TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tham vấn chuyên gia về khái niệm, đặc điểm nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ trong tương lai

Ngày đăng: 27 | 11 | 2024

Ngày 19/11/2024, trong khuôn khổ nghiên cứu “Nông hộ nhỏ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội cho một tương lai bền vững”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức họp tham vấn ý kiến chuyên gia về đặc điểm, thực trạng của nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển của nông hộ nhỏ trong tương lai và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế bền vững và thúc đẩy cơ hội bình đẳng của nông hộ nhỏ. Mục tiêu của hội thảo nhằm xin ý kiến các chuyên gia và thảo luận về đặc điểm, thực trạng, các yếu tố tác động đến nông hộ nhỏ, những thay đổi của hộ, kịch bản phát triển và giải pháp cho nông hộ nhỏ trong tương lai.

Tham dự hội thảo có các chuyên gia trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các lĩnh vực có liên quan, đại diện các cơ quan trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Lâm nghiệp,  Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Tổng cục Thống kê v.v.

Đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày giới thiệu mục tiêu dự án và các thông tin đề dẫn, các nội dung xin ý kiến chuyên gia. Một số nội dung chính nhóm nghiên cứu cần xin ý kiến chuyên gia gồm: khái niệm về nông hộ nhỏ ở Việt Nam, đặc điểm của các nông hộ này. Trên cơ sở phân tích các số liệu sơ cấp và kết quả các cuộc thống kê lớn của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã trình bày những thông tin chung về quy mô nông hộ, một số đặc điểm cơ bản của nông hộ nhỏ, một số yếu tố có thể tác động đến nông hộ nhỏ trong tương lai, từ đó có thể hình dung ra kịch bản phát triển của nông hộ nhỏ trong thời gian tới. Theo đó, hiện nay nông hộ nhỏ quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự đa dạng trong sản xuất, nông hộ chuyển đổi chậm, lao động nông nghiệp đang già hóa, thu nhập và tích lũy của nông dân còn thấp, khả năng ứng phó rủi ro các hộ chưa cao.

Các chuyên gia cũng đã đóng góp nhiều ý kiến thảo luận về khái niệm nông hộ nhỏ, tiêu chí xác định và các đặc điểm chính của nông hộ nhỏ. Nhìn chung, các chuyên gia thống nhất đề xuất nên xác định nông hộ nhỏ là nông hộ không làm trang trại, sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần quan tâm đến yếu tố hộ có sở hữu quyền sử dụng đất, trực tiếp làm nông nghiệp và cư trú ở nông thôn. Đối với đặc điểm nông hộ nhỏ, theo các chuyên gia, ngoài đặc điểm kinh tế, nhóm nghiên cứu cần quan tâm thêm các yếu tố bền vững về xã hội, môi trường, giới, giáo dục trong gia đình, phát huy giữ gìn truyền thống nông thôn v.v.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, các vấn đề của nông hộ nhỏ hiện nay là thiếu kiến thức về sản xuất, thiếu định hướng về đầu tư, hạn chế về đất đai, tài nguyên, thiếu liên kết, thiếu định hướng sản xuất, khó tiếp cận thị trường, vốn tín dụng. Các chuyên gia cho rằng, trong tương lai, sinh kế và đời sống là vấn đề cần quan tâm nhất đối với nông hộ nhỏ.

Phân tích về bối cảnh và những yếu tố có thể tác động đến nông hộ nhỏ trong tương lai, các chuyên gia cho rằng đô thị hóa, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu và phát triển khoa học công nghệ sẽ là những yếu tố tác động mạnh mẽ tới nông hộ nhỏ.

Các giải pháp giúp nông hộ nhỏ phát triển bền vững cần tập trung vào đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và thương mại nông sản, gắn phát triển nông nghiệp nông thôn với công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển lợi thế ngành nông nghiệp, ngoài ra cũng cần quan tâm đến các vấn đề xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nông dân cần được đào tạo, tham gia liên kết sản xuất và trao quyền cho các đoàn thể hỗ trợ nông dân.

 

Về các kịch bản trong tương lai, theo các chuyên gia, có thể sử dụng phương pháp ước lượng đơn giản. Nên có kịch bản nền, khi điều kiện vận hành vẫn tiếp tục như hiện nay, và kịch bản khi có thay đổi về chính sách và các yếu tố tác động… từ đó có thể ước lượng, đánh giá những thay đổi khi có can thiệp chính sách, đặc biệt là những tác động làm thay đổi đặc điểm của nông hộ nhỏ. Các chuyên gia cũng đề nghị việc xác định các kịch bản và phương pháp thực hiện có thể tiếp tục được nghiên cứu làm rõ hơn trong các hội thảo tới.

Các chuyên gia đánh giá cao mục tiêu, các hoạt động dự kiến triển khai và sẽ tiếp tục đồng hành tư vấn, góp ý cho các nội dung nghiên cứu.

(Ban Chính sách Chiến lược)

 

NỘI DUNG KHÁC

Tăng cường nông nghiệp sinh thái cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững ở Việt Nam

27-11-2024

Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và nông nghiệp sinh thái đang là những chủ đề được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, với việc ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về Chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030, Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững.

Mô hình chuỗi liên kết giúp người nuôi cá tra thoát lỗ, làm giàu

21-11-2024

Nhờ liên kết nuôi cá tra, xã viên trong HTX không chỉ vượt qua khủng hoảng giá cả mà còn giảm chi phí đầu tư từ 1.500-2.000 đồng/kg cá so với hộ nuôi bên ngoài.

Chính sách Trung Quốc của Mỹ

21-11-2024

Một thời kỳ sôi động mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc sắp mở ra và câu hỏi đặt ra là liệu các công cụ chính sách nào sẽ được chính quyền ông Donald Trump ưa thích hơn trong nhiệm kỳ tới đây?

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ du lịch, nông nghiệp

20-11-2024

Tại Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ diễn ra sáng 20/11, các diễn giả cho rằng Việt Nam và Mông Cổ còn nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

Vị thế nông nghiệp trong kỷ nguyên mới

14-11-2024

Mục tiêu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc dựa vào quá trình lột xác của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kỷ nguyên mà chắc chắn, nông nghiệp sẽ tiếp tục giữ vai trò tiên phong, nòng cốt.

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

14-11-2024

Hiện nay, Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, ngoài ra có thêm khoai lang, cây xạ đen. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 5,6 tỷ đô la Mỹ rau quả, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ đô la Mỹ (chiếm xấp xỉ 65% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả). Năm 2024, dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5 tỷ đô la Mỹ, trong đó Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 70% kim ngạch.

Tư duy cộng đồng – kinh nghiệm từ mô hình Hội quán ở Đồng Tháp

5-11-2024

Mô hình Hội quán được xây dựng dựa trên tư duy cộng đồng, liên kết các hội viên trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Theo Phó Nham trong cuốn Tư duy cộng đồng, khái niệm cộng đồng là sự liên kết tinh thần giữa những người có chung lợi ích và giá trị. Mục tiêu xây dựng Hội quán là kết nối những người có cùng ý chí, nguyện vọng để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế chung một cách bền vững.

Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu về xuất khẩu gạo vào Philippines

4-11-2024

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.

Tình trạng thiếu gạo lớn nhất ở Nhật Bản trong nhiều năm đang trở nên trầm trọng hơn do gia tăng nhu cầu từ khách du lịch ưu thích sushi và ảnh hưởng của thời tiết

4-11-2024

Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo trong những tháng gần đây do ảnh hưởng kết hợp của thời tiết xấu, sự gia tăng lượng khách du lịch, cùng với việc duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu gạo của nước này. Vào tháng 8/2024, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng giới hạn lượng mua sắm của khách hàng - mỗi người chỉ được mua 1 túi gạo.

Quá nhiều nghịch lý về bảo hiểm nông nghiệp

4-11-2024

Sau 3 năm triển khai chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, cả nước chỉ có 16.731 hộ tham gia và số tiền bồi thường cho nông dân là 0,19 tỷ đồng; chỉ có 3 trong số hơn 50.000 doanh nghiệp (DN) cung cấp bảo hiểm nông nghiệp. Quá nhiều nghịch lý trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp chưa được giải quyết.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt kỷ lục mới 62 tỷ USD

4-11-2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 sẽ đạt kỷ lục mới.

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

4-11-2024

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.