thực phẩm Bền vững 2024 tập trung vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Trần Phi.

Diễn đàn Thực phẩm Bền vững 2024 tập trung vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Trần Phi.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024, diễn ra ngày 16/10 tại TP.HCM, do Mạng lưới Phát triển thực phẩm Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), và Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu (GFN) phối hợp tổ chức.

Sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44, là lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam và quy tụ các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và nông dân, tạo nên không gian chia sẻ về phát triển bền vững trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp.

Chủ đề của năm nay, "From Food Hero to Net Zero," tập trung vào mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào năm 2050. Net Zero là cam kết giảm phát thải khí nhà kính như: CO2 và CH4 về mức cân bằng với khả năng hấp thụ của Trái Đất, nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ hai ở Việt Nam, chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải vào năm 2020. Các hoạt động sản xuất lúa gạo và chăn nuôi đóng góp phần lớn vào lượng phát thải này, với 48% từ lúa gạo và 15,3% từ chăn nuôi. Đặc biệt, hơn 70% lượng phát thải của ngành nông nghiệp là các khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O) - có tác động lớn hơn đến sự nóng lên toàn cầu so với CO2.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu, với mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050. Tại COP26 năm 2021 và COP28 năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam với thế giới về việc giảm phát thải khí nhà kính. Bộ NN-PTNT cũng đã phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2030, bao gồm các biện pháp giảm phát thải từ trồng trọt và chăn nuôi.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 không chỉ là cơ hội để phân tích các xu thế phát triển của hệ thống thực phẩm toàn cầu, mà còn giúp kết nối các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Đây là nơi để chia sẻ giải pháp và kinh nghiệm, nhằm xây dựng một hệ thống lương thực an toàn và bền vững, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người dân và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 giúp người dân nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của ngành nông nghiệp bền vững, góp phần quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trần Phi.

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 giúp người dân nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của ngành nông nghiệp bền vững, góp phần quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trần Phi.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Tuấn Khởi, Chủ tịch Food Share Việt Nam và Mạng lưới Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam cho biết, chuỗi chương trình Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 là sự kiện diễn ra thường niên vào ngày Lương thực Thế giới 16/10, và đây là lần thứ hai Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam tổ chức sự kiện ý nghĩa này.

“Năm nay, chương trình không chỉ nhằm nâng cao nhận thức về an ninh lương thực và dinh dưỡng mà còn tạo cơ hội kết nối các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng nhằm thúc đẩy các giải pháp bền vững trong việc giảm phát thải khí nhà kính", ông Khởi nhấn mạnh.

Thông qua các hoạt động hội thảo, trưng bày sản phẩm bền vững, diễn đàn giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của ngành nông nghiệp bền vững, góp phần quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

https://nongnghiep.vn/nong-nghiep-la-nganh-phat-thai-khi-nha-kinh-lon-thu-hai-o-viet-nam-d404910.html

NỘI DUNG KHÁC

Tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

22-10-2024

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.

Rau quả Trung Quốc đổ về Việt Nam

18-10-2024

Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023, chúng được bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị.

Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo cả năm 2024-2025

18-10-2024

Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8-7% trong cả năm 2024 (kịch bản cơ sở), tăng 0,3 điểm % so với dự báo tháng 6/2024 hoặc có thể khả quan hơn, trên 7% (kịch bản tích cực). Để đạt được mức tăng trưởng 6,8-7% năm 2024, thì GDP quý 4 cần tăng 6,8-7,8%.

Thực trạng thoái hoá chất lượng đất nông nghiệp

14-10-2024

Đất là nền tảng của mọi sự sống trên hành tinh, nông nghiệp sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi, khái thác cây trồng nhằm sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội. Mặc dù cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào đất đai nhưng thường bỏ qua tầm quan trọng sức khoẻ của đất đai. Đất trồng trọt đang dần suy giảm độ phì nhiêu do tác động bởi tập quán canh tác của người dân như: canh tác thâm canh, sử dụng phân bón quá liều lượng khiến đất bị bạc màu, thiếu hụt chất trung, vi lượng,… Ngoài ra, biến đổi khí hậu và sa mạc hoá là tác nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hoá đất và nguy cơ hoang mạc hoá.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi

14-10-2024

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi (bão số 3) thì chúng ta phải tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 sẽ lập kỷ lục 1,3 tỷ USD

14-10-2024

Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 203.000 tấn hồ tiêu, với trị giá hơn 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng tới 46,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, với việc giá xuất khẩu đang thuận lợi, năm 2024 ngành hồ tiêu sẽ mang về 1,3 tỷ USD…

Điểm danh những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024

8-10-2024

Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại; máy móc, thiết bị; gỗ và sản phẩm gỗ... là những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng.

Giới phân tích dự báo nhu cầu bảo hiểm thiên tai sẽ tăng trong thời gian tới

7-10-2024

Theo các chuyên gia, sau "cú sốc Yagi", người dùng sẽ nhìn nhận lại ý nghĩa của bảo hiểm khi gặp sự cố thiên tai không mong muốn, còn doanh nghiệp trong ngành cũng phải ứng dụng công nghệ để đẩy nhanh tốc độ kiểm đếm thiệt hại, thực hiện nhanh hơn quyền lợi đối với bên bị tổn thương...

Hoãn thực thi EUDR 1 năm

7-10-2024

Hãng tin Reuters cho biết, hôm 2/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất hoãn việc thực hiện luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng (EUDR).

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?

4-10-2024

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp, tính đến tháng 9/2024, vẫn còn 54/169 (32%) công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới.

Việt Nam nhập khẩu gạo kỷ lục

7-10-2024

Chín tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng hơn 57% so với cùng kỳ và vượt cả năm ngoái.

Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong ứng phó với biến đổi khí hậu

30-9-2024

TCCS - Trong 34 năm qua, hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) đã phát triển từ quan hệ một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” trở thành quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu trên cơ sở lợi ích chung của cả hai phía. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU đã đáp ứng hiệu quả, thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược của cả hai bên, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới; đồng thời, đóng góp to lớn trong lĩnh vực quản trị toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu mới, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.