TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số ngành sản xuất nguyên liệu chế biến TACN (ngô, đậu tương) ở Việt Nam

11-10-2005

Sản xuất ngô và đậu tương ở nước ta những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Diện tích năng suất và sản lượng tăng nhanh, tỷ lệ diện tích sử dụng các giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt ngày càng tăng lên. Hiện nay, ở nhiều nơi, ngô và đậu tương là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng và đóng góp phần lớn vào thu nhập của hộ gia đình. Cây ngô đã mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Nhờ trồng ngô và đặc biệt là các giống ngô lai mà đồng bào các dân tộc vùng cao đã có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình trở thành giàu có mua được cả xe máy, ti vi và các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền khác.

Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng

11-10-2005

“Khái niệm dồn điền đổi thửa (DĐĐT) (Regrouping of lands, trong tiếng Anh, hay Remenbrement, trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành các mảnh ruộng nhỏ. Có 2 cơ chế chủ yếu để thực hiên DĐĐT, Một là để cho thị trường ruộng đất, và các nhân tố phi tập trung tham gia vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế nay vận hành tốt hơn.

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động xã hội của ngành công nghiệp mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế

11-10-2005

Nghiên cứu về ngành mía đường cho thấy bức tranh tổng quan của ngành là tương đối ảm đảm. Các số liệu đều khẳng định ngành mía đường Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém về mọi mặt từ chất lượng và năng suất mía đến hiệu quả hoạt động và giá thành sản xuất của các nhà máy chế biến. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ở chỗ khả năng cạnh tranh của toàn ngành mía đường bị hạn chế phần nhiều do những nguyên nhân chủ quan hơn là nguyên nhân khách quan. Việt Nam vẫn có những nhà máy đường làm ăn có lãi, những vùng mía đạt năng suất cao với chữ đường khá nên hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với đường thế giới. Chính những nhà máy đầu tư không đúng chỗ, hoạt động kém hiệu quả, những vùng mía phát triển tràn lan, không phù hợp đã kéo toàn bộ ngành mía đường của Việt Nam tụt hậu.

Nâng cao cạnh tranh của ngành cà phê robusta Việt Nam

11-10-2005

Để cung cấp thêm căn cứ khoa học, tham mưu cho lãnh đạo và các cơ quan chức năng trong Bộ lập chính sách và quản lý thị trường liên quan đến ngành hàng, năm 2002, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập nhóm chuyên gia ngành hàng trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường năng lực thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp với tài trợ của Bộ Ngoại giao Pháp. Các ngành hàng được lựa chọn gồm: lúa (gạo), chăn nuôi, rau quả, cà phê cao Su, Chè, hồ tiêu, điều, mía đường.

Đánh giá kinh tế xã hội của quản lý dịch hại trong sản xuất lúa ở Việt Nam

6-10-2005

Ts. Đỗ Kim Chung, TS. Kim Thị Dung Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002 Giới thiệu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các ứng xử ra quyết định của người nông dân và các kiến thức bản địa của họ về quản lý dịch hại trong sản xuất lúa, đồng thời đánh giá những lợi ích kinh tế xã hội mà chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã mang lại đối với ngành sản xuất lúa ở Việt Nam.

Kỷ yếu khoa học: Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996-2002

6-10-2005

Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002 Giới thiệu: Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Viện Kinh tế nông nghiệp, nhóm tác giả tập hợp và giới thiệu với bạn đọc tập Kỷ yếu khoa học về các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây (1996 - 2001), nội dung gồm các kết quả nghiên cứu về Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn được trình bày trong 6 phần lớn: I. Những vấn đề chung II. Nghiên cứu thị trường III. Kinh tế nông nghiệp và ngành hàng IV. Phát triển nông thôn V. Các hình thức tổ chức kinh doanh VI. Nghiên cứu - Trao đổi

Những biện pháp kinh tế, tổ chức và quản lý nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Trung

6-10-2005

Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002 Giới thiệu: Việc nghiên cứu nhằm đánh giá tương đối đầy đủ và có cơ sở khoa học đối với sự phát triển kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế miền Trung là hết sức cần thiết. Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu ở các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên và Daklak đồng thời đã thu thập thông tin tư liệu của 14 tỉnh trong vùng. Công việc nghiên cứu của nhóm tác giả bước đầu đã đưa ra một số kết quả nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế ở các tỉnh miền Trung.

Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cây lương thực và thực phẩm

6-10-2005

Chủ biên: PTS Nguyễn Tiến Mạnh. Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002. Giới thiệu: Nghiên cứu tập trung vào các vẫn đề sau: Cơ sở khoa học và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của các kỹ thuật tiến bộ và kinh tế - xã hội. Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

Định hướng xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia

5-10-2005

Sáng ngày 30-09-2005 tại Melia Hà Nội đã diễn ra hội thảo về dự thảo định hướng xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia do Cục Xúc Tiến Thương Mại - Bộ Thương Mại và Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế - UNCTAD/WTO tổ chức.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam

4-10-2005

Ngày 29-09-2005 hội thảo giới thiệu báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam thuộc dự án VIE/61/94, do Cục Xúc Tiến Thương Mại - Bộ Thương Mại và Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế UNCTAD/WTO (ITC) tổ chức, đã diễn ra tại Melia Hà Nội.

Trung Quốc với chính sách phát triển công nghệ cao và phát triển nông nghiệp

3-10-2005

Phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Phát triển Công nghệ cao tổ chức tại Hà nội ngày 29/30-9-2005, Giáo sư Chen Zhangliang, Trường Đại học Nông nghiệp Trung quốc, Nguyên Hiệu phó Trường Đại học Bắc Kinh,  khẳng định “công nghệ sinh học đã là một công cụ hữu ích đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Trung Quốc và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 1 tỷ dân số Trung Quốc, trong điều kiện quá trình đô thị hóa ngày càng tăng và lượng lao động nông thôn ngày càng giảm đi...” Ông phát biểu, “có ba điều mà tôi tâm đắc nhất trong chính sách phát triển công nghiệp cao của nước nhà và có lẽ đây là điều kiện cần để các Doanh nghiệp-Nhà trường có được những thành công.

Bùng nổ ngành bán lẻ lương thực và thực phẩm vùng châu Á Thái Bình Dương

28-9-2005

Hiện nay ngành bán lẻ lương thực thực phẩm ở các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh vùng châu Á Thái Bình Dương đang diễn ra một sự bùng nổ mang tính cách mạng. Đây là phát biểu khai mạc của ông Walter J. Armbruster trong hội thảo Triển vọng ngành lương thực thực phẩm Thái Bình Dương diễn ra ở Côn Minh trong 3 ngày 11 đến 14/5/2005.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn