TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ra mắt Lãnh đạo Viện Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường và gặp gỡ nữ cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Ngày đăng: 07 | 03 | 2025

Ngày 6/3/2025, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức buổi ra mắt Lãnh đạo Viện và gặp mặt các nữ cán bộ, viên chức, người lao động nữ nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) tại trụ sở 479 Hoàng Quốc Việt và trực tuyến tại điểm cầu trụ sở 16 Thuỵ Khuê, Hà Nội. Phát biểu tại buổi gặp mặt, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cho biết, ngày 1/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho lãnh đạo 30 đơn vị thuộc Bộ theo Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25/2/2025 của Chính phủ. Cùng với 4 đơn vị sự nghiệp công lập, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường được Bộ trưởng bổ nhiệm 8 đồng chí lãnh đạo Viện (1 Viện trưởng và 7 Phó Viện trưởng). Việc thành lập Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường trên cơ sở hợp nhất giữa Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) nhằm thực hiện chiến lược cải cách hành chính, hướng tới bộ máy Nhà nước tinh gọn và hiệu quả theo Nghị quyết số 18 NQ-TW.

image001 a014740f
TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường phát biểu tại buổi gặp mặt

Đánh giá cao vị thế và vai trò của 2 đơn vị Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cũng như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT), Viện trưởng Trần Công Thắng cho rằng, để Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày càng phát triển bền vững với 15 phòng/ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp, trên cơ sở phát huy những thế mạnh sẵn có của 2 đơn vị trước kia, điều kiện tiên quyết là phải có sự hòa nhập, đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao của Ban Lãnh đạo cùng ý chí chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn Viện. Sắp tới, Ban Lãnh đạo Viện sẽ sắp xếp thời gian làm việc với các phòng ban chuyên môn để nắm bắt, hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của từng đơn vị theo các lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường... từ đó kịp thời có định hướng chiến lược, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chia sẻ về việc hợp nhất giữa hai đơn vị, Phó Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ cho rằng, đây là bước ngoặt mở ra kỷ nguyên mới, với quy mô cũng như cơ cấu tổ chức của hai đơn vị cũ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển, song, cũng không ít thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ban Lãnh đạo Viện, bộ máy tổ chức của Viện sẽ sớm được kiện toàn, đi vào hoạt động, vừa đảm bảo tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nhưng vẫn bảo vệ được quyền lợi của mỗi cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn Viện.

image003 13d524e7
PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường phát biểu

Nhân dịp này, Ban Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường đã tặng hoa và gửi những lời chúc tốt đẹp đến toàn thể nữ cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn thể đơn vị tại trụ sở 479 Hoàng Quốc Việt và trực tuyến tại điểm cầu trụ sở 16 Thuỵ Khuê, Hà Nội.

Tập thể Lãnh đạo Viện mong muốn, thời gian tới, toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, nêu cao tinh thần đoàn kết, không ngừng học hỏi, sáng tạo, vượt qua mọi thách thức, chinh phục những mục tiêu mới, cùng nhau xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh.

image005 e883350a
Lãnh đạo Viện Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường ra mắt và chúc mừng Phó Viện trưởng Trương Thị Thu Trang nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
image007 b666920d
Viện trưởng Trần Công Thắng và Phó Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ chúc mừng các nữ cán bộ, viên chức, người lao động tổ công đoàn số 1
image009 8b14a0e2
Viện trưởng Trần Công Thắng và Phó Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ chúc mừng các nữ cán bộ, viên chức, người lao động tổ công đoàn số 2
image011 5ab1b688
Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung và Phó Viện trưởng Trương Thị Thu Trang chúc mừng các nữ cán bộ, viên chức, người lao động
tổ công đoàn số 3
image013 2a8abe4a
Phó Viện trưởng Nguyễn Minh Trung và Phó Viện trưởng Hoàng Vũ Quang tặng hoa chúc mừng các nữ cán bộ, viên chức, người lao động tổ công đoàn số 4

Bùi Hằng

 

NỘI DUNG KHÁC

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Sử dụng đất

15-8-2024

Lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Sử dụng đất (AFOLU) có vai trò rất quan trọng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngoài đảm bảo an ninh lương thực, các giá trị môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học thì lĩnh vực AFOLU còn có vị trí quan trọng trong mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ và lưu giữ các-bon đảm bảo cho lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia tại COP26 là đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC, 2022), cam kết cắt giảm 30% khí mê-tan so với lượng phát thải khí mê-tan 2020 vào năm 2030. Để thực hiện lộ trình này đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất hơn nữa vào nỗ lực giảm phát thải KNK chung của toàn cầu.

Cuộc họp chuyên đề “ Chia sẻ kết quả nghiên cứu liên quan đến môi trường thực phẩm ở Việt Nam” ngày 16 tháng 09 năm 2024 tại phòng họp Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

16-9-2024

Trong khuôn khổ sáng kiến của CGIAR về Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (SHiFT), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Liên minh Bioversity International và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (Liên minh Bioversity-CIAT) tổ chức cuộc họp chuyên đề nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu liên quan đến môi trường thực phẩm tại Việt Nam, từ đó nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường thực phẩm cho các cán bộ cơ quan đối tác của SHiFT và các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học.

Vượt mức 1 tỷ USD, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD năm 2024

19-12-2024

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đã giành lại được mốc 1 tỷ USD sau 10 năm với kim ngạch đạt 1,11 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024, và dự báo sẽ lập mốc kỷ lục mới 1,3 tỷ USD trong năm 2024.

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

19-12-2024

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.

Giá tiêu hôm nay 10/12: Kim ngạch xuất khẩu tiêu năm nay ở mức cao kỷ lục

18-12-2024

Lượng tiêu xuất khẩu 11 tháng qua giảm 3,5%, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 46,9%. Giá xuất khẩu tăng giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu 11 tháng đạt 1 tỷ 217,6 triệu USD. Như vậy con số xuất khẩu 1,4 tỷ cho cả năm 2024 nhiều khả năng không đạt được, nhưng đây cũng là kỷ lục trong nhiều năm qua.

Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử rất lớn

18-12-2024

Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc...

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD

29-11-2024

Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…

Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần được thúc đẩy dựa trên khai thác các hiệp định thương mại tự do

27-11-2024

Kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu người tiêu dùng thế giới đang khôi phục trở lại là cơ hội cho các nước xuất khẩu. Việt Nam tích cực thúc đẩy tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), để khai thác tốt và nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường. Doanh nghiệp Việt cần chú ý tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường một cách chủ động và quản lý tốt các tác động bên ngoài để tận dụng cơ hội.

Tham vấn chuyên gia về khái niệm, đặc điểm nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ trong tương lai

27-11-2024

Ngày 19/11/2024, trong khuôn khổ nghiên cứu “Nông hộ nhỏ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội cho một tương lai bền vững”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức họp tham vấn ý kiến chuyên gia về đặc điểm, thực trạng của nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển của nông hộ nhỏ trong tương lai và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế bền vững và thúc đẩy cơ hội bình đẳng của nông hộ nhỏ. Mục tiêu của hội thảo nhằm xin ý kiến các chuyên gia và thảo luận về đặc điểm, thực trạng, các yếu tố tác động đến nông hộ nhỏ, những thay đổi của hộ, kịch bản phát triển và giải pháp cho nông hộ nhỏ trong tương lai.

Tăng cường nông nghiệp sinh thái cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững ở Việt Nam

27-11-2024

Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và nông nghiệp sinh thái đang là những chủ đề được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, với việc ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về Chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030, Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững.

Mô hình chuỗi liên kết giúp người nuôi cá tra thoát lỗ, làm giàu

21-11-2024

Nhờ liên kết nuôi cá tra, xã viên trong HTX không chỉ vượt qua khủng hoảng giá cả mà còn giảm chi phí đầu tư từ 1.500-2.000 đồng/kg cá so với hộ nuôi bên ngoài.

Chính sách Trung Quốc của Mỹ

21-11-2024

Một thời kỳ sôi động mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc sắp mở ra và câu hỏi đặt ra là liệu các công cụ chính sách nào sẽ được chính quyền ông Donald Trump ưa thích hơn trong nhiệm kỳ tới đây?