TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tình trạng thiếu gạo lớn nhất ở Nhật Bản trong nhiều năm đang trở nên trầm trọng hơn do gia tăng nhu cầu từ khách du lịch ưu thích sushi và ảnh hưởng của thời tiết

Ngày đăng: 04 | 11 | 2024

Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo trong những tháng gần đây do ảnh hưởng kết hợp của thời tiết xấu, sự gia tăng lượng khách du lịch, cùng với việc duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu gạo của nước này. Vào tháng 8/2024, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng giới hạn lượng mua sắm của khách hàng - mỗi người chỉ được mua 1 túi gạo.

Gạo Nhật là một nguyên liệu chủ chốt trong các món ăn biểu tượng của quốc gia - Sushi, onigiri và yakitori don, nhưng hiện nay Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt gạo lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Trong những tháng gần đây, Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo do sự kết hợp giữa ảnh hưởng của thời tiết xấu và sự gia tăng lượng du khách, cùng với các chính sách hạn chế của quốc gia.

"Trong suốt mùa hè năm 2024, Nhật Bản đã phải vật lộn với tình trạng thiếu gạo ăn, dẫn đến việc siêu thị bị trống rỗng do nhu cầu vượt quá lượng sản xuất trong ba năm qua, khiến lượng gạo dự trữ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm” - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) viết trong một báo cáo được công bố. Người tiêu dùng cũng đã tích trữ thêm gạo để chuẩn bị cho mùa bão và cảnh báo động đất lớn ở Nhật Bản (theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).

Vào tháng 8/2024, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng đã giới hạn lượng mua của khách hàng - mỗi người chỉ được mua 1 túi. Truyền thông địa phương NHK cho rằng tình trạng thiếu hụt này một phần là do sự gia tăng lượng du khách đã đẩy nhu cầu về sushi và các món ăn sử dụng gạo lên cao. Giá gạo đạt 16.133 yên (112,67 đô la Mỹ) cho 60 kg vào tháng 8, tăng 3% so với tháng trước và cao hơn 5% kể từ đầu năm.

Dự trữ gạo tư nhân ở Nhật Bản đã đạt 1,56 triệu tấn vào tháng 6 - là mức thấp nhất trong nhiều năm (theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản - MFAA). Ngoài việc người Nhật dự trữ để dự phòng cho những thảm họa thiên nhiên tiềm ẩn, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản cũng cho rằng sự gia tăng nhu cầu gạo ăn là do lượng du khách gia tăng, kéo theo tăng nhu cầu gạo phục vụ cho dịch vụ ăn uống.

Floral Park, N.Y.: A plate of nigiri sushi, taken at Torigo restaurant in Floral Park, New York on July 1, 2020. (Photo by Corin Hirsch/Newsday RM via Getty Images)

Ảnh: Một đĩa sushi nigiri                   Nguồn ảnh: Newsday Llc | Newsday | Getty Images

Theo Oscar Tjakra, nhà phân tích cấp cao tại Ngân hàng Thực phẩm và Nông nghiệp toàn cầu (Rabobank) ước tính rằng lượng gạo tiêu thụ bởi du khách đã tăng từ 19.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, lên 51.000 tấn từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024.

Tjakra lưu ý rằng mặc dù lượng tiêu thụ của du khách đã tăng gấp đôi, nhưng vẫn còn khá nhỏ so với tổng tiêu thụ gạo trong nước hàng năm của Nhật Bản, với mức hơn 7 triệu tấn.

Nhật Bản đã đón một lượng kỷ lục 17,8 triệu khách du lịch trong nửa đầu năm nay, cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch Covid-19. Xu hướng này vẫn tiếp tục tăng với 3,3 triệu du khách quốc tế trong tháng 7, mức cao nhất từng được ghi nhận theo số liệu du lịch của Nhật Bản.

Ông Tjakra cũng cho biết: “Sản lượng gạo của Nhật Bản cũng đang giảm do những người nông dân sản xuất gạo đang trở nên già yếu, nghỉ hưu và ngày càng ít người trẻ chọn nghề này. Một loạt các đợt sóng nhiệt và hạn hán trong nửa cuối năm ngoái cũng đã ảnh hưởng đến sản lượng”.

Trong khi lượng gạo theo mùa giảm và nhu cầu của người nước ngoài đối với sushi tăng, các chính sách cho ngành hàng gạo của Nhật Bản vẫn là yếu tố chính dẫn đến sự giảm sút nguồn cung chung, - theo Joseph Glauber - Nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế. Trong phát biểu của Glauber nói với Kênh tin tức và kinh doanh tiêu dùng (Consumer News and Business Channel – CNBC) nhận định rằng: “Ngành hàng gạo Nhật Bản vẫn phần lớn tách biệt khỏi thị trường thế giới”.

Nhật Bản áp dụng mức thuế quan 778% đối với gạo nhập khẩu để bảo vệ nông dân sản xuất gạo trong nước. Mặc dù, Nhật Bản cam kết nhập khẩu tối thiểu khoảng 682.000 tấn gạo mỗi năm theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng gạo nhập khẩu vẫn bị tách biệt với người tiêu dùng Nhật Bản và chủ yếu được sử dụng cho chế biến và làm thức ăn chăn nuôi.

Tjakra của Rabobank nhận thấy “Xuất khẩu gạo từ Nhật Bản cũng đã tăng gấp 6 lần từ năm 2014 đến năm 2022, đạt gần 30.000 tấn”. Giá gạo tăng đã đẩy chỉ số lạm phát chung của Nhật Bản lên cao hơn trong tháng 8, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo và socola nằm trong số những yếu tố tác động lớn nhất đến rổ hàng thực phẩm của nước này.

Nguồn: Lee Ying Shan (2024) bài đăng tại https://www.cnbc.com/2024/09/25/japans-largest-rice-shortage-in-years-exacerbated-by-sushi-hungry-tourists-.html

Người dịch: Bùi Thị Việt Anh – Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp/Ipsard

 

 

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Quá nhiều nghịch lý về bảo hiểm nông nghiệp

4-11-2024

Sau 3 năm triển khai chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, cả nước chỉ có 16.731 hộ tham gia và số tiền bồi thường cho nông dân là 0,19 tỷ đồng; chỉ có 3 trong số hơn 50.000 doanh nghiệp (DN) cung cấp bảo hiểm nông nghiệp. Quá nhiều nghịch lý trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp chưa được giải quyết.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt kỷ lục mới 62 tỷ USD

4-11-2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 sẽ đạt kỷ lục mới.

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

4-11-2024

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

22-10-2024

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA áp dụng đối với hơn 11 nghìn dòng hàng.

Nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ hai ở Việt Nam

22-10-2024

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 hướng đến mục tiêu Net Zero, tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

22-10-2024

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.

Rau quả Trung Quốc đổ về Việt Nam

18-10-2024

Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023, chúng được bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị.

Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo cả năm 2024-2025

18-10-2024

Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8-7% trong cả năm 2024 (kịch bản cơ sở), tăng 0,3 điểm % so với dự báo tháng 6/2024 hoặc có thể khả quan hơn, trên 7% (kịch bản tích cực). Để đạt được mức tăng trưởng 6,8-7% năm 2024, thì GDP quý 4 cần tăng 6,8-7,8%.

Thực trạng thoái hoá chất lượng đất nông nghiệp

14-10-2024

Đất là nền tảng của mọi sự sống trên hành tinh, nông nghiệp sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi, khái thác cây trồng nhằm sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội. Mặc dù cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào đất đai nhưng thường bỏ qua tầm quan trọng sức khoẻ của đất đai. Đất trồng trọt đang dần suy giảm độ phì nhiêu do tác động bởi tập quán canh tác của người dân như: canh tác thâm canh, sử dụng phân bón quá liều lượng khiến đất bị bạc màu, thiếu hụt chất trung, vi lượng,… Ngoài ra, biến đổi khí hậu và sa mạc hoá là tác nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hoá đất và nguy cơ hoang mạc hoá.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi

14-10-2024

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi (bão số 3) thì chúng ta phải tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 sẽ lập kỷ lục 1,3 tỷ USD

14-10-2024

Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 203.000 tấn hồ tiêu, với trị giá hơn 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng tới 46,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, với việc giá xuất khẩu đang thuận lợi, năm 2024 ngành hồ tiêu sẽ mang về 1,3 tỷ USD…

Điểm danh những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024

8-10-2024

Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại; máy móc, thiết bị; gỗ và sản phẩm gỗ... là những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng.