TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hệ thống thông tin là "chìa khóa" quản trị tài nguyên đất đai

Ngày đăng: 18 | 06 | 2024

Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia và kết nối trực tuyến với 63 địa phương về dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai (dự thảo Nghị định). Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 68 điều quy định chi tiết 11 nội dung được giao trong Luật Đất đai. Nghị định được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững. Hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác quản lý đất đai dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai thống nhất, tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nối từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân.

ptt2 17181953331201210127997
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh hoạt động điều tra cơ bản đất đai là thông tin đầu vào hết sức quan trọng - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Ông Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ TN&MT) cho biết, dự thảo Nghị định có một số chính sách mới: Nguyên tắc đo đạc, lập, sử dụng bản đồ địa chính; trách nhiệm, thẩm quyền trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản đất đai với các chỉ tiêu cụ thể và xây dựng cơ sở dữ liệu; yêu cầu phải đăng ký thông tin về thửa đất; quy định cụ thể thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục; phân định trách nhiệm của các cơ quan ban hành giấy tờ trong hồ sơ… "Nghị định sau khi được ban hành, các cơ quan không được yêu cầu thêm giấy tờ không có trong quy định về hồ sơ, thủ tục", ông Mai Văn Phấn khẳng định.

mai van phan 17181953329361707140823
Ông Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ TN&MT) phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Áp dụng thống nhất, minh bạch, rõ ràng

Tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, dự thảo Nghị định đã rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh của dự thảo, hướng dẫn đầy đủ các nội dung được Luật Đất đai giao; phân định rõ với phạm vi điều chỉnh của Nghị định với các văn bản khác quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; bảo đảm tính thống nhất với pháp luật về quản lý ngân sách; quy định rõ điều kiện, trình tự, thủ tục và các tiêu chí, tính khả thi khi tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định hoàn thiện một số điều khoản nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất, minh bạch, rõ ràng khi người sử dụng đất kê khai nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) lần đầu, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất chưa đủ khả năng về tài chính.

Một số cụm từ, mẫu quy định cũng đã được chỉnh sửa nhằm bảo đảm tính minh bạch, khả thi, không phát sinh thủ tục hành chính, phù hợp với quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; tránh chồng chéo về trường hợp xác định nghĩa vụ tài chính quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai…

Tiếp thu ý kiến của bộ, ngành, địa phương, cơ quan soạn thảo đã chỉnh sửa quy định về việc đo đạc lập lại, đo đạc chỉnh lý và trích đo bản đồ địa chính thống nhất với Luật Đất đai và phân biệt rõ giữa trích đo bản đồ địa chính và bản đồ địa chính; trình tự, thủ tục tách thửa, hợp thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo đảm sự phù hợp với pháp luật về quản lý ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai khi đo đạc, xác định ranh giới thửa đất, thu thập thông tin dữ liệu về từng thửa đất và đối tượng địa lý liên quan…

Cơ quan soạn thảo hoàn thiện, bổ sung các nội dung về điều kiện, trình tự thủ tục và các tiêu chí, tính khả thi đối với trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Đối với việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận, dự thảo Nghị định bổ sung quy định không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất khi nhận được văn bản yêu cầu dừng thực hiện thủ tục hành chính về đất đai để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan có thẩm quyền, bảo đảm kịp thời ngăn chặn việc chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Dự thảo Nghị định cũng làm rõ thêm trình tự, thủ tục việc cấp đổi Giấy chứng nhận không đúng vị trí thửa đất; quy định việc cấp đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp thay đổi kích thước, diện tích, số hiệu của thửa đất; hạn mức công nhận đất ở; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đang sử dụng đất; chỉnh sửa việc người sử dụng đất lập văn bản tặng, cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước nhằm quy định cụ thể hơn về các hình thức lập văn bản tặng cho…

ptt1 17181953330261693288201
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về: Nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin, yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; kết nối dữ liệu người sử dụng đất với thông tin thửa đất; phân biệt rõ các hoạt động đo đạc lại, đo đạc bổ sung, chỉnh lý bản đồ địa chính; trình tự, thủ tục về đăng ký biến động đất đai; quy định rõ thẩm quyền của văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh và chi nhánh văn phòng; trách nhiệm trong đính chính sai sót trong Giấy chứng nhận…

PGS.TS Lê Thanh Khuyến - Hội Khoa học Đất Việt Nam cho rằng cần đơn giản hóa thủ tục đăng ký biến động gắn liền với các giao dịch đất đai, do toàn bộ thông tin thửa đất và tài sản đã được tích hợp vào Giấy chứng nhận.

"Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ đồng thời đăng ký biến động và không cần thêm hồ sơ. Từ đó sẽ giảm bớt thủ tục cho người dân và doanh nghiệp", ông Khuyến đề xuất.

Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá tác động của quy định chuyên gia tư vấn, chủ trì điều tra, đánh giá đất đai như phải trực tiếp tham gia ít nhất 1 dự án đánh giá đất đai cả nước, tham gia ít nhất 3 dự án đánh giá cấp tỉnh... đối với chính quyền địa phương cũng như các đơn vị, tổ chức tư vấn, thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.

Đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh, Long An, Quảng Nam đã góp ý về các vấn đề liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về đất đai ở địa phương; trách nhiệm đo đạc thửa đất khi có biến động; bổ sung biểu mẫu, cách đo đạc thửa đất thực hiện dự án xây dựng khu dân cư, khu tái định cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp;…

tructuyen 17181953332152080023477
Cuộc họp được kết nối trực tuyến với 63 địa phương - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Thay đổi tư duy, tăng tốc số hóa

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh hoạt động điều tra cơ bản đất đai là thông tin đầu vào hết sức quan trọng và cần thay đổi tư duy trong xác định những khu vực cần điều tra, các thông số sát thực tế, chính xác để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi biến động tài nguyên đất quốc gia.

Từ thực trạng thiếu thông tin chính xác, tin cậy về hồ sơ, bản đồ địa chính, trong khi dữ liệu đất đai biến động thường xuyên, Phó Thủ tướng cho rằng nhất định phải số hóa, nhằm thiết lập hệ thống quản trị hiệu quả, giải quyết căn cơ những bất cập, hạn chế trong quản lý đất đai, giảm nhiêu khê, phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Nghị định có liên quan đến quyền lợi ích của người dân, tổ chức, doanh nghiệp nên cần quy định rõ ràng, minh bạch, đơn giản hoá thủ tục. Việc cấp Giấy Chứng nhận là trách nhiệm của Nhà nước trong công tác quản lý tài nguyên đất đai.

"Các thửa đất đã có dữ liệu, thông tin minh bạch, tọa độ, ranh giới rõ ràng sẽ được Nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý", Phó Thủ tướng nói và gợi mở một số giải pháp xử lý những thửa đất chưa được đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục; miễn giảm các loại phí, hỗ trợ chi phí, cho nợ đối với người sử dụng đất; có chế tài về hoạt động giao dịch với những thửa đất chưa có Giấy chứng nhận…

"Đối với thửa đất đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu cần giải quyết dứt điểm các tranh chấp (nếu có) theo quy định pháp luật về khiếu nại tố cáo", Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng yêu cầu quy định rõ, bảo đảm khả thi về thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với hoạt động điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực cơ sở vật chất, con người của cơ quan tư vấn, điều tra, đo đạc đất đai và chế tài quản lý.

Về cấu trúc hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia đất đai, Phó Thủ tướng cho rằng cần trả lời những câu hỏi lớn: Mô hình tập trung hay phân tán; Trung ương làm gì, địa phương làm gì; phần mềm nào dùng chung, phần mềm nào dùng riêng; cơ chế khai thác, vận hành sử dụng thông tin đất đai giữa địa phương, Trung ương, các bộ, ngành, người dân, doanh nghiệp; phương thức kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác… "Hệ thống thông tin đất đai cũng cần tích hợp, kế thừa các dữ liệu đã có", Phó Thủ tướng lưu ý.

"Nghị định phải bám sát các nội dung của Luật Đất đai, chế định các điều khoản để đạt được mục tiêu nhanh chóng xây dựng dữ liệu số về đất đai một cách minh bạch, thông thoáng, chặt chẽ", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý, huy động các chuyên gia khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định trong tháng 6/2024 để khi ban hành không bị vướng mắc, dễ hiểu, dễ thực hiện đối người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Theo Chinhphu.vn

NỘI DUNG KHÁC

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

18-6-2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024. Nghị định nêu rõ: Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20 tháng 11 năm 2024, cụ thể như sau:a) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.b) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.c) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.d) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.đ) Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 9 năm 2024 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2024.

Trình Quốc hội dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới

26-6-2024

Tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản… là những điểm mới tại dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Nhiều chính sách quan trọng vẫn còn nguyên giá trị và được tiếp tục kế thừa.

Xung đột và thiên tai toàn cầu: Đẩy mức độ di dời tăng kỷ lục

26-6-2024

Cố vấn đặc biệt của Liên hợp quốc về Di dời nội bộ Robert Piper vừa cho biết, số người di cư trong nước nhiều gấp đôi so với 10 năm trước - con số lớn nhất từng được ghi nhận Ông Piper cho biết con số 76 triệu người trên toàn cầu hiện nay đại diện cho những người “mất nhà cửa, sinh kế, cộng đồng và trong một số trường hợp, mất cả danh tính hợp pháp của họ vì chiến tranh, thiên tai như động đất, lũ lụt và các thảm họa khác liên quan đến thời tiết”. Những người di cư trong nước (IDP), không giống như những người tị nạn, chưa vượt qua biên giới quốc tế. Trong khi một số người trở về nhà tương đối nhanh chóng thì hàng chục triệu người lại bị mắc kẹt trong tình trạng di cư dài hạn từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn. Sự di cư kéo dài này thường là kết quả của xung đột và chiến tranh. Trong khi đó, hàng triệu người khác phải di cư do thiên tai như lũ lụt, bão, động đất và cháy rừng tàn phá các quốc gia trên thế giới. Số liệu gần đây nhất do Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) thu thập cho thấy 68,3 triệu người vẫn phải di dời trong nước do xung đột và bạo lực. Ước tính có khoảng 9,1 triệu người phải di dời ở Sudan, đây là số lượng người di cư trong nước lớn nhất từng được báo cáo. Tiếp theo là Syria, với 7,2 triệu người di cư trong nước và Cộng hòa Dân chủ Congo, với 6,7 triệu người.

Họp khởi động nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo về kiểm kê khí nhà kính, đánh giá tổn thương khí hậu, kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh... cho các đô thị loại II”

26-6-2024

Ngày 25/6/2024, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp khởi động nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo về kiểm kê khí nhà kính, đánh giá tổn thương khí hậu, kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh... cho các đô thị loại II”. Đây là hoạt động nghiên cứu thuộc khuôn khổ dự án “Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II” (Dự án Đô thị xanh) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường được Bộ Tài nguyên Môi trường giao làm Chủ dự án, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường là cơ quan đồng thực hiện. Cuộc họp khởi động có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan ban ngành, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, chuyên gia đã đến tham dự và đóng góp ý. Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang trong thời điểm then chốt của quá trình phát triển đô thị. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt ngày càng nhiều với những vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hóa, đặc biệt là vấn đề môi trường và BĐKH. Do đó, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Việt Nam và được coi là ưu tiên chính trong chương trình nghị sự của Chính phủ Việt Nam.

ssdjsahd

22-10-2018

Ngày 19/10/2018, TS. Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì Hội nghị Đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2015-2018 và định hướng đến 2021.

Đối thoại chính sách “Sử dụng công cụ kinh tế để quản lý không khí, nước, chất thải và tài nguyên biển: bài học kinh nghiệm và các bước tiếp theo”

1-11-2018

Ngày 1/11/2018, tại Hà Nội, Sáng kiến Môi trường cho Phát triển (Thụy Điển) và Viện Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách “Sử dụng công cụ kinh tế để quản lý không khí, nước, chất thải và tài nguyên biển: bài học kinh nghiệm và các bước tiếp theo”. Viện trưởng ISPONRE - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đồng chủ trì Hội nghị. Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp nhằm triển khai các hoạt động thực tiễn trong tương lai, Hội thảo thu hút được nhiều sự quan tâm của các đại biểu trong và ngoài nước.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hoàn thiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 2019

5-11-2018

Ngày 5/11/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp về việc hoàn thiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 2019 của Viện. Tại buổi họp, các chủ nhiệm nhiệm vụ lần lượt trình bày và tiếp thu ý kiến góp ý của Lãnh đạo Viện để chỉnh sửa nhẳm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được thực hiện đúng chất lượng, đúng thời gian và kinh phí phù hợp. Làm tốt việc lập nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức khoa & học công nghệ như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đồng thời, tạo điều kiện để Viện thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm được cơ chế thu nhập của công chức, viên chức, người lao động theo hiệu quả công việc một cách dân chủ, công bằng.

Hội thảo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Đất đai 2013"

7-11-2018

Ngày 7/11/2018, trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Đất đai 2013". Hội thảo do TS Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì. Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, tích cực trao đổi và có những ý kiến, đề xuất tâm huyết để ISPONRE tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

7-11-2018

Ngày 7/11/2018, Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi nói chuyện giữa PGS.TS. GVCC Nguyễn Quang Liệu (Đại học Quốc Gia Hà Nội) và toàn thể cán bộ, người lao động đang công tác tại Viện về chủ đề Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực mới trong việc đổi mới tác phong công tác, nâng cao hiệu quả công việc. Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.

Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia

9-11-2018

Ngày 9/11/2018, tại Hà Nội, "Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia" được tổ chức trong khuôn khổ hỗ trợ của Sáng kiến Khí hậu Quốc tê (IKI) của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân của Cộng hòa Liên bang Đức cho dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực để giải quyết các mối quan hệ giữa khoa học-chính sách-thực tiễn tại 4 nước: cameroon, Colombia, Ethiopia và Việt Nam thông qua Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Thế giới của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP-WCMC) từ năm 2017-2020, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được giao quản lý dự án tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đồng chủ trì Hội thảo.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hưởng ứng giao lưu văn nghệ, thể thao Khối thi đua số V

9-11-2018

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và các ngày lễ lớn của đất nước, Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thành lập Đoàn văn nghệ, thể thao hưởng ứng Kế hoạch Giao lưu văn nghệ, thể thao Khối thi đua số V – Bộ Tài nguyên và Môi trường, được tổ chức tại sân Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản ngày 9/11/2018. Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung trực tiếp phụ trách đoàn của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia thi đấu, cổ vũ, động viên của đoàn viên Công đoàn Viện trong ngày thi đấu.

Ban chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 24-NQ/TW làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường

10-11-2018

Ngày 10/11/2018, đồng chí Cao Đức Phát - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của BCH Trung ương khóa XI - đã dẫn đầu đoàn công tác làm việc với Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng chủ trì buổi làm việc có đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.Dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo của một số Ban thuộc Ban Kinh tế Trung ương; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ…