TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bùng nổ ngành bán lẻ lương thực và thực phẩm vùng châu Á Thái Bình Dương

Ngày đăng: 28 | 09 | 2005

Hiện nay ngành bán lẻ lương thực thực phẩm ở các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh vùng châu Á Thái Bình Dương đang diễn ra một sự bùng nổ mang tính cách mạng. Đây là phát biểu khai mạc của ông Walter J. Armbruster trong hội thảo Triển vọng ngành lương thực thực phẩm Thái Bình Dương diễn ra ở Côn Minh trong 3 ngày 11 đến 14/5/2005.

Hiện nay ngành bán lẻ lương thực thực phẩm ở các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh vùng châu Á Thái Bình Dương đang diễn ra một sự bùng nổ mang tính cách mạng. Đây là phát biểu khai mạc của ông Walter J. Armbruster trong hội thảo Triển vọng ngành lương thực thực phẩm Thái Bình Dương diễn ra ở Côn Minh trong 3 ngày 11 đến 14/5/2005.|
Trong phần trình bày của mình chuyên gia Bill Coyle Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nhận định quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế cùng với luồng vốn đầu tư nước ngoài và các tập đoàn chế biến và kinh doanh thực phẩm thâm nhập vào các thị trường đang tăng trưởng đã dẫn đến những thay đổi cơ bản các hoạt động kinh doanh truyền thống, tạo nên sự bùng nổ của ngành bản lẻ lương thực-thực phẩm hiện đại như siêu thị, mạng lưới cửa hàng thực phẩm. Trong khi đó, về phía cầu, tăng lên của thu nhập và quá trình đô thị hoá dẫn đến lối sống thay đổi, nhu cầu tiêu thụ trở nên đa dạng hoá càng làm cho quá trình này diễn ra nhanh mạnh. Xu thế này đang mở ra các triển vọng kinh doanh mới và cũng đặt ra những vấn đề về chính sách quan trọng.
 
Giáo sư Tom Reardon đại học Michigan cho rằng đối với vùng châu Á Thái Bình Dương, sự phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại, đặc biệt là hệ thống siêu thị chia ra làm ba làn sóng lớn: Làn sóng thứ nhất, các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Chi Lê, Phillipin; Làn sóng thứ hai, Mêxicô, Thái Lan, Inđônêxia; Làn sóng thứ ba, Pêru, Trung Quốc, Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 30-40%/năm. Bà Farzana Moshin giám đốc vùng châu Á Thái Bình Dương của Euromonitor - tổ chức nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới cho rằng ngành bán lẻ thực phẩm đóng gói của vùng châu Á Thái Bình Dương đang tăng trưởng rất mạnh do thu nhập tăng mạnh, nhu cầu đa dạng hoá, và sự phát triển của loại hình bán lẻ hiện đại
 
Về xu hướng phát triển của siêu thị đó là 3 xu thế cơ bản: (i) lan toả từ các thành phố lớn, trung tâm đến các đô thị nhỏ, thị trấn; (ii), Người tiêu thụ từ tầng lớp giàu có đến trung lưu, khá giả và bình thường; (iii), các sản phẩm bán trong siêu thị bắt đầu từ sản phẩm chế biến, đóng hộp mở rộng ra các sản phẩm tươi sống.
 
Đối với Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về chủ đề này, dẫn đến chưa có đánh giá chính xác về hiện trạng nhu cầu và tiềm năng phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đang tăng trưởng mạnh của loại hình bán lẻ lương thực thực phẩm hiện đại. Về phía cầu, những năm gần đây quá trình đô thị hoá, sự tăng lên của thu nhập, tầng lớp trung lưu nổi lên dẫn đến nhu cầu ngày càng đa dạng, tăng lên theo hướng đòi hỏi các sản phẩm tiêu chuẩn và an toàn. Năm 1998, 20% người giàu nhất có thu nhập trên 600 USD/năm còn hiện nay là 1200 USD/năm. Nếu tính cho thành phố Hồ Chí Minh, 20% người khá giả nhất có thu nhập 1400 USD/năm và tiêu dùng 800 USD/năm. Sự tăng trưởng mạnh của thu nhập và tiêu dùng cho thấy một thị trường tăng trưởng mạnh để giới kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, xu hướng này có hàm ý quan trọng đối với định hướng phát triển. Trong thời gian qua dường như xu hướng chỉ chú trọng đến xuất khẩu đã bỏ quên tiềm năng của thị trường nội địa để cho nước ngoài khai thác.
 
Phạm Quang Diệu

NỘI DUNG KHÁC

Tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc, phát triển doanh nghiệp Nông nghiệp ngoài quốc doanh

21-9-2005

Ngày 21 tháng 9 năm 2005, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một hoạt động nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của ngành có được sự trao đổi và hiểu nhau hơn, từ đó có các biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành nông nghiệp.

Kinh nghiệm Đài Loan hội nhập WTO

20-9-2005

Ngày 19/9/2005 tại Viện Kinh tế Nông nghiệp, TS Torng Chuang Wu Nguyên Thứ tr­ưởng Bộ Nông nghiệp Đài Loan đã có buổi nói chuyện về kinh nghiệm của nông nghiệp Đài Loan trong hội nhập WTO. Theo TS Torn với các nước trong thời gian đàm phán đều tập trung theo nguyên tắc của WTO. Chủ yếu phải hiểu biết về tình hình kinh tế th­ương mại của đối tác buôn bán để tranh thủ lợi ích lớn nhất về kinh tế cho quốc gia và giảm ảnh hư­ởng bất lợi ở mức thấp nhất.

Triển vọng thương mại nông sản Hoa Kỳ

9-9-2005

Một cường quốc kinh tế hùng mạnh như Hoa kỳ vẫn luôn chịu những tác động về kinh tế, tài chính và môi trường tự nhiên từ bên ngoài. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ dự báo đạt cao hơn mức kỷ lục năm 2004 khoảng 5,8 tỷ USD và đạt 58,5 tỷ USD.

Lúa lai F1 và định hướng phát triển

30-8-2005

Năm 2003, diện tích lúa lai của Việt nam đạt 600.000 ha, với năng suất bình quân đạt 6,3 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 3.7 triệu tấn thóc. Lúa lai đã trở thành một nhân tố quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa, không những với các tỉnh miền Bắc mà còn phát triển rất tốt tại các tỉnh Miền Trung, như Thanh Hóa, Nghệ An và Tây Nguyên. Diện tích sản xuất hạt lai F1 đạt 1.700 ha.

Nhập khẩu nông sản Trung Quốc tăng vọt

26-8-2005

Sau nhiều năm trì trệ, chỉ trong vòng 3 năm từ 2002 đến 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, áp dụng các thuế nhập khẩu thấp, giá cả hàng hoá cao hơn, nguồn cung ứng nội địa giảm dẫn đến nhập khẩu nông sản của Trung Quốc tăng trưởng gấp đôi. Kim ngạch nhập khẩu nông sản nhảy vọt từ gần 11 tỷ đô la năm 2002 lên 25,9 tỷ đô la năm 2004, hầu hết các mặt hàng nông sản tăng cả về khối lượng và giá nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm hơn.

Tọa đàm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ

3-8-2005

Ngày 26-7, tại Vĩnh Phúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và báo Nhân Dân tổ chức tọa đàm "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ". Tại tọa đàm các đại biểu tập trung nêu rõ những thành tựu đạt được của từng tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong những năm gần đây, các nghiên cứu về mô hình sản xuất mới, HTX kiểu mới, đồng thời nêu ra những tồn tại, khó khăn cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn