TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trình Quốc hội cho phép thi hành sớm Luật Đất đai và 3 luật khác từ 1/8/2024

Ngày đăng: 10 | 06 | 2024

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo quy trình xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp của Quốc hội. Ngày 9/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về Dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 60/TTr-BTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2024 và hồ sơ liên quan kèm theo, cụ thể:

4luat 1717907709663178898010
Trình Quốc hội cho phép thi hành sớm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng từ 1/8/2024

1- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 253; Điều 254 (trừ khoản 4 và khoản 5); Điều 255 (trừ khoản 8); Điều 256 (trừ khoản 2 và khoản 4); Điều 257 (trừ khoản 1); Điều 258; Điều 259; Điều 260 (trừ các khoản 12, 14 và 15) của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025."

2- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024."

3- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024."

4- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 như sau: "2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024."

Theo Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sớm đưa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vào cuộc sống sẽ sớm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi, thúc đẩy sự tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại đối với việc quản lý, vận hành nhà chung cư…; sớm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư một cách kịp thời, hiệu quả, an toàn và bền vững góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách nhà ở của Đảng, phát triển kinh tế xã hội của đất nước và được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Việc sửa đổi hiệu lực của khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về hiệu lực của khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này, nhằm bảo đảm áp dụng đồng bộ quy định pháp luật, bảo đảm chặt chẽ khi nhận tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.

Theo Monre

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái

12-6-2024

Ngày 11/6/2024, tại Hạ Long, Quảng Ninh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái nhằm cung cấp các khái niệm cơ bản về hạch toán tài khoản đại dương và giới thiệu các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái và thực tế triển khai tại Việt Nam. Ông Trần Văn Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã đến tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. Hội thảo thu hút sự quan tâm của đại diện các Sở ngành liên quan tại Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long, và các giảng viên của trường Đại học Hạ Long. Hạch toán tài khoản đại dương là một khung thống kê để sắp xếp các dữ liệu và số liệu thống kê có liên quan, dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hệ thống hạch toán kinh tế môi trường (SEEA). SEEA cung cấp các tiêu chuẩn để tổng hợp dữ liệu vật lý về môi trường và liên kết dữ liệu đó với dữ liệu tiền tệ trong Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Phương pháp này có thể được áp dụng không chỉ để tính toán dữ liệu về trữ lượng cá mà còn sử dụng trong tính toán các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền và giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như bảo vệ bờ biển, hấp thụ carbon và giải trí.

Hệ thống thông tin là "chìa khóa" quản trị tài nguyên đất đai

18-6-2024

Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia và kết nối trực tuyến với 63 địa phương về dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai (dự thảo Nghị định). Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 68 điều quy định chi tiết 11 nội dung được giao trong Luật Đất đai. Nghị định được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững. Hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác quản lý đất đai dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai thống nhất, tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nối từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân.

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

18-6-2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024. Nghị định nêu rõ: Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20 tháng 11 năm 2024, cụ thể như sau:a) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.b) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.c) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.d) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.đ) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 9 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.

Trình Quốc hội dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới

26-6-2024

Tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản… là những điểm mới tại dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Nhiều chính sách quan trọng vẫn còn nguyên giá trị và được tiếp tục kế thừa.

Xung đột và thiên tai toàn cầu: Đẩy mức độ di dời tăng kỷ lục

26-6-2024

Cố vấn đặc biệt của Liên hợp quốc về Di dời nội bộ Robert Piper vừa cho biết, số người di cư trong nước nhiều gấp đôi so với 10 năm trước - con số lớn nhất từng được ghi nhận Ông Piper cho biết con số 76 triệu người trên toàn cầu hiện nay đại diện cho những người “mất nhà cửa, sinh kế, cộng đồng và trong một số trường hợp, mất cả danh tính hợp pháp của họ vì chiến tranh, thiên tai như động đất, lũ lụt và các thảm họa khác liên quan đến thời tiết”. Những người di cư trong nước (IDP), không giống như những người tị nạn, chưa vượt qua biên giới quốc tế. Trong khi một số người trở về nhà tương đối nhanh chóng thì hàng chục triệu người lại bị mắc kẹt trong tình trạng di cư dài hạn từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn. Sự di cư kéo dài này thường là kết quả của xung đột và chiến tranh. Trong khi đó, hàng triệu người khác phải di cư do thiên tai như lũ lụt, bão, động đất và cháy rừng tàn phá các quốc gia trên thế giới. Số liệu gần đây nhất do Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) thu thập cho thấy 68,3 triệu người vẫn phải di dời trong nước do xung đột và bạo lực. Ước tính có khoảng 9,1 triệu người phải di dời ở Sudan, đây là số lượng người di cư trong nước lớn nhất từng được báo cáo. Tiếp theo là Syria, với 7,2 triệu người di cư trong nước và Cộng hòa Dân chủ Congo, với 6,7 triệu người.

Họp khởi động nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo về kiểm kê khí nhà kính, đánh giá tổn thương khí hậu, kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh... cho các đô thị loại II”

26-6-2024

Ngày 25/6/2024, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp khởi động nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo về kiểm kê khí nhà kính, đánh giá tổn thương khí hậu, kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh... cho các đô thị loại II”. Đây là hoạt động nghiên cứu thuộc khuôn khổ dự án “Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II” (Dự án Đô thị xanh) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường được Bộ Tài nguyên Môi trường giao làm Chủ dự án, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường là cơ quan đồng thực hiện. Cuộc họp khởi động có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan ban ngành, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, chuyên gia đã đến tham dự và đóng góp ý. Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang trong thời điểm then chốt của quá trình phát triển đô thị. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt ngày càng nhiều với những vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hóa, đặc biệt là vấn đề môi trường và BĐKH. Do đó, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Việt Nam và được coi là ưu tiên chính trong chương trình nghị sự của Chính phủ Việt Nam.

ssdjsahd

22-10-2018

Ngày 19/10/2018, TS. Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì Hội nghị Đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2015-2018 và định hướng đến 2021.

Đối thoại chính sách “Sử dụng công cụ kinh tế để quản lý không khí, nước, chất thải và tài nguyên biển: bài học kinh nghiệm và các bước tiếp theo”

1-11-2018

Ngày 1/11/2018, tại Hà Nội, Sáng kiến Môi trường cho Phát triển (Thụy Điển) và Viện Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách “Sử dụng công cụ kinh tế để quản lý không khí, nước, chất thải và tài nguyên biển: bài học kinh nghiệm và các bước tiếp theo”. Viện trưởng ISPONRE - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đồng chủ trì Hội nghị. Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp nhằm triển khai các hoạt động thực tiễn trong tương lai, Hội thảo thu hút được nhiều sự quan tâm của các đại biểu trong và ngoài nước.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hoàn thiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 2019

5-11-2018

Ngày 5/11/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp về việc hoàn thiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 2019 của Viện. Tại buổi họp, các chủ nhiệm nhiệm vụ lần lượt trình bày và tiếp thu ý kiến góp ý của Lãnh đạo Viện để chỉnh sửa nhẳm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được thực hiện đúng chất lượng, đúng thời gian và kinh phí phù hợp. Làm tốt việc lập nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức khoa & học công nghệ như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đồng thời, tạo điều kiện để Viện thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm được cơ chế thu nhập của công chức, viên chức, người lao động theo hiệu quả công việc một cách dân chủ, công bằng.

Hội thảo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Đất đai 2013"

7-11-2018

Ngày 7/11/2018, trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Đất đai 2013". Hội thảo do TS Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì. Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, tích cực trao đổi và có những ý kiến, đề xuất tâm huyết để ISPONRE tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

7-11-2018

Ngày 7/11/2018, Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi nói chuyện giữa PGS.TS. GVCC Nguyễn Quang Liệu (Đại học Quốc Gia Hà Nội) và toàn thể cán bộ, người lao động đang công tác tại Viện về chủ đề Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực mới trong việc đổi mới tác phong công tác, nâng cao hiệu quả công việc. Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.

Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia

9-11-2018

Ngày 9/11/2018, tại Hà Nội, "Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia" được tổ chức trong khuôn khổ hỗ trợ của Sáng kiến Khí hậu Quốc tê (IKI) của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân của Cộng hòa Liên bang Đức cho dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực để giải quyết các mối quan hệ giữa khoa học-chính sách-thực tiễn tại 4 nước: cameroon, Colombia, Ethiopia và Việt Nam thông qua Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Thế giới của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP-WCMC) từ năm 2017-2020, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được giao quản lý dự án tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đồng chủ trì Hội thảo.