TIN TỨC-SỰ KIỆN

Các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc kéo dài thời gian làm việc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản

23-5-2024

Hai cửa khẩu có lượng thông quan xe chở hoa quả tươi lớn là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh đều làm việc cả ngày thứ 7 và Chủ nhật. Các đơn vị chức năng cũng thống nhất với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan đến 20h, có cửa khẩu kéo dài đến 21h hằng ngày để nâng cao hiệu suất thông quan...

Tọa đàm chính sách: Sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

22-5-2024

Ngày 22/5/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm chính sách về sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam. Tọa đàm do PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì. Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học và doanh nghiệp cùng cơ quan thông tấn, báo chí, đồng thời đạt được nhiều ý kiến tâm huyết, khách quan của các bên liên quan đối với kết quả của nghiên cứu. Đô thị hóa cùng với gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ đang khiến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở Việt Nam gia tăng nhanh, ước tính đã tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm qua. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTRSH phát sinh trên cả nước khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2023, con số này đã tăng lên 67.877,34 tấn CTRSH/ngày, trong đó khu vực đô thị phát sinh 38.143,05 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 56,19 %; khu vực nông thôn phát sinh 29.734,30 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 43,81 %. Để đối mặt với đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, lĩnh vực chất thải rắn cần được hiện đại hóa. Nhu cầu xử lý chất thải rắn (CTR) tại Việt Nam đang gia tăng đáng kể khi khối lượng CTR tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống quản lý chất thải rắn (QLCTR) hiện tại đang gặp phải khó khăn do các nguyên nhân gồm thiếu các bãi chôn lấp CTR hợpp vệ sinh; thiếu phương pháp xử lý CTR tiên tiến và phù hợp và nguồn lực phân bổ cho công tác quản lý CTR vẫn còn hạn chế.

Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị tổ chức nước ngoài đăng ký trước

22-5-2024

Thuốc lá Vinataba, cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương… đã bị đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trước ở Mỹ do doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng bảo hộ.

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024

20-5-2024

Với chủ đề “Be part of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 (ngày 22 tháng 5) là lời kêu gọi các bên liên quan hãy cùng đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF) nhằm ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái”. Ngày 9/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2693/BTNMT-TTTT gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024. Theo đó, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 (ngày 22 tháng 5) được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Be part of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”, là lời kêu gọi các bên liên quan hãy cùng đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF) nhằm ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái”. Thông điệp này cũng nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan về Khung GBF và Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP16) sẽ diễn ra từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2024 tại Thành phố Cali, Colombia.

Phát triển mạnh mẽ hơn thị trường các-bon

20-5-2024

Thị trường các-bon tồn tại theo hai hình thức, thị trường tự nguyện và thị trường bắt buộc. Giá giao dịch tín chỉ trên thị trường tự nguyện thường thấp hơn so với thị trường bắt buộc. Đối với thị trường các-bon tự nguyện phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp, trên thực tế từ giữa những năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp cung cấp tín chỉ ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ các-bon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Đối với thị trường các-bon tuân thủ phục vụ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, hiện nay Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ liên quan đang triển khai các nhiệm vụ xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện pháp lý, quy định kỹ thuật và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thí điểm thị trường từ năm 2025 và tiến tới vận hành chính thức. Các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon hay kết quả giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính ra nước ngoài từ năm 2021 trở đi có thể ảnh hưởng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia cam kết với cộng đồng quốc tế theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), đặc biệt là các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính sử dụng ngân sách Nhà nước hay các biện pháp tăng hấp thụ các-bon từ rừng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa

20-5-2024

Theo cử tri tỉnh Tây Ninh, hiện nay, Luật Đất đai 2013 quy định cán bộ, công chức là những đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, mức lương của cán bộ, công chức hiện nay khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Vì vậy, cần mở rộng đối tượng được sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể là cán bộ công chức để họ có thể tăng gia sản xuất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống. Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, để tháo gỡ khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên đất trồng lúa trong thời gian qua, Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Hội nghị lần thứ năm khóa XIII đã thể hiện rõ quan điểm về mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn. Cùng với đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch, Luật Đất đai 2024 đã bỏ quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Quá trình và một số vấn đề (Kỳ 2)

17-5-2024

Quá trình áp dụng bảo hiểm tại Việt Nam trước năm 2018
Bảo hiểm nông nghiệp được bắt đầu thực hiện tại Việt Nam từ năm 1982 và đã trải qua 4 lần thí điểm khác nhau được thực hiện bởi Nhà nước, cùng với một số thí điểm nhỏ của các doanh nghiệp tại một số địa phương nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1982-1984 tại hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh, tỉnh Nam Định và thường thất bại do nông dân không tiếp tục tham gia. Sau đó, thí điểm lần thứ 2 được thực hiện vào năm 1987 nhưng phải dừng lại do quá trình cải cách nông nghiệp (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). “Bảo hiểm nông nghiệp Nhà nước” phát triển mạnh mẽ nhất trong lần thí điểm lần thứ ba giai đoạn 1993 – 1998 cho cây lúa trên quy mô 12 tỉnh (1993), và 16 tỉnh (1996), với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan bao gồm Bộ Tài chính, công ty Bảo Việt và các chính quyền địa phương, bao gồm cả thí điểm mức hỗ trợ phí bảo hiểm 20% tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, lần thí điểm này tiếp tục phải dừng lại khi tỷ lệ bồi thường cao (110%), chi phí vận hành doanh nghiệp quá cao và quy mô thị trường cũng bị thu hẹp dần (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). Tiếp đó, với sự ra đời của Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, khái niệm “Bảo hiểm thương mại” đã ra đời và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp với các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm giai đoạn này rất nhỏ và chỉ dừng lại ở mức thí điểm và không được nhân rộng.

Khảo sát, kết nối thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại Hoa Kỳ

15-5-2024

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn có chuyến thăm, làm việc tại bang California, Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy giao thương nông lâm thủy sản.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường làm việc với Ngân hàng Thế giới về Tăng trưởng Xanh của Việt Nam

14-5-2024

Ngày 10/5/2024, tại trụ sở Viện, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về Tăng trưởng Xanh của Việt Nam. Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ cùng các cán bộ thuộc Viện - đại diện ISPONRE tiếp đại diện của WB. Về phía WB có ông Muthukumara S. Mani, Chuyên gia Kinh tế môi trường cao cấp, bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cao cấp cùng một số chuyên gia tư vấn cao cấp và nhà phân tích kinh tế. Ngân hàng Thế giới đã và đang tiến hành các hoạt động hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong tiến trình thực hiện cơ chế, chính sách và đầu tư nhằm giúp chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và đạt được vị thế thu nhập cao vào năm 2045. Điều này bao gồm những hỗ trợ trong việc xây dựng và thực hiện các Chiến lược và Kế hoạch hành động liên quan tới tăng trưởng xanh; hỗ trợ thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (được công bố tại COP26 năm 2021); và Chiến lược và Kế hoạch tổng thể của Chính phủ nhằm phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2018).

Tọa đàm Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5: Phát triển thị trường các bon để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam

14-5-2024

Ngày 14/5/2024, nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm “Phát triển thị trường các-bon để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam”. Tọa đàm do PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng và TS. Mai Thanh Dung -  Phó Viện trưởng đồng chủ trì cùng với sự tham gia của toàn thể nghiên cứu viên đang công tác tại Viện. Khách mời tham dự Tọa đàm có PGS.TS. Phạm Thị Thanh Ngà Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, TS. Nguyễn Thanh Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ và đại diện Viện Khoa học Tài nguyên nước, Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam…  Ngày KH&CN Việt Nam được Quốc hội thống nhất thông qua và được ghi trong Luật KH&CN năm 2013. Đây là dịp để tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức KH&CN, đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy sự đam mê sáng tạo của đội ngũ khoa học và công nghệ Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời để các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN trình diễn, giới thiệu thành tựu nghiên cứu, sáng tạo KH&CN với công chúng, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách mới về KH&CN, giới thiệu rộng rãi về thành tựu ở trong và ngoài nước…

Thủ tướng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện thị trường carbon

14-5-2024

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án, theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 2/5.

Tập trung thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

8-5-2024

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 202/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban, tại kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Thông báo, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự cố gắng của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia, các Bộ, ngành và 28 địa phương có biển trong việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.