TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xung đột và thiên tai toàn cầu: Đẩy mức độ di dời tăng kỷ lục

Ngày đăng: 26 | 06 | 2024

Cố vấn đặc biệt của Liên hợp quốc về Di dời nội bộ Robert Piper vừa cho biết, số người di cư trong nước nhiều gấp đôi so với 10 năm trước - con số lớn nhất từng được ghi nhận Ông Piper cho biết con số 76 triệu người trên toàn cầu hiện nay đại diện cho những người “mất nhà cửa, sinh kế, cộng đồng và trong một số trường hợp, mất cả danh tính hợp pháp của họ vì chiến tranh, thiên tai như động đất, lũ lụt và các thảm họa khác liên quan đến thời tiết”. Những người di cư trong nước (IDP), không giống như những người tị nạn, chưa vượt qua biên giới quốc tế. Trong khi một số người trở về nhà tương đối nhanh chóng thì hàng chục triệu người lại bị mắc kẹt trong tình trạng di cư dài hạn từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn. Sự di cư kéo dài này thường là kết quả của xung đột và chiến tranh. Trong khi đó, hàng triệu người khác phải di cư do thiên tai như lũ lụt, bão, động đất và cháy rừng tàn phá các quốc gia trên thế giới. Số liệu gần đây nhất do Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) thu thập cho thấy 68,3 triệu người vẫn phải di dời trong nước do xung đột và bạo lực. Ước tính có khoảng 9,1 triệu người phải di dời ở Sudan, đây là số lượng người di cư trong nước lớn nhất từng được báo cáo. Tiếp theo là Syria, với 7,2 triệu người di cư trong nước và Cộng hòa Dân chủ Congo, với 6,7 triệu người.

ti nan
UNHCR đã xây dựng các lớp học để đảm bảo giáo dục cho trẻ em Yemen phải di dời. Ảnh: UNHCR/Houssam Hariri

Đáng chú ý, tại Gaza, nơi bị chiến tranh tàn phá, cứ 10 người thì có hơn 8 người phải di dời, tương đương 1,9 triệu dân. Haiti cũng đã ghi nhận mức độ di dời kỷ lục, với 600.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa tính từ đầu năm đến nay, gấp đôi so với năm ngoái.

Trong khi đó, theo bà Paula Betancur, chuyên gia độc lập của Liên hợp quốc, xung đột dân sự ở Myanmar đã khiến đại đa số trong số 3 triệu người di cư trong nước không có nơi ở phù hợp và không được tiếp cận với thực phẩm và nước uống.

Trước đó, Báo cáo Xu hướng Toàn cầu năm 2024 của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) vừa công bố cũng cho thấy, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới trong năm nay và năm ngoái đã lên đến mức cao mới trong lịch sử.

Cụ thể, báo cáo cho thấy số người bị buộc phải di dời đã đạt mức kỷ lục 117,3 triệu người vào cuối năm 2023, và đến tháng 5/2024, con số này có thể đã vượt quá mốc 120 triệu người - đánh dấu mức tăng hằng năm trong năm thứ 12 liên tiếp. Đây được cho là kết quả của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, cũng như các xung đột mới nổi và đang ngày càng gia tăng. Từ đó, UNHCR cảnh báo số người buộc phải di dời có thể còn tăng hơn nữa nếu không có những thay đổi chính trị lớn trên phạm vi toàn cầu.

Phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ mới đây, bà Betancur cho rằng việc thiếu trách nhiệm giải trình đối với các hành vi vi phạm nhân quyền cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng di dời, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thấu hiểu và ghi nhận “những câu chuyện cá nhân về sự mất mát, khả năng phục hồi và hy vọng” đằng sau số lượng người di dời kỷ lục.

Cần giải pháp lâu dài

Mặc dù vào năm ngoái, các tổ chức nhân đạo của Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ tới 50 triệu người di cư trong nước, nhưng ông Piper kêu gọi còn nhiều việc phải làm để tạo ra các giải pháp bền vững.

Chương trình hành động về di cư trong nước của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhằm mục đích phá vỡ mô hình di cư dài hạn và tạo ra các giải pháp lâu dài, góp phần ngăn chặn tốt hơn các cuộc khủng hoảng di dời mới xuất hiện và đảm bảo những người phải đối mặt với việc di dời nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả. Chương trình này đưa ra 31 cam kết cụ thể và 22 cơ quan khác nhau của Liên hợp quốc đã đăng ký tham gia.

Ông Piper cũng kêu gọi các quốc gia thành viên tạo ra một diễn đàn liên chính phủ để giải quyết vấn đề theo cách xuyên suốt hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các giải pháp của của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM).

“Đã đến lúc các bên tham chiến phải tôn trọng luật pháp quốc tế và luật cơ bản của chiến tranh… Thực tế là nếu không có sự hợp tác tốt hơn và nỗ lực phối hợp để giải quyết xung đột, các vấn đề về nhân quyền và khủng hoảng khí hậu, thì số lượng người di dời sẽ tiếp tục tăng, mang lại những đau khổ mới và dẫn tới việc ứng phó với nhân đạo gây tốn kém”. - Ông Filippo Grandi, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn

Tổng hợp

NỘI DUNG KHÁC

Họp khởi động nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo về kiểm kê khí nhà kính, đánh giá tổn thương khí hậu, kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh... cho các đô thị loại II”

26-6-2024

Ngày 25/6/2024, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp khởi động nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo về kiểm kê khí nhà kính, đánh giá tổn thương khí hậu, kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh... cho các đô thị loại II”. Đây là hoạt động nghiên cứu thuộc khuôn khổ dự án “Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II” (Dự án Đô thị xanh) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường được Bộ Tài nguyên Môi trường giao làm Chủ dự án, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường là cơ quan đồng thực hiện. Cuộc họp khởi động có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan ban ngành, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, chuyên gia đã đến tham dự và đóng góp ý. Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang trong thời điểm then chốt của quá trình phát triển đô thị. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt ngày càng nhiều với những vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hóa, đặc biệt là vấn đề môi trường và BĐKH. Do đó, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Việt Nam và được coi là ưu tiên chính trong chương trình nghị sự của Chính phủ Việt Nam.

ssdjsahd

22-10-2018

Ngày 19/10/2018, TS. Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì Hội nghị Đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2015-2018 và định hướng đến 2021.

Đối thoại chính sách “Sử dụng công cụ kinh tế để quản lý không khí, nước, chất thải và tài nguyên biển: bài học kinh nghiệm và các bước tiếp theo”

1-11-2018

Ngày 1/11/2018, tại Hà Nội, Sáng kiến Môi trường cho Phát triển (Thụy Điển) và Viện Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách “Sử dụng công cụ kinh tế để quản lý không khí, nước, chất thải và tài nguyên biển: bài học kinh nghiệm và các bước tiếp theo”. Viện trưởng ISPONRE - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đồng chủ trì Hội nghị. Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp nhằm triển khai các hoạt động thực tiễn trong tương lai, Hội thảo thu hút được nhiều sự quan tâm của các đại biểu trong và ngoài nước.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hoàn thiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 2019

5-11-2018

Ngày 5/11/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp về việc hoàn thiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 2019 của Viện. Tại buổi họp, các chủ nhiệm nhiệm vụ lần lượt trình bày và tiếp thu ý kiến góp ý của Lãnh đạo Viện để chỉnh sửa nhẳm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được thực hiện đúng chất lượng, đúng thời gian và kinh phí phù hợp. Làm tốt việc lập nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức khoa & học công nghệ như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đồng thời, tạo điều kiện để Viện thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm được cơ chế thu nhập của công chức, viên chức, người lao động theo hiệu quả công việc một cách dân chủ, công bằng.

Hội thảo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Đất đai 2013"

7-11-2018

Ngày 7/11/2018, trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Đất đai 2013". Hội thảo do TS Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì. Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, tích cực trao đổi và có những ý kiến, đề xuất tâm huyết để ISPONRE tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

7-11-2018

Ngày 7/11/2018, Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi nói chuyện giữa PGS.TS. GVCC Nguyễn Quang Liệu (Đại học Quốc Gia Hà Nội) và toàn thể cán bộ, người lao động đang công tác tại Viện về chủ đề Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực mới trong việc đổi mới tác phong công tác, nâng cao hiệu quả công việc. Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.

Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia

9-11-2018

Ngày 9/11/2018, tại Hà Nội, "Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia" được tổ chức trong khuôn khổ hỗ trợ của Sáng kiến Khí hậu Quốc tê (IKI) của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân của Cộng hòa Liên bang Đức cho dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực để giải quyết các mối quan hệ giữa khoa học-chính sách-thực tiễn tại 4 nước: cameroon, Colombia, Ethiopia và Việt Nam thông qua Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Thế giới của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP-WCMC) từ năm 2017-2020, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được giao quản lý dự án tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đồng chủ trì Hội thảo.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hưởng ứng giao lưu văn nghệ, thể thao Khối thi đua số V

9-11-2018

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và các ngày lễ lớn của đất nước, Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thành lập Đoàn văn nghệ, thể thao hưởng ứng Kế hoạch Giao lưu văn nghệ, thể thao Khối thi đua số V – Bộ Tài nguyên và Môi trường, được tổ chức tại sân Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản ngày 9/11/2018. Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung trực tiếp phụ trách đoàn của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia thi đấu, cổ vũ, động viên của đoàn viên Công đoàn Viện trong ngày thi đấu.

Ban chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 24-NQ/TW làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường

10-11-2018

Ngày 10/11/2018, đồng chí Cao Đức Phát - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của BCH Trung ương khóa XI - đã dẫn đầu đoàn công tác làm việc với Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng chủ trì buổi làm việc có đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.Dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo của một số Ban thuộc Ban Kinh tế Trung ương; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ…

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường họp Chi bộ thường kỳ tháng 11/2018

16-11-2018

Ngày 16/11/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Chi bộ thường kỳ tháng 11. Sau khi phổ biến văn bản mới và chia sẻ thông tin tình hình thế giới, những vấn đề nóng mà Đảng và Nhà nước đang quan tâm, Bí thư Chi bộ - Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh đưa ra những chỉ đạo định hướng cho các cán bộ đảng viên đối với hoạt động của Viện trong những tháng cuối năm 2018. Tiếp đó, chi bộ tiến hành tổ chức kết nạp 02 quần chúng ưu tú Phan Thị Kim Oanh (Ban Tổng hợp và dự báo chiến lược) và Đinh Thu Trang (Ban Đất đai) vào hàng ngũ của Đảng.

Chuyên gia người Hàn Quốc Jeon, Tae Bong kết thúc thời gian công tác tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

21-11-2018

Ngày 21/11/2018, Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng nghiên cứu viên Ban Môi trường và phát triển bền vững đã có buổi chia tay Chuyên gia người Hàn Quốc Jeon, Tae Bong kết thúc thời gian công tác tại Viện. Ông Jeon, Tae Bong là Cố vấn cơ quan xúc tiến công nghiệp công nghệ thông tin quốc gia Hàn Quốc (NIPA), có kinh nghiệm trong việc thiết lập và thực hiện chính sách, pháp luật và hệ thống trong chính phủ, tập đoàn liên quan đến môi trường, và điều hành công ty. Ông Jeon, Tae Bong công tác ở Viện từ tháng 11/2015 đến tháng 11/2018. Trong 2 năm, với vai trò chuyên gia, ông đã tham gia nghiên cứu 1 số chỉ tiêu trong quy hoạch bảo vệ môi trường, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chất thải nhựa biển, trình bày một số semina khoa học tại Viện về Công ước Rottedam; công ước Basel; quản lý chất thải tại Hàn Quốc; bộ máy tổ chức của Bộ Môi trường Hàn Quốc… Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh thay mặt Viện cảm ơn Ông Jeon, Tae Bong Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng và Ông Jeon, Tae Bong Lãnh đạo Viện và nghiên cứu viên Ban Môi trường và phát triển bền vững chia tay Ông Jeon, Tae Bong An Bình

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường làm việc với Hội đồng các nước Đông Nam Á chuyên sản xuất nhựa (AVC)

26-11-2018

Ngày 26/11/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã có buổi làm việc với đại diện Hội đồng các nước Đông Nam Á chuyên sản xuất nhựa (AVC). Phó Viện trưởng Dương Thanh An và một số cán bộ trong Viện đã tiếp đoàn, cùng trao đổi với đối tác về những kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. Sự hợp tác giữa hai bên nhằm xây dựng một chiến lược, chính sách giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng nâng cao nhận thức về nhựa PVC được sản xuất hữa cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế những tác động xấu lên môi trường.