TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nâng cao cạnh tranh của ngành cà phê robusta Việt Nam

Ngày đăng: 11 | 10 | 2005

Để cung cấp thêm căn cứ khoa học, tham mưu cho lãnh đạo và các cơ quan chức năng trong Bộ lập chính sách và quản lý thị trường liên quan đến ngành hàng, năm 2002, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập nhóm chuyên gia ngành hàng trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường năng lực thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp với tài trợ của Bộ Ngoại giao Pháp. Các ngành hàng được lựa chọn gồm: lúa (gạo), chăn nuôi, rau quả, cà phê cao Su, Chè, hồ tiêu, điều, mía đường.

Báo cáo Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cà phê Robusta Việt Nam" được viết dựa trên hai Báo cáo nghiên cứu chính. Báo cáo thứ nhất "Đánh giá ảnh hưởng của tự do hoá thương mại tới người trồng cà phê nghèo tỉnh Đăk Lăk là kết quả nghiên cứu hợp tác giữa nhóm nghiên cứu của Trung tâm tin học (ICARD), Oxfam Anh và Oxfam Hongkong năm 2002. Báo cáo thứ hai « Xác định khả năng cạnh tranh ngành hàng cà phê Robusta Việt Nam" do nhóm nghiên cứu của Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn phát triển bền vững (SDC) thực hiện với tài trợ của quĩ nghiên cứu MISPA năm 2003. Trong bối cảnh thị trường cà phê thế giới có lợi nhiều cho các tập đoàn cà phê đa quốc gia mà bất lợi hơn cho người sản xuất và tiêu dùng, ngành hàng cà phê Việt Nam lại chịu ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng giá giai đoạn 2000 - 2002, báo cáo này có thể cung cấp một số thông tin tham khảo giúp đánh giá hiện trạng và đề xuất những lựa chọn chính sách để nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Robusta Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

NỘI DUNG KHÁC

Đánh giá kinh tế xã hội của quản lý dịch hại trong sản xuất lúa ở Việt Nam

6-10-2005

Ts. Đỗ Kim Chung, TS. Kim Thị Dung Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002 Giới thiệu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các ứng xử ra quyết định của người nông dân và các kiến thức bản địa của họ về quản lý dịch hại trong sản xuất lúa, đồng thời đánh giá những lợi ích kinh tế xã hội mà chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã mang lại đối với ngành sản xuất lúa ở Việt Nam.

Kỷ yếu khoa học: Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996-2002

6-10-2005

Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002 Giới thiệu: Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Viện Kinh tế nông nghiệp, nhóm tác giả tập hợp và giới thiệu với bạn đọc tập Kỷ yếu khoa học về các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây (1996 - 2001), nội dung gồm các kết quả nghiên cứu về Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn được trình bày trong 6 phần lớn: I. Những vấn đề chung II. Nghiên cứu thị trường III. Kinh tế nông nghiệp và ngành hàng IV. Phát triển nông thôn V. Các hình thức tổ chức kinh doanh VI. Nghiên cứu - Trao đổi

Những biện pháp kinh tế, tổ chức và quản lý nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Trung

6-10-2005

Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002 Giới thiệu: Việc nghiên cứu nhằm đánh giá tương đối đầy đủ và có cơ sở khoa học đối với sự phát triển kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế miền Trung là hết sức cần thiết. Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu ở các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên và Daklak đồng thời đã thu thập thông tin tư liệu của 14 tỉnh trong vùng. Công việc nghiên cứu của nhóm tác giả bước đầu đã đưa ra một số kết quả nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế ở các tỉnh miền Trung.

Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cây lương thực và thực phẩm

6-10-2005

Chủ biên: PTS Nguyễn Tiến Mạnh. Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002. Giới thiệu: Nghiên cứu tập trung vào các vẫn đề sau: Cơ sở khoa học và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của các kỹ thuật tiến bộ và kinh tế - xã hội. Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

Định hướng xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia

5-10-2005

Sáng ngày 30-09-2005 tại Melia Hà Nội đã diễn ra hội thảo về dự thảo định hướng xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia do Cục Xúc Tiến Thương Mại - Bộ Thương Mại và Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế - UNCTAD/WTO tổ chức.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam

4-10-2005

Ngày 29-09-2005 hội thảo giới thiệu báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam thuộc dự án VIE/61/94, do Cục Xúc Tiến Thương Mại - Bộ Thương Mại và Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế UNCTAD/WTO (ITC) tổ chức, đã diễn ra tại Melia Hà Nội.

Trung Quốc với chính sách phát triển công nghệ cao và phát triển nông nghiệp

3-10-2005

Phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Phát triển Công nghệ cao tổ chức tại Hà nội ngày 29/30-9-2005, Giáo sư Chen Zhangliang, Trường Đại học Nông nghiệp Trung quốc, Nguyên Hiệu phó Trường Đại học Bắc Kinh,  khẳng định “công nghệ sinh học đã là một công cụ hữu ích đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Trung Quốc và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 1 tỷ dân số Trung Quốc, trong điều kiện quá trình đô thị hóa ngày càng tăng và lượng lao động nông thôn ngày càng giảm đi...” Ông phát biểu, “có ba điều mà tôi tâm đắc nhất trong chính sách phát triển công nghiệp cao của nước nhà và có lẽ đây là điều kiện cần để các Doanh nghiệp-Nhà trường có được những thành công.

Bùng nổ ngành bán lẻ lương thực và thực phẩm vùng châu Á Thái Bình Dương

28-9-2005

Hiện nay ngành bán lẻ lương thực thực phẩm ở các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh vùng châu Á Thái Bình Dương đang diễn ra một sự bùng nổ mang tính cách mạng. Đây là phát biểu khai mạc của ông Walter J. Armbruster trong hội thảo Triển vọng ngành lương thực thực phẩm Thái Bình Dương diễn ra ở Côn Minh trong 3 ngày 11 đến 14/5/2005.

Tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc, phát triển doanh nghiệp Nông nghiệp ngoài quốc doanh

21-9-2005

Ngày 21 tháng 9 năm 2005, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một hoạt động nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của ngành có được sự trao đổi và hiểu nhau hơn, từ đó có các biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành nông nghiệp.

Kinh nghiệm Đài Loan hội nhập WTO

20-9-2005

Ngày 19/9/2005 tại Viện Kinh tế Nông nghiệp, TS Torng Chuang Wu Nguyên Thứ tr­ưởng Bộ Nông nghiệp Đài Loan đã có buổi nói chuyện về kinh nghiệm của nông nghiệp Đài Loan trong hội nhập WTO. Theo TS Torn với các nước trong thời gian đàm phán đều tập trung theo nguyên tắc của WTO. Chủ yếu phải hiểu biết về tình hình kinh tế th­ương mại của đối tác buôn bán để tranh thủ lợi ích lớn nhất về kinh tế cho quốc gia và giảm ảnh hư­ởng bất lợi ở mức thấp nhất.

Triển vọng thương mại nông sản Hoa Kỳ

9-9-2005

Một cường quốc kinh tế hùng mạnh như Hoa kỳ vẫn luôn chịu những tác động về kinh tế, tài chính và môi trường tự nhiên từ bên ngoài. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ dự báo đạt cao hơn mức kỷ lục năm 2004 khoảng 5,8 tỷ USD và đạt 58,5 tỷ USD.

Lúa lai F1 và định hướng phát triển

30-8-2005

Năm 2003, diện tích lúa lai của Việt nam đạt 600.000 ha, với năng suất bình quân đạt 6,3 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 3.7 triệu tấn thóc. Lúa lai đã trở thành một nhân tố quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa, không những với các tỉnh miền Bắc mà còn phát triển rất tốt tại các tỉnh Miền Trung, như Thanh Hóa, Nghệ An và Tây Nguyên. Diện tích sản xuất hạt lai F1 đạt 1.700 ha.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn