TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kể cho người tiêu dùng nghe câu chuyện về hải sản Na Uy

7-6-2024

Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á: ‘Nếu có thông tin không đúng về hải sản Na Uy, chúng tôi có một tổ chức giải quyết những khủng hoảng này, đưa ra sự thật’.

Đảm bảo an ninh nguồn nước, xử lý hiệu quả ô nhiễm tại các dòng sông

5-6-2024

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu nhiều giải pháp về đầu tư các công trình hồ, đập giúp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn , đảm bảo an ninh nguồn nước; phát huy hiệu quả cơ chế quản lý nước theo lưu vực sông; đặc biệt là giải pháp giúp từng bước hồi sinh các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng. Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7. Sau phát biểu mở đầu phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực do Bộ quản lý.

Nỗ lực “làm mới” hợp tác xã nông nghiệp

5-6-2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã hiện hành với nhiều điểm mới giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Tại Đà Nẵng, các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã hoạt động có hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kinh tế hộ, song quá trình phát triển cũng gặp nhiều khó khăn...

Hội thảo tham vấn Kế hoạch triển khai nghiên cứu Xây dựng tiêu chí thiết kế sinh thái, đề xuất lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái cho bao bì của một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam

4-6-2024

Ngày 04/6/2024, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đã diễn ra Hội thảo tham vấn Kế hoạch triển khai nghiên cứu Xây dựng tiêu chí thiết kế sinh thái, đề xuất lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái cho bao bì của một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam. Mục tiêu của Hội thảo là giới thiệu về khái niệm, cách tiếp cận trong triển khai thiết kế sinh thái, thảo luận về kế hoạch triển khai nghiên cứu về xây dựng tiêu chí, lộ trình trong thực hiện thiết kế sinh thái tại Việt Nam. Nghiên cứu “Xây dựng tiêu chí thiết kế sinh thái, đề xuất lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái cho bao bì của một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam” thuộc hợp phần II “Hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật và KHHĐ nhằm hỗ trợ thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn, bao gồm cả trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR)” của dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do WWF-Việt Nam tài trợ. Hội thảo do TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng chủ trì, đã thu hút nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia đến từ các Bộ, đơn vị nghiên cứu, trường đại học, đặc biệt là các doanh nghiệp như Nestlé Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Hiệp hội Bao bì Việt Nam, Công ty Cổ phần Đông Á, Công ty TNHHDV Nhựa Bao Bì Kiến Đức, công ty TNHH TERMO Việt Nam, Dự án Giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa tại Việt Nam (USAID)…

Hội thảo Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6)

4-6-2024

Ngày 4/6/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Môi trường lần thứ III - Năm 2024, với chủ đề: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6). PGS.TS Nguyễn Đình Thọ  - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến tham dự và đồng chủ trì hội thảo. Hội thảo với chủ đề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp” nhằm tích cực phổ biến và truyền thông hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, để định hướng cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương trong quản lý, đầu tư và phân loại rác tại nguồn, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng đến phát triển bền vững. Diễn đàn môi trường lần thứ III - Năm 2024, đã nhận được nhiều tham luận và các ý kiến thảo luận của các diễn giả, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học từ Việt Nam, Nhật Bản, WB tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ tình hình thực tế tại Việt Nam, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời các Viện nghiên cứu, các Doanh nghiệp môi trường, xử lý chất thải, phát triển công nghệ đưa ra những mô hình tiên tiến, giới thiệu các công nghệ hiện đại, các giải pháp hiệu quả trong xử lý, phân loại và tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

Bảo vệ trẻ em trước những nguy hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

2-6-2024

Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm nay có chủ đề Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”. Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới các em bằng các sản phẩm có hại cho sức khỏe, kêu gọi chính phủ các nước áp dụng các chính sách bảo vệ các em khỏi các hành vi lôi kéo sử dụng thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị. Theo Bộ Y tế những thành tựu trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Theo tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá nung nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù được nung ở nhiệt độ thấp hơn nhưng vẫn tạo ra những hoá chất tương tự trong khói thuốc lá thông thường, như: Acrolein (gây kích ứng đường hô hấp mạnh), glycidol, formaldehyde và acetaldehyde (gây ung thư), carbon monoxide, hydrocarbon thơm đa vòng và các kim loại (nhôm, titan, stronti, molypden, thiếc và antimon). Cũng theo Tổ chức này, có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, đặc biệt trên các nền tảng kỹ thuật số.

Trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024

2-6-2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét nội dung điều chỉnh hiệu lực Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở ngay tại Kỳ họp thứ 7. Sáng 30/5, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết ngày 27/5/2024, Chính phủ có Tờ trình số 289/TTr-CP đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào Chương trình xây dựng luật, pháp luật năm 2024. Nội dung trình theo hướng điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ ngày 1/8/2024) đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, qua xem xét hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành các luật nêu trên nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Bộ TN&MT hướng dẫn triển khai Luật Tài nguyên nước

30-5-2024

Bộ TN&MT vừa ban hành Văn bản số 3263/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước. Để triển khai Luật Tài nguyên nước, Chính phủ đã Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 03 Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật (Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; Thông tư số 05/2024/TT-BTNMT quy định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất). Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có hiệu lực đồng thời với thời điểm Luật Tài nguyên nước có hiệu lực, ngày 01/7/2024.

Báo động an ninh nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long

30-5-2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa trên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%. Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế dự báo lượng mưa trong tháng 5/2024 trên lưu vực sông Mê Công thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 30%. Trong khi đó, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công. Do đó, việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mê Công về ngày càng ít, đã đưa ra lời cảnh báo về nguồn cung cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đáng báo động và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này đang trở nên cấp thiết.

Seminar khoa học với chuyên gia môi trường về chủ đề ứng phó với ô nhiễm nhựa và Hiệp ước Nhựa toàn cầu

30-5-2024

Ngày 28/5/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Seminar khoa học về chủ đề ứng phó với ô nhiễm nhựa và Hiệp ước Nhựa toàn cầu. Khách mời của buổi Seminar là Tiến sĩ Jorge Emmanuel là một nhà khoa học môi trường, nhà hóa học, kỹ sư hóa học và chuyên gia y tế công cộng. Ông là giảng viên nghiên cứu, giáo sư phụ trợ về khoa học môi trường tại Viện Khoa học Môi trường và Hàng hải, đồng thời là giáo sư phụ trợ về kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật & Thiết kế thuộc Đại học Silliman ở Philippines. Tại buổi trao đổi, Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã chia sẻ về ISPONRE và những hoạt động ISPONRE đã và đang triển khai. Tiến sĩ Jorge Emmanuel đã có những chia sẻ về dự án Zero Waste ở Philippines với ISPONRE.  Sau thời gian duy trì thành công các nỗ lực Không Rác thải, Đảo Apo ở Negros Oriental, Philippines hiện được công nhận là Đảo Không Rác thải đầu tiên của đất nước. Đảo Apo là một địa điểm du lịch ở Philippines được biết đến với những bãi biển trắng, điểm lặn và khu bảo tồn biển. Nó cũng là phòng thí nghiệm sinh vật biển cho một số trường đại học trong và ngoài nước.

Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2027

24-5-2024

Ngày 23/5/2024, Chi Đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) đã tổ chức Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2027. Đến dự và chỉ đạo đại hội, về phía Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có đồng chí Đặng Quốc Khánh – Bí thư Đoàn Bộ TN&MT. Về phía Chi ủy, Lãnh đạo Viện có đồng chí PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Phó Bí thư Chi bộ, Viện trưởng, đồng chí Lại Văn Mạnh – Chi ủy viên, đại diện Công đoàn Viện – Chủ tịch, Chánh Văn Phòng Nguyễn Ngọc Tú. Ngoài ra, Đại hội vinh dự có sự góp mặt của đại diện một số đơn vị Đoàn thuộc Bộ như: Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ và đặc biệt là sự có mặt đông đủ của toàn thể các đoàn viên thanh niên trong Viện. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của đoàn viên, thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, bày tỏ khát vọng và quyết tâm cống hiến sức trẻ, trí tuệ cùng với tuổi trẻ góp phần vào quá trình phát triển Viện ngày càng vững mạnh. Tính đến hết tháng 05/2024, Chi đoàn Viện có tổng số 29 đoàn viên gồm cả trong biên chế và hợp đồng lao động (trong đó có 16 đoàn viên nam và 13 đoàn viên là nữ), 100% đoàn viên có trình độ từ Đại học trở lên, 17 đồng chí có trình độ thạc sĩ (chiếm 56,67%). Chi đoàn hiện có 9 đồng chí được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ban chấp hành (BCH) Chi đoàn trong nhiệm kỳ gồm 05 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí Bí thư, 01 đồng chí Phó Bí thư và 03 đồng chí Ủy viên.

Viết tiếp câu chuyện vốn liếng

23-5-2024

Viết tiếp là vì đề tài này đã viết cách đây gần 5 năm nhưng giờ đọc lại vẫn thấy còn nhiều điều cần trao đổi thêm. Viết tiếp là vì vừa nhận được thông tin một vài doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí có thể ngưng hoạt động, do gánh nặng lãi suất, vốn liếng cứ thiếu trước hụt sau.