TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử rất lớn

Ngày đăng: 18 | 12 | 2024

Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc...

Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD. Ảnh minh hoạ.

Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD. Ảnh minh hoạ.

Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy 53% số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử, 47% sử dụng website hoặc ứng dụng tự xây.

60% doanh nghiệp cho biết giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử chiếm 10-30% tổng số xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.

Trong đó, thị trường phổ biến ứng dụng thương mại điện tử cho hoạt động xuất khẩu là Hàn Quốc (chiếm 45%); Nhật Bản chiếm 40%; Trung Quốc chiếm 38%.

Ông Liu Liang, đại diện Sở Thương mại Vân Nam, Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Vân Nam Trung Quốc, nhận định tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Vân Nam với tư cách là cửa ngõ quan trọng ở phía tây nam Trung Quốc, dựa vào lợi thế vị trí địa lý độc đáo và tài nguyên phong phú, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Từ năm 2018 đến nay, tổng kim ngạch giao dịch thương mại điện tử của Vân Nam tăng trưởng hơn 20% mỗi năm. Đặc biệt, trong lĩnh vực thương mại điện tử nông sản, Vân Nam đã xây dựng thương hiệu "Sản phẩm Vân Nam vươn ra quốc tế", đưa các sản phẩm đặc trưng như cà phê, chè, hoa tươi, trái cây vươn ra khắp cả nước và thế giới.

Đồng thời, Vân Nam cũng thể hiện sự nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Dữ liệu cho thấy chỉ riêng năm 2023, tổng kim ngạch giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới của Vân Nam đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tỷ trọng thương mại với các quốc gia Đông Nam Á chiếm hơn 60%.

Tương tự Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Vân Nam Trung Quốc đánh giá trong những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển đáng kinh ngạc trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo số liệu, năm 2023 quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vượt 25%. Việt Nam có một lượng lớn người tiêu dùng trẻ, nhu cầu mua sắm trực tuyến quốc tế mạnh mẽ, điều này tạo mối quan hệ bổ trợ tự nhiên với thị trường Trung Quốc.

“Chúng tôi nhận thấy các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc”, ông Liu nhận định.

Ví dụ, thanh long, hạt điều và hạt cà phê của Việt Nam đã thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Vân Nam, xuất hiện trên bàn ăn của người tiêu dùng Trung Quốc. Trong tương lai, cùng với việc tối ưu hóa logistics và chính sách, thị phần của những sản phẩm này của Việt Nam sẽ còn tiếp tục mở rộng. Vân Nam không chỉ là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, mà còn là điểm nút quan trọng thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử giữa hai nước.

Để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Liu cho rằng cần xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử hoàn chỉnh hơn, bao gồm: nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiếp tục hoàn thiện mạng lưới logistics kho bãi, xây dựng thêm kho ngoại quan và trung tâm phân loại, đảm bảo hàng hóa Việt Nam thông quan nhanh chóng.

“Tuyến đường sắt Trung Quốc - Việt Nam đoạn Vân Nam sắp hoàn thành không chỉ rút ngắn đáng kể thời gian logistics mà còn giảm chi phí vận chuyển, mang lại giải pháp hiệu quả hơn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc”, ông Liu kỳ vọng.

Mặt khác, hai bên cần đẩy mạnh hỗ trợ công nghệ, thông qua dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo, thực hiện phân tích thị trường chính xác, giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.

Đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại điện tử hai nước tổ chức nhiều hoạt động giao lưu và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thương mại điện tử có tầm nhìn quốc tế.

Mặt khác, hai bên cần tăng cường liên kết ngành thông qua việc tổ chức thêm các triển lãm thương mại điện tử xuyên biên giới và hội nghị kết nối thương mại, tạo nền tảng giao lưu cho doanh nghiệp hai nước. Khám phá các mô hình thương mại mới, ví dụ như sử dụng công nghệ blockchain để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Cùng với đó, thúc đẩy thương mại điện tử xanh, khuyến khích bao bì thân thiện với môi trường và logistics carbon thấp, đóng góp cho sự phát triển bền vững toàn cầu.

“Vân Nam có khả năng và tự tin cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc và thế giới”, ông Liu nhấn mạnh.

https://vneconomy.vn/tiem-nang-xuat-khau-hang-hoa-viet-nam-vao-trung-quoc-thong-qua-thuong-mai-dien-tu-rat-lon.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD

29-11-2024

Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…

Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần được thúc đẩy dựa trên khai thác các hiệp định thương mại tự do

27-11-2024

Kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu người tiêu dùng thế giới đang khôi phục trở lại là cơ hội cho các nước xuất khẩu. Việt Nam tích cực thúc đẩy tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), để khai thác tốt và nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường. Doanh nghiệp Việt cần chú ý tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường một cách chủ động và quản lý tốt các tác động bên ngoài để tận dụng cơ hội.

Tham vấn chuyên gia về khái niệm, đặc điểm nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ trong tương lai

27-11-2024

Ngày 19/11/2024, trong khuôn khổ nghiên cứu “Nông hộ nhỏ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội cho một tương lai bền vững”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức họp tham vấn ý kiến chuyên gia về đặc điểm, thực trạng của nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển của nông hộ nhỏ trong tương lai và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế bền vững và thúc đẩy cơ hội bình đẳng của nông hộ nhỏ. Mục tiêu của hội thảo nhằm xin ý kiến các chuyên gia và thảo luận về đặc điểm, thực trạng, các yếu tố tác động đến nông hộ nhỏ, những thay đổi của hộ, kịch bản phát triển và giải pháp cho nông hộ nhỏ trong tương lai.

Tăng cường nông nghiệp sinh thái cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững ở Việt Nam

27-11-2024

Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và nông nghiệp sinh thái đang là những chủ đề được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, với việc ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về Chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030, Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững.

Mô hình chuỗi liên kết giúp người nuôi cá tra thoát lỗ, làm giàu

21-11-2024

Nhờ liên kết nuôi cá tra, xã viên trong HTX không chỉ vượt qua khủng hoảng giá cả mà còn giảm chi phí đầu tư từ 1.500-2.000 đồng/kg cá so với hộ nuôi bên ngoài.

Chính sách Trung Quốc của Mỹ

21-11-2024

Một thời kỳ sôi động mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc sắp mở ra và câu hỏi đặt ra là liệu các công cụ chính sách nào sẽ được chính quyền ông Donald Trump ưa thích hơn trong nhiệm kỳ tới đây?

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ du lịch, nông nghiệp

20-11-2024

Tại Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ diễn ra sáng 20/11, các diễn giả cho rằng Việt Nam và Mông Cổ còn nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

Vị thế nông nghiệp trong kỷ nguyên mới

14-11-2024

Mục tiêu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc dựa vào quá trình lột xác của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kỷ nguyên mà chắc chắn, nông nghiệp sẽ tiếp tục giữ vai trò tiên phong, nòng cốt.

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

14-11-2024

Hiện nay, Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, ngoài ra có thêm khoai lang, cây xạ đen. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 5,6 tỷ đô la Mỹ rau quả, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ đô la Mỹ (chiếm xấp xỉ 65% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả). Năm 2024, dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5 tỷ đô la Mỹ, trong đó Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 70% kim ngạch.

Tư duy cộng đồng – kinh nghiệm từ mô hình Hội quán ở Đồng Tháp

5-11-2024

Mô hình Hội quán được xây dựng dựa trên tư duy cộng đồng, liên kết các hội viên trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Theo Phó Nham trong cuốn Tư duy cộng đồng, khái niệm cộng đồng là sự liên kết tinh thần giữa những người có chung lợi ích và giá trị. Mục tiêu xây dựng Hội quán là kết nối những người có cùng ý chí, nguyện vọng để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế chung một cách bền vững.

Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu về xuất khẩu gạo vào Philippines

4-11-2024

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.

Tình trạng thiếu gạo lớn nhất ở Nhật Bản trong nhiều năm đang trở nên trầm trọng hơn do gia tăng nhu cầu từ khách du lịch ưu thích sushi và ảnh hưởng của thời tiết

4-11-2024

Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo trong những tháng gần đây do ảnh hưởng kết hợp của thời tiết xấu, sự gia tăng lượng khách du lịch, cùng với việc duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu gạo của nước này. Vào tháng 8/2024, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng giới hạn lượng mua sắm của khách hàng - mỗi người chỉ được mua 1 túi gạo.