TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thiết kế sinh thái cho bao bì nhựa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam

Ngày đăng: 22 | 02 | 2025

Ngày 21/2/2025, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo Thiết kế sinh thái cho bao bì nhựa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng chủ trì Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng, bao bì là một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, vì nó không chỉ bảo vệ và bảo quản thực phẩm, mà còn tạo ra sự thu hút và nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, bao bì cũng đang gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do lượng rác thải bao bì ngày càng tăng, trong khi khả năng tái chế và phân hủy của chúng thấp. Hầu hết vòng đời của bao bì kết thúc tại các bãi rác, bị đốt cháy hoặc rò rỉ vào môi trường, chỉ 9% trong số đó được tái chế thành công. Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi theo hướng bền vững, nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

IMG 1494z
TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo

Đây là một bước đi quan trọng để hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó các nguồn nguyên liệu và sản phẩm được tái sử dụng, tái chế và phân hủy sinh học, giảm thiểu lượng rác thải và tiết kiệm tài nguyên. Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống cần phải thay đổi chiến lược sản xuất, thiết kế và chọn lựa các loại bao bì xanh, có khả năng tái chế hoặc phân hủy sinh học, thay thế cho các bao bì nhựa truyền thống. Hội thảo Thiết kế sinh thái cho bao bì nhựa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp thiết kế sinh thái trên cơ sở sử dụng các vật liệu tái chế, tái sử dụng hoặc sinh học phân hủy, các loại bao bì xanh giúp giảm lượng rác thải nhựa, cắt giảm lượng khí thải và nước tiêu tốn trong quá trình sản xuất, cũng như giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thiết kế sinh thái đối với bao bì trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, ThS. Nguyễn Minh Khoa - Chuyên gia Môi trường cho biết, thiết kế sinh thái bắt đầu được nhấn mạnh và phát triển vào những năm cuối thế kỷ 20, thông qua thiết kế sản phẩm với mục tiêu tác động môi trường tối thiểu trong suốt vòng đời. Thiết kế sinh thái với bao bì là một quá trình thiết kế bao bì trên cơ sở xem xét tác động môi trường của bao bì trong suốt vòng đời của chúng nhằm mục đích giảm thiểu chất thải và ô nhiễm và từ đó làm cho bao bì bền vững hơn. Nhằm giảm bớt khối lượng vật liệu sử dụng; hạn chế vật liệu đóng gói quá nhiều; nâng cao độ bền của sản phẩm; sử dụng các bộ phận dễ tái sử dụng; sử dụng một loại vật liệu duy nhất cho toàn bộ sản phẩm hoặc từng bộ phận; sản phẩm có thể dễ dàng tháo rời; dễ dàng thu gom và vận chuyển, Năm 2021, Nhật Bản đã ban hành Luật Thúc đẩy tuần hoàn tài nguyên với nhựa. Hàn Quốc cũng đã ban hành Chương trình Thiết kế sinh thái nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ đổi mới nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Chương trình thiết kế sinh thái bao gồm các nội dung: Cuộc thi về ý tưởng sáng tạo sản phẩm sinh thái; Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để phát triển mô hình thiết kế mẫu; Hỗ trợ kỹ thuật để lấy bằng sáng chế và nhãn sinh thái; Quảng bá các sản phẩm TKST tại sự kiện triển lãm ECO EXPO KOREA…

IMG 1535
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Việt Nam, liên quan đến thiết kế sinh thái, hiện nước ta đã có hệ thống chính sách để can thiệp các khâu từ sản xuất (cải tiến quy trình để giảm tác động môi trường), tiêu dùng (khuyến khích thay đổi hành vi), thải bỏ (quản lý chất thải). Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn cũng đã được khẳng định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Tiêu chí nhãn sinh thái đối với bao bì nhựa thân thiện với môi trường được quy định trong Quyết định số 3257/QĐ-BTNMT ngày 7/11/2023 của Bộ TN&MT... Tuy nhiên, chưa có các quy định, mô hình cụ thể. Tính đến hiện tại, chỉ có quy định về thiết kế sinh thái mang tính định hướng được nêu trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất bền vững, thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng cho các ngành sản xuất. Việt Nam cũng mới có tiêu chuẩn ISO 14006:2013 về Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn để hợp nhất thiết kế sinh thái do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này mới dừng ở mức quy định cho hệ thống quản lý môi trường tại các doanh nghiệp nhằm thực hiện thiết kế sinh thái, chưa phải các tiêu chuẩn về phương pháp thực hiện và đánh giá thiết kế sinh thái của sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn vẫn đang phải tự “dò đường đi” trong lộ trình thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Trong bối cảnh đó, TS. Kim Thị Thúy Ngọc - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, thay mặt nhóm nghiên cứu đề xuất tiêu chí và lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái đối với bao bì trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên các nhóm tiêu chí: Tối ưu hóa vật liệu; Dễ dàng tái chế; Thiết kế đa chức năng hoặc tái sử dụng; Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm tác động lên môi trường; Tăng cường thông tin và nhận diện sinh thái; Đảm bảo an toàn thực phẩm; Phù hợp với thói quen tiêu dùng của Việt Nam. Về lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái giai đoạn 2025 - 2035 bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn/quy chuẩn về thiết kế sinh thái; Truyền thông, nâng cao nhận thức, thúc đẩy phát triển thị trường cho sản phẩm thiết kế sinh thái; Thúc đẩy các cơ chế tài chính hỗ trợ thiết kế sinh thái; Thúc đẩy phối hợp giữa các bên liên quan để thúc đẩy thiết kế sinh thái; Đầu tư hạ tầng tái chế cho xử lý sản phẩm, bao bì thiết kế sinh thái.

IMG 1546x
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đưa ra các nhóm hoạt động cần triển khai trước mắt và trong trung hạn để thúc đẩy thiết kế sinh thái. Trước hết, cần tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Hiện, thiết kế sinh thái còn khá mới ở Việt Nam nên nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ và đồng bộ giữa các cấp, ngành sẽ tạo ra những khác biệt trong hành động. Do đó, (i) Đối với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, cần làm rõ những lợi ích lâu dài cả về môi trường và kinh tế trong việc thực hiện kinh tế tuần hoàn, thiết kế sinh thái; (ii) Đối với người tiêu dùng, cần thúc đẩy truyền thông nhấn mạnh vai trò của người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường; Khuyến khích hành vi tiêu dùng theo các nguyên tắc của thiết kế sinh thái (sử dụng sản phẩm có vòng đời dài hơn, tận dụng, tái chế các sản phẩm cũ, thải bỏ sản phẩm một cách có trách nhiệm…); Hướng dẫn người tiêu dùng tìm hiểu thông tin sản phẩm để đưa ra lựa chọn phù hợp với mục tiêu đặt ra. Tiếp theo, cần xây dựng và hoàn thiện chính sách về thiết kế sinh thái. Việc xây dựng và ban hành quy định về thiết kế sinh thái cần có lộ trình cụ thể để áp dụng cho từng nhóm sản phẩm, nên tập trung vào các nhóm sản phẩm trọng điểm. Cuối cùng, thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là bước tiền đề cho quá trình triển khai, phổ biến các giải pháp về thiết kế sinh thái và đưa ra các khuyến nghị chính sách để nhân rộng…

Theo Tạp chí Môi trường - Ảnh: An Bình

NỘI DUNG KHÁC

Họp tham vấn dự thảo hướng dẫn kỹ thuật lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam

26-2-2025

Ngày 26/02/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) Việt Nam và Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng tổ chức Họp tham vấn dự thảo hướng dẫn kỹ thuật lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam. Cuộc họp nằm trong khuôn khổ dự án “Mạng lưới Dịch vụ Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học Pha II” (BET-Net II), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với UNDP Việt Nam và Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng nghiên cứu đề xuất dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho Hệ sinh thái biển và Hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam. Cuộc họp có sự tham dự của ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện UNDP Việt Nam, đại biểu đến từ cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu, trường đại học, khu bảo tồn như Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo, VQG Cát Tiên, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, đặc biệt đại diện Ban Quản lý VQG Tràm Chim, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế VQG Tràm Chim và các cán bộ của VQG - đây là nơi áp dụng thí điểm Hướng dẫn kĩ thuật. Và một số tổ chức nước ngoài như IUCN, GIZ, các cơ quan báo chí tham dự trực tiếp tại Viện cũng như tham dự trực tuyến qua nền tảng. Cuộc họp do Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì.

Hội thảo tập huấn kiểm kê khí nhà kính và phát triển thị trường carbon

28-2-2025

Ngày 27/02/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường ổ chức Hội thảo tập huấn kiểm kê khí nhà kính và phát triển thị trường carbon. Hội thảo thu hút nhiều học viên đến từ cơ quan, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Về hướng phát triển thị trường carbon, hàng hóa giao dịch trên thị trường carbon tập trung vào tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (hay tín chỉ carbon). Đối tượng tham gia thị trường carbon là các cơ sở thuộc danh mục phát thải được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022, cập nhật tại Quyết định 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/08/2024 về các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Ngoài ra, các đối tượng tham gia thị trường còn là các tổ chức trung gian như các ngân hàng đóng vai trò thanh toán các giao dịch thị trường và các tổ chức khác đủ điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hội thảo khởi động Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới  nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”

28-2-2025

Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) xây dựng và bước vào thực hiện Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực” (2024 – 2026). Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao là Chủ Dự án. Ngày 28/2/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường/Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới  nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ/ngành, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia tới tham dự và đóng góp ý kiến cho Hội thảo. Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì Hội thảo. Dự án nhằm lồng ghép các giá trị của vốn tự nhiên và bảo vệ các hệ sinh thái biển và ven biển vào kế hoạch phát triển và cải thiện quản lý sinh cảnh để hỗ trợ chính sách phát triển kinh tế biển xanh bền vững tại Việt Nam.

Ra mắt Lãnh đạo Viện Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường và gặp gỡ nữ cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

7-3-2025

Ngày 6/3/2025, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức buổi ra mắt Lãnh đạo Viện và gặp mặt các nữ cán bộ, viên chức, người lao động nữ nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) tại trụ sở 479 Hoàng Quốc Việt và trực tuyến tại điểm cầu trụ sở 16 Thuỵ Khuê, Hà Nội. Phát biểu tại buổi gặp mặt, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cho biết, ngày 1/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho lãnh đạo 30 đơn vị thuộc Bộ theo Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25/2/2025 của Chính phủ. Cùng với 4 đơn vị sự nghiệp công lập, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường được Bộ trưởng bổ nhiệm 8 đồng chí lãnh đạo Viện (1 Viện trưởng và 7 Phó Viện trưởng). Việc thành lập Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường trên cơ sở hợp nhất giữa Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) nhằm thực hiện chiến lược cải cách hành chính, hướng tới bộ máy Nhà nước tinh gọn và hiệu quả theo Nghị quyết số 18 NQ-TW.

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Sử dụng đất

15-8-2024

Lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Sử dụng đất (AFOLU) có vai trò rất quan trọng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngoài đảm bảo an ninh lương thực, các giá trị môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học thì lĩnh vực AFOLU còn có vị trí quan trọng trong mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ và lưu giữ các-bon đảm bảo cho lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia tại COP26 là đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC, 2022), cam kết cắt giảm 30% khí mê-tan so với lượng phát thải khí mê-tan 2020 vào năm 2030. Để thực hiện lộ trình này đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất hơn nữa vào nỗ lực giảm phát thải KNK chung của toàn cầu.

Cuộc họp chuyên đề “ Chia sẻ kết quả nghiên cứu liên quan đến môi trường thực phẩm ở Việt Nam” ngày 16 tháng 09 năm 2024 tại phòng họp Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

16-9-2024

Trong khuôn khổ sáng kiến của CGIAR về Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (SHiFT), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Liên minh Bioversity International và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (Liên minh Bioversity-CIAT) tổ chức cuộc họp chuyên đề nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu liên quan đến môi trường thực phẩm tại Việt Nam, từ đó nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường thực phẩm cho các cán bộ cơ quan đối tác của SHiFT và các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học.

Vượt mức 1 tỷ USD, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD năm 2024

19-12-2024

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đã giành lại được mốc 1 tỷ USD sau 10 năm với kim ngạch đạt 1,11 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024, và dự báo sẽ lập mốc kỷ lục mới 1,3 tỷ USD trong năm 2024.

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

19-12-2024

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.

Giá tiêu hôm nay 10/12: Kim ngạch xuất khẩu tiêu năm nay ở mức cao kỷ lục

18-12-2024

Lượng tiêu xuất khẩu 11 tháng qua giảm 3,5%, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 46,9%. Giá xuất khẩu tăng giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu 11 tháng đạt 1 tỷ 217,6 triệu USD. Như vậy con số xuất khẩu 1,4 tỷ cho cả năm 2024 nhiều khả năng không đạt được, nhưng đây cũng là kỷ lục trong nhiều năm qua.

Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử rất lớn

18-12-2024

Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc...

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD

29-11-2024

Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…

Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần được thúc đẩy dựa trên khai thác các hiệp định thương mại tự do

27-11-2024

Kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu người tiêu dùng thế giới đang khôi phục trở lại là cơ hội cho các nước xuất khẩu. Việt Nam tích cực thúc đẩy tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), để khai thác tốt và nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường. Doanh nghiệp Việt cần chú ý tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường một cách chủ động và quản lý tốt các tác động bên ngoài để tận dụng cơ hội.