TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ III)

Ngày đăng: 26 | 09 | 2006

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.|

 
Năng suất ở các vùng có biến động rất lớn, với năng suất dao động từ khoảng 0,8 ha/tấn đến hơn 3,5 ha/tấn. Tuy nhiên, năng suất cà phê trung bình chỉ đạt khoảng 0,96 tấn/ha, giảm 0,13 tấn/ha so với năm 2001, chủ yếu là do thời tiết năm 2005 khô hạn kéo dài, đặc biệt là trong thời kỳ cây đang ra hoa.
 
Diện tích và năng suất giảm khiến cho tổng sản lượng cà phê của năm 2005 ở Đắk Lắk cũng giảm đáng kể, gần 24%, chỉ còn 239.876 ha.

Số liệu này của điều tra cũng có chênh lệch nhiều so với số liệu chính thức của Tổng Cục Thống kê và Bộ nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cà phê năm 2001  theo số liệu điều tra của Bộ nông nghiệp và PTNT  thấp hơn tới 34% so với số liệu của điều tra này; trong khi sản lượng gần tương đương.

 
Cũng tương tự như vậy năm 2005, diện tích gieo trồng cà phê theo số liệu của Sở NN &PTNT Đắk Lắk thấp hơn số liệu của điều tra tới 32,5%, trong khi đó sản lượng theo số liệu điều tra lại thấp hơn số liệu của Sở khoảng 7,3%.
 

Năng suất cà phê của điều tra so với số liệu của Vicofa và Tổng cục Thống kê cũng chênh lệch tương tự.

Điều này cho thấy, số liệu cung cà phê chính thức hiện nay của Việt Nam có một số vấn đề do các số liệu có độ chênh lệch rất lớn, cần phải tiếp tục kiểm định lại và thống nhất một phương pháp thu thập số liệu có cơ sở khoa học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của năng suất đến sản lượng lớn hơn tác động của diện tích. Chênh lệch sản lượng giữa năm 2001 và 2005 khoảng gần 24%, trong đó đóng góp do chênh lệch về năng suất là khoang 12% và đóng góp do chênh lệch diện tích là khoảng 13%. Như vậy là trung bình mỗi năm, diện tích cà phê giảm khoảng hơn 3%, trong khi trong hai năm từ năm 2001 đến 2005, chênh lệch năng suất là khoảng 12%. Như vậy, chênh lệch năng suất lớn hơn nhiều so với chênh lệch về diện tích.

Nghiên cứu cũng tiến hành dự báo một số tham số liên quan đến cung cà phê đến năm 2020, từ số liệu thu thập được qua điều tra. Dự báo này chỉ dựa vào các thông số thu thập được như tuổi cây, năng suất và diện tích năm 2001, 2005; các yếu tố khác được giả định không đổi. Theo điều tra thực địa, năng suất cà phê giảm từ 1,09 tấn/ha năm 2001 xuống còn 0,96 tấn/ha năm 2005 do biến động trên thị trường cà phê thế giới khiến cho đầu tư của dân giảm và thời tiết khô hạn. Đến năm 2010, dự báo năng suất cà phê tăng đôi chút, bằng mức của năm 2001 do tuổi cây cà phê tăng, giúp tăng diện tích cà phê cho thu hoạch. Năng suất này tiếp tục tăng đến năm 2015, vẫn do cải thiện về cơ cấu tuổi cây cà phê. Tuy nhiên, từ năm 2017, năng suất bắt đầu giảm xuống và dừng ở mức 1,08 tấn/ha vào năm 2020. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số kịch bản khác nhau để dự báo tổng sản lượng cà phê cho đến năm 2020 dựa vào biến động năng suất, diện tích và tuổi cây. Ở đây, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết như sau:• Mỗi năm, diện tích giảm khoảng 3%

• Áp dụng tích toán năng suất theo cơ cấu tuổi cây

• Các kịch bản thay đổi năng suất

– KB 1: Năng suất năm 2001

– KB 2: Năng suất năm 2005

– KB 3: Năng suất năm 2001 tăng 10%

– KB 4: Năng suất năm 2005 giảm – 5%

• Các yếu tố khác không đổi

Kết quả dự báo được trình bày trong bảng dưới đây. Tổng sản lượng cà phê giảm dần từ năm 2005 đến năm 2020. Trong số 4 kịch bản trên, sản lượng cà phê trong kịch bản 3 tăng cao nhất. Trong năm 2010, sản lượng cà phê gần bằng và cao hơn nhiều so với mức năm 2005 ở 3 kịch bản đầu tiên. Đến năm 2015, chỉ với kịch bản 3, sản lượng cà phê sẽ cao hơn chút ít so với năm 2005. Ở các kịch bản khác, sản lượng sẽ thấp hơn nhiều, đặc biệt là trong kịch bản 4. Đến năm 2020, sản lượng tiếp tục giảm, thạm chí giảm tới 30% trong kịch bản 2 và kịch bản 4. Như vậy nhìn chung, nếu chỉ căn cứ vào sự thay đổi tuổi cây, diện tích và năng suất thì sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ ngày càng giảm trong 15 năm tới.

 
 
 MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Theo kết quả điều tra, có thể thấy năng suất cà phê Robusta tại tỉnh Đắk Lắk ở mức rất thấp trong năm 2005 (0,96 tấn/ha), thấp hơn 0,13 tấn/ha so với năm 2001, chủ yếu là do thời tiết hạn hán và hạn chế đầu tư của dân do diễn biến thị trường bất thường. Biến động về năng suất lớn hơn biến động về diện tích trong các năm điều tra và ít nhất trong 4-5 năm tới. Chính vì vậy, điều tra biến động năng suất thường xuyên là rất quan trọng để giám sát được thay đổi trong tổng sản lượng cà phê.

Theo chủ trương giảm diện tích trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk và Bộ Nông nghiệp, nghiên cứu này cho thấy có thể giảm diện tích ở những vùng năng suất thấp, chủ yếu là ở lớp Cây bụi cao và thực vật tự nhiên (nhìn rõ hơn trong bản đồ). Tuy nhiên, giảm diện tích phải đi đôi với tăng năng suất cà phê,  trồng mới cà phê để thay thế cây già cỗi.

Kết quả điều tra cũng cho thấy có sự chênh lệch lớn về diện tích và năng suất cà phê giữa các nguồn số liệu chính thức của Việt Nam và điều tra của Viện, đặc biệt là chênh lệch về diện tích như năm 2001, chênh lệch diện tích giữa số liệu của Viện và của Bộ Nông nghiệp lên tới 34% và năm 2005, con số này là 32,5%. Điều này cho thấy, nguồn số liệu thống kê của Việt Nam hiện nay có thể có vấn đề. Việc áp dụng một phương pháp dựa trên cơ sở khoa học, được nhiều nước áp dụng là rất cần thiết.

Và trên thực tế, phương pháp này có tính khả thi cao. Trước hết là chi phí mua ảnh vệ tinh khá thấp: 5 năm mua ảnh 1 lần (10000 USD/tỉnh), chi phí điều tra thực địa chỉ cao trong năm đầu tiên, khoảng 35.000 USD/tỉnh. Cứ mỗi năm, chỉ cần điều tra lại năng suất, và cứ mỗi 2 năm, điều tra lại diện tích một lần với số lượng mẫu thấp hơn nhiều. Và đặc biệt là thông tin có độ chính xác cao (khoảng 90%) dựa trên cách tính có cơ sở khoa học.

Các kiến nghị

         Tiếp tục cho phép thử nghiệm phương pháp này tại tỉnh Đắk Lắk liên tục trong 3 năm để kiểm nghiệm tính ổn định, chính xác và điều chỉnh một số thông số khi cần thiết.

         Mở rộng diện áp dụng phương pháp này trong phạm vi toàn quốc

        Biến động diện tích không lớn: Cứ hai năm tiến hành điều tra ở 1 tỉnh

         Điều tra quay vòng tại các tỉnh

         Năng suất: điều tra hàng năm

        5 năm, điều tra lại diện tích và năng suất với số mẫu lớn tương đương với lần điều tra ban đầu

         Áp dụng cho các ngành hàng khác

        Các ngành hàng có giá trị cao (Điều, Cao su, Chè, rau quả…)

        Phân tầng nhỏ hơn dựa trên kết quả điều tra trong các mẫu

        Lấy đủ mẫu để đạt được sai số dưới 10%

         Bổ sung thêm các thông số điều kiện tự nhiên, thời tiết để dự báo tốt hơn, nên bổ sung phần điều tra về mức dự trữ cà phê.

 Các hoạt động tiếp theo

• Viết quy trình chi tiết áp dụng phương pháp, chuyển giao cho cán bộ của Viện và Bộ

• Áp dụng có hiệu quả công nghệ GIS để cung cấp thông tin hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

• Tiếp tục thử nghiệm phương pháp này trong 2 năm tiếp theo cho tỉnh Đắk Lắk.

• Mở rộng áp dụng phương pháp cho Đắk Nông và Lâm Đồng

• Để đảm bảo tính bền vững của hệ thống giám sát, cần

• Tổ chức CSDL tốt

• Duy trì và tăng cường kỹ năng

• Phổ biến thông tin qua CSDL trên trang web hoặc cổng điện tử

Trần Thị Quỳnh Chi

Theo dòng sự kiện
 

NỘI DUNG KHÁC

Tính khả thi của dự án 1 triệu tấn lúa chất lượng cao.

26-9-2006

Trong thời gian qua mặc dù ngành nông nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng lúa gạo trong khu vực, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Không phải vô căn cứ khi có ý kiến cho rằng dự án "1 triệu tấn lúa chất lượng cao" khó khả thi.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ II)

26-9-2006

Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới.

Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững.

25-9-2006

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ II)

22-9-2006

Nhận thấy những đặc tính ưu việt của phương pháp này, nhóm chuyên gia Pháp, Tây Ban Nha và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hợp tác phát triển công nghệ này cho cây cà phê ở Việt Nam từ năm 2001. Năm 2005, nhóm chuyên gia Pháp đã hỗ trợ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN NT triển khai phương pháp này cho cây cà phê tại tỉnh Đắc Lắc.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ I).

21-9-2006

1. Mô hình phân tích SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ I).

20-9-2006

Năm 1998, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê Robusta xuất khẩu.  Kể từ đó, Việt Nam liên tục trở thành đối tác xuất khẩu cà phê quan trọng trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện đời sống của hàng triệu người dân, tạo hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người trồng, chế biến và buôn bán cà phê.

Đồng bằng sông Cửu Long : Đê bao làm nghèo vựa lúa.

19-9-2006

Đến năm 2001, Chợ Mới nổi lên như một vùng trồng rau màu nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây, trong khi ở những nơi nước ngập trắng đồng. Cũng chính nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện khai thác triệt để đất canh tác

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc với Viện CS&CL PTNNNT.

15-9-2006

Chiều ngày 14/9/2006, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL) tại trụ sở số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.

Chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

14-9-2006

Nông nghiệp, nông thôn là những khu vực kinh tế-xã hội rộng lớn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chất đa ngành, đòi hỏi cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần và lực lượng trong xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.

Thị trường hạt điều - đối mặt với những khó khăn.

13-9-2006

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên để trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới thay thế Ấn Độ. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, ngành điều gặp nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với những bất lợi do sự mất ổn định về giá cả.

Nông nghiệp và đói nghèo thời "hậu" WTO

12-9-2006

Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, VN vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt khoảng 600USD. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài.

Hội nghị tổng kết Chương trình Bảo quản chế biến Nông Lâm Sản - Giai đoạn 2002-2005

11-9-2006

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn