TIN TỨC-SỰ KIỆN

Báo động an ninh nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng: 30 | 05 | 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa trên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%. Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế dự báo lượng mưa trong tháng 5/2024 trên lưu vực sông Mê Công thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 30%. Trong khi đó, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công. Do đó, việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mê Công về ngày càng ít, đã đưa ra lời cảnh báo về nguồn cung cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đáng báo động và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này đang trở nên cấp thiết.

Đe dọa an ninh nguồn nước

Theo nhận định của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, với các điều kiện như trên và nhận định dòng chảy từ sông Lan Thương (Trung Quốc) vẫn ở mức thấp, dòng chảy qua trạm Kra-chê (Campuchia) trong tháng 5/2024 biến động trong khoảng từ 8,9 tỷ m3 đến 10,7 tỷ m3; trong khi lượng nước trữ ở Biển Hồ (Campuchia) hiện tại là 1,2 tỷ m3 nên đóng góp không đáng kể ra dòng chính sông Mê Công trong thời gian tới ở Đồng bằng sông Cửu Long.

cdnmedia baotintuc vn upload e9gdnzvhdfi8lzswc6uba files 2019 10 ca mau 171019
Khu vực Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: Thế Anh/TTXVN

Kết hợp các thông tin trên với dự báo thủy triều, tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5/2024, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đưa ra các nhận định về diễn biến dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc.

Theo đó, mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong tháng 5/2024 có xu thế biến động theo thủy triều trong khoảng từ 0,9 m đến 1,4m. Lưu lượng trung bình ngày tới Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 5/2024 được nhận định sẽ biến động trong khoảng từ 3.200 m3/s đến 5.200 m3/s, ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023, nhưng cao hơn so với năm 2020.

Tổng lượng dòng chảy trong tháng 5/2024 qua hai trạm này có thể sẽ ở mức từ 9,7 tỷ m3 đến 11 tỷ m3 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 19 đến 28%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 khoảng từ 7 đến 18%, nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng từ 16 đến 30%.

Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, nhận định xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua thời kỳ cao điểm và đang có chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên, do lượng nước về từ thượng lưu còn ở mức thấp, mùa mưa ở Đồng bằng bông Cửu Long đến muộn nên xâm nhập mặn vẫn còn ở mức cao và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5. Đặc biệt là trên sông Vàm Cỏ Tây, do nguồn nước cung cấp trong thời gian tới vẫn rất hạn chế, nên tình hình xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài và có thể ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Dự báo chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các sông chính ở mức 40 - 50 km trên sông Tiền, sông Hậu; từ 90 - 110 km trên sông Vàm Cỏ Tây. Do tình hình xâm nhập mặn vẫn còn diễn biến phức tạp, các địa phương cần tiếp tục chủ động giám sát mặn, cập nhật các thông tin dự báo mặn của các cơ quan chuyên ngành để chủ động bố trí lịch mùa vụ Hè Thu hợp lý và vận hành công trình để tiêu thoát môi trường trong nội vùng cũng như các tác hại khác của hạn mặn trên địa bàn. Đối với, các khu vực cách biển từ 50km trở vào, khi nguồn nước ngọt trên sông ổn định, xem xét xuống giống vụ Hè Thu năm 2024.

Thực tế cho thấy, vào mùa khô, nguồn nước, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công và dự báo còn chịu nhiều biến động, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và đe dọa về an ninh nguồn nước cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Liên quan đến thực trạng nguồn nước sông Mê Công chảy về Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đưa ra cảnh báo an ninh nguồn nước từ các tác động lớn gây ra nhiều bất lợi đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu 3 loại tác động lớn và rất bất lợi như phát triển thượng lưu sông Mê Công, với nhiều hồ chứa được xây dựng, dung tích hữu ích hiện nay ước tính khoảng 69-73 tỷ m3. Tác động từ biển, trong đó nước biển dâng là quan trọng nhất và lún sụt mặt đất do cấu kết tự nhiên và con người khai thác nước ngầm, xây dựng hạ tầng gây ra. Trong đó, 2 yếu tố đầu tiên và một phần yếu tố thứ 3 là từ bên ngoài, đặt Đồng bằng sông Cửu Long vào thế phải chống đỡ, thích nghi.

Các tác động lớn đến Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng chảy về Đồng bằng thay đổi quy luật, do đó làm thay đổi chế độ nước trên đồng bằng cả hai mùa lũ và kiệt. Mất phù sa về đồng bằng, dẫn đến xói lở bờ sông, bờ biển. Nguồn nước mùa khô biến động mạnh, đặc biệt là hạn mặn có thể xảy ra bất thường và nghiêm trọng hơn.

Với các tác động nói trên, Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt 3 thách thức rất lớn đối với phát triển bền vững là an ninh nguồn nước, ngập nước diện rộng và kéo dài trong tương lai và suy thoái đồng bằng như xói lở bờ biển, bờ sông và hạ thấp đồng bằng.

Chủ động thích nghi có kiểm soát

cdnmedia baotintuc vn upload c2tvplmdlosdblsn03qn2q files 2024 04 30 tb xam nhap man dbscl 3042024
Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 là một trong những dự án quan trọng được thực hiện theo Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng hưởng lợi của Hệ thống gồm 5 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Trên cơ sở những cảnh báo nêu trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận diện và định hướng chiến lược quan trọng đối với đồng bằng là chủ động thích nghi có kiểm soát, làm chủ tình huống khi bất lợi xảy ra, lấy tài nguyên nước làm cốt lõi để bố trí sản xuất, định hướng phát triển.

Đồng bằng sông Cửu Long cần chủ động về nguồn nước cho các vùng sản xuất dựa theo sinh thái tự nhiên, với 3 loại hình tiêu biểu là thủy sản mặn lợ ven biển, trái cây và lúa gạo.

Đối với vùng ven biển, đây là vùng khó khăn về nước và dễ bị tổn thương, nhiệm vụ trọng yếu là chủ động nguồn nước, được thực hiện theo chiến lược nâng cấp các hệ thống thủy lợi ven biển như: Xây dựng các công trình kiểm soát mặn, lấy nước ngọt và chủ động chuyển nước ngọt cho các vùng khan hiếm nước có tiềm năng kinh tế cao như các vùng nuôi tôm.

Cùng với các hệ thống thủy lợi tăng cường nguồn cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích nhân dân tự tích nước, tích nước rải, quy mô hộ gia đình.

Đối với vùng ngập lũ, theo đánh giá và dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hiện nay tần suất xuất hiện lũ lớn giảm mạnh (khoảng 10 - 15 năm mới xuất hiện 1 lần; tương lai khi thượng lưu hoàn thiện các hồ chứa theo quy hoạch khoảng 110 tỷ m3 thì khoảng 90 - 100 năm mới xuất hiện 1 lần), lũ vừa và lũ nhỏ xuất hiện thường xuyên, do đó việc sản xuất trên vùng ngập lũ cần thay đổi cho phù hợp để khai thác tốt nhất tài nguyên đất và nước với các mô hình kinh tế nông nghiệp phù hợp.

Lãnh đạo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam nhận định trong bối cảnh diễn biến xâm nhập mặn có xu thế xuất hiện ngày càng gay gắt, biến động bất thường và thường xuyên hơn, trong khi các giải pháp hệ thống công trình thủy lợi còn đang dần hoàn thiện trong thời gian tới. Do đó, để giảm thiểu tối đa thiệt hại, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam khuyến cáo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục tăng cường các giải pháp phi công trình để chỉ đạo điều hành, xây dựng các kịch bản hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra trên địa bàn và giải pháp ứng phó phù hợp.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường, hiện đại hóa công tác giám sát, cập nhật các bản tin của các cơ quan dự báo chuyên ngành phục vụ cho công tác điều hành mùa vụ, tạo thuận lợi cho nhân dân có thông tin về nguồn nước để chuyển đổi sản xuất ngắn và dài hạn. Điều chỉnh mềm dẻo lịch sản xuất theo từng mùa, từng năm. Thay đổi, điều chỉnh các mô hình sản xuất theo hướng ít sử dụng nước ngọt hơn và tăng cường khuyến khích người dân tích trữ nước trong các ao, mương khu vực vườn cây ăn trái và trên ruộng (đối với lúa) trước thời điểm dự báo có đợt xâm nhập mặn.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành các hệ thống thủy lợi đã hình thành để tăng cường vận hành, kết nối nguồn nước trong nội vùng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên đất - nước và công trình thủy lợi, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết.

Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Seminar khoa học với chuyên gia môi trường về chủ đề ứng phó với ô nhiễm nhựa và Hiệp ước Nhựa toàn cầu

30-5-2024

Ngày 28/5/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Seminar khoa học về chủ đề ứng phó với ô nhiễm nhựa và Hiệp ước Nhựa toàn cầu. Khách mời của buổi Seminar là Tiến sĩ Jorge Emmanuel là một nhà khoa học môi trường, nhà hóa học, kỹ sư hóa học và chuyên gia y tế công cộng. Ông là giảng viên nghiên cứu, giáo sư phụ trợ về khoa học môi trường tại Viện Khoa học Môi trường và Hàng hải, đồng thời là giáo sư phụ trợ về kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật & Thiết kế thuộc Đại học Silliman ở Philippines. Tại buổi trao đổi, Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã chia sẻ về ISPONRE và những hoạt động ISPONRE đã và đang triển khai. Tiến sĩ Jorge Emmanuel đã có những chia sẻ về dự án Zero Waste ở Philippines với ISPONRE.  Sau thời gian duy trì thành công các nỗ lực Không Rác thải, Đảo Apo ở Negros Oriental, Philippines hiện được công nhận là Đảo Không Rác thải đầu tiên của đất nước. Đảo Apo là một địa điểm du lịch ở Philippines được biết đến với những bãi biển trắng, điểm lặn và khu bảo tồn biển. Nó cũng là phòng thí nghiệm sinh vật biển cho một số trường đại học trong và ngoài nước.

Bảo vệ trẻ em trước những nguy hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

2-6-2024

Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm nay có chủ đề Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”. Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới các em bằng các sản phẩm có hại cho sức khỏe, kêu gọi chính phủ các nước áp dụng các chính sách bảo vệ các em khỏi các hành vi lôi kéo sử dụng thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị. Theo Bộ Y tế những thành tựu trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Theo tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá nung nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù được nung ở nhiệt độ thấp hơn nhưng vẫn tạo ra những hoá chất tương tự trong khói thuốc lá thông thường, như: Acrolein (gây kích ứng đường hô hấp mạnh), glycidol, formaldehyde và acetaldehyde (gây ung thư), carbon monoxide, hydrocarbon thơm đa vòng và các kim loại (nhôm, titan, stronti, molypden, thiếc và antimon). Cũng theo Tổ chức này, có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, đặc biệt trên các nền tảng kỹ thuật số.

Trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024

2-6-2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét nội dung điều chỉnh hiệu lực Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở ngay tại Kỳ họp thứ 7. Sáng 30/5, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết ngày 27/5/2024, Chính phủ có Tờ trình số 289/TTr-CP đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào Chương trình xây dựng luật, pháp luật năm 2024. Nội dung trình theo hướng điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ ngày 1/8/2024) đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, qua xem xét hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành các luật nêu trên nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Hội thảo tham vấn Kế hoạch triển khai nghiên cứu Xây dựng tiêu chí thiết kế sinh thái, đề xuất lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái cho bao bì của một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam

4-6-2024

Ngày 04/6/2024, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đã diễn ra Hội thảo tham vấn Kế hoạch triển khai nghiên cứu Xây dựng tiêu chí thiết kế sinh thái, đề xuất lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái cho bao bì của một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam. Mục tiêu của Hội thảo là giới thiệu về khái niệm, cách tiếp cận trong triển khai thiết kế sinh thái, thảo luận về kế hoạch triển khai nghiên cứu về xây dựng tiêu chí, lộ trình trong thực hiện thiết kế sinh thái tại Việt Nam. Nghiên cứu “Xây dựng tiêu chí thiết kế sinh thái, đề xuất lộ trình áp dụng thiết kế sinh thái cho bao bì của một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam” thuộc hợp phần II “Hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật và KHHĐ nhằm hỗ trợ thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn, bao gồm cả trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR)” của dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do WWF-Việt Nam tài trợ. Hội thảo do TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng chủ trì, đã thu hút nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia đến từ các Bộ, đơn vị nghiên cứu, trường đại học, đặc biệt là các doanh nghiệp như Nestlé Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Hiệp hội Bao bì Việt Nam, Công ty Cổ phần Đông Á, Công ty TNHHDV Nhựa Bao Bì Kiến Đức, công ty TNHH TERMO Việt Nam, Dự án Giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa tại Việt Nam (USAID)…

Hội thảo Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6)

4-6-2024

Ngày 4/6/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Môi trường lần thứ III - Năm 2024, với chủ đề: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6). PGS.TS Nguyễn Đình Thọ  - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến tham dự và đồng chủ trì hội thảo. Hội thảo với chủ đề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp” nhằm tích cực phổ biến và truyền thông hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, để định hướng cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương trong quản lý, đầu tư và phân loại rác tại nguồn, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng đến phát triển bền vững. Diễn đàn môi trường lần thứ III - Năm 2024, đã nhận được nhiều tham luận và các ý kiến thảo luận của các diễn giả, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học từ Việt Nam, Nhật Bản, WB tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ tình hình thực tế tại Việt Nam, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời các Viện nghiên cứu, các Doanh nghiệp môi trường, xử lý chất thải, phát triển công nghệ đưa ra những mô hình tiên tiến, giới thiệu các công nghệ hiện đại, các giải pháp hiệu quả trong xử lý, phân loại và tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

Đảm bảo an ninh nguồn nước, xử lý hiệu quả ô nhiễm tại các dòng sông

5-6-2024

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu nhiều giải pháp về đầu tư các công trình hồ, đập giúp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn , đảm bảo an ninh nguồn nước; phát huy hiệu quả cơ chế quản lý nước theo lưu vực sông; đặc biệt là giải pháp giúp từng bước hồi sinh các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng. Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7. Sau phát biểu mở đầu phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực do Bộ quản lý.

“Tích hợp tiêu chí xanh vào hoạt động sản xuất, không khó như doanh nghiệp nghĩ”

10-6-2024

Theo góc nhìn của ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu như Việt Nam không chủ động đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nâu sang xanh, Việt Nam sẽ có thể mất thị phần trong nhiều lĩnh vực trên thị trường quốc tế.... Hiện nay, các quốc gia phát triển đã đưa ra nhiều quy định về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Như từ tháng 1 năm 2023, châu Âu đã đưa ra quy định là tất cả các doanh nghiệp niêm yết phải có báo cáo bền vững và báo cáo này bắt buộc phải thực hiện từ tháng 6 năm 2024. Các nước như Anh, Mỹ, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc và New Zealand cũng đã bắt buộc thực hiện báo cáo phát triển bền vững này. “Các doanh nghiệp đa quốc gia chỉ chiếm 1% thị phần tại Việt Nam và họ sẵn sàng hy sinh thị phần tại Việt Nam để bảo vệ 99% thị phần còn lại. Nếu Việt Nam không có báo cáo phát thải, họ sẽ không tiếp tục thương mại và đầu tư với chúng ta”, ông Thọ cho hay. Trong lĩnh vực dệt may, việc chuyển từ nâu sang xanh không làm giảm cạnh tranh mà thực tế cho thấy nếu không chuyển đổi sang kinh tế xanh, chúng ta sẽ mất thị phần. Ví dụ, Bangladesh đã vượt qua Việt Nam về xuất khẩu do họ đã áp dụng các tiêu chuẩn xanh như LEED và sử dụng năng lượng mặt trời, trong khi Việt Nam giảm 75% đơn hàng vào cuối năm 2022 và 10% trong năm 2023.

Trình Quốc hội cho phép thi hành sớm Luật Đất đai và 3 luật khác từ 1/8/2024

10-6-2024

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo quy trình xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp của Quốc hội. Ngày 9/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về Dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 60/TTr-BTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2024 và hồ sơ liên quan kèm theo, cụ thể:

Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái

12-6-2024

Ngày 11/6/2024, tại Hạ Long, Quảng Ninh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái nhằm cung cấp các khái niệm cơ bản về hạch toán tài khoản đại dương và giới thiệu các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái và thực tế triển khai tại Việt Nam. Ông Trần Văn Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã đến tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. Hội thảo thu hút sự quan tâm của đại diện các Sở ngành liên quan tại Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long, và các giảng viên của trường Đại học Hạ Long. Hạch toán tài khoản đại dương là một khung thống kê để sắp xếp các dữ liệu và số liệu thống kê có liên quan, dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hệ thống hạch toán kinh tế môi trường (SEEA). SEEA cung cấp các tiêu chuẩn để tổng hợp dữ liệu vật lý về môi trường và liên kết dữ liệu đó với dữ liệu tiền tệ trong Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Phương pháp này có thể được áp dụng không chỉ để tính toán dữ liệu về trữ lượng cá mà còn sử dụng trong tính toán các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền và giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như bảo vệ bờ biển, hấp thụ carbon và giải trí.

Hệ thống thông tin là "chìa khóa" quản trị tài nguyên đất đai

18-6-2024

Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia và kết nối trực tuyến với 63 địa phương về dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai (dự thảo Nghị định). Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 68 điều quy định chi tiết 11 nội dung được giao trong Luật Đất đai. Nghị định được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững. Hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác quản lý đất đai dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai thống nhất, tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nối từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân.

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

18-6-2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024. Nghị định nêu rõ: Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20 tháng 11 năm 2024, cụ thể như sau:a) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.b) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.c) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.d) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.đ) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 9 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.

Trình Quốc hội dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới

26-6-2024

Tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản… là những điểm mới tại dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Nhiều chính sách quan trọng vẫn còn nguyên giá trị và được tiếp tục kế thừa.