TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đồng bằng sông Cửu Long : Đê bao làm nghèo vựa lúa.

Ngày đăng: 19 | 09 | 2006

Đến năm 2001, Chợ Mới nổi lên như một vùng trồng rau màu nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây, trong khi ở những nơi nước ngập trắng đồng. Cũng chính nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện khai thác triệt để đất canh tác

Đến năm 2001, Chợ Mới nổi lên như một vùng trồng rau màu nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây, trong khi ở những nơi nước ngập trắng đồng. Cũng chính nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện khai thác triệt để đất canh tác|, lúa trồng 3-4 vụ/năm, rau màu trồng 6-7 vụ/năm khiến cho đất đai bị khai thác cạn kiệt.

Ông Lê Thành Măng - người dân làm nông ở ấp Hoà Trung, xã Kiến An, huyện Chợ Mới - bức xúc: "Từ khi Nhà nước có chủ trương lập đê bao ngăn lũ, người dân rất hồ hởi. Thế nhưng những năm qua, đất đai bị khai thác quá mức, hàm lượng phân hoá học trong đất rất cao nên đất bị nhiễm độc trầm trọng, độ màu mỡ không còn do nhiều năm liền không xả lũ, phù sa không thể vào bồi đắp đồng ruộng. Đó là nguyên nhân chính làm cho năng suất lúa giảm đáng kể...".

Để minh chứng cho vấn đề năng suất lúa giảm do đê bao ngăn lũ, khoa Nông nghiệp thuộc Trường Đại học An Giang cũng đã có một nghiên cứu và đưa ra kết luận: Khi đê bao hoàn tất thì sau 2 năm, năng suất lúa giảm 7,2 tạ/ha trong vụ đông-xuân và 3,2 tạ/ha trong vụ hè-thu; sau 4 năm, năng suất lúa giảm 10,9 tạ/ha trong vụ đông-xuân và 2,4 tạ/ha trong vụ hè-thu; và sau 6 năm, năng suất lúa giảm 10,9 tạ/ha trong vụ đông-xuân và 3,9 tạ/ha trong vụ hè-thu.

Đối với một số vùng có đê bao ngăn lũ triệt để như Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang..., cái hại dài bắt đầu lộ diện. Ở Tiền Giang, hơn 50ha vườn cây ăn trái sum sê lại được đặt gọn trong hơn 50 vùng đê bao ngăn lũ khép kín. Mấy năm đầu vẫn thấy bình thường, thế nhưng 2 năm gần đây, một số nơi đã xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt.

Ông Bùi Hữu Liêm - chủ một vườn bưởi ở Mỹ Lương - kể: "Trước đây, năm nào nước lũ vào chân vườn rồi rút đi thì năm đó trái bưởi to, ngọt. Còn bây giờ thì bưởi teo còn bé tí, vỏ xấu xí, bán không ai mua".

Ông Dương Nghĩa Quốc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp - cho biết: "Căn bệnh vàng lùn, vàng xoắn lá đang hoành hành trên hàng chục ngàn hécta ruộng lúa ở các tỉnh ĐBSCL chính là hậu quả nhãn tiền của vấn đề này".

Ứng phó ra sao?

Theo đề nghị của các chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp, chính quyền các địa phương và ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL cần có cái nhìn hai mặt: "Được và mất" của việc xây dựng các tuyến đê bao ngăn lũ triệt để. Bởi cái giá hiện nay mà nhiều nơi trong vùng ĐBSCL phải trả cho việc cấm vận nguồn nước của dòng Cửu Long là quá lớn. Một số ý kiến cho rằng ngành nông nghiệp cần phải tìm giải pháp hữu hiệu để người dân vừa sống chung với lũ để khai thác những nguồn lợi, vừa đối phó với những thiệt hại do lũ gây ra.

NỘI DUNG KHÁC

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc với Viện CS&CL PTNNNT.

15-9-2006

Chiều ngày 14/9/2006, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL) tại trụ sở số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.

Chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

14-9-2006

Nông nghiệp, nông thôn là những khu vực kinh tế-xã hội rộng lớn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chất đa ngành, đòi hỏi cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần và lực lượng trong xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.

Thị trường hạt điều - đối mặt với những khó khăn.

13-9-2006

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên để trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới thay thế Ấn Độ. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, ngành điều gặp nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với những bất lợi do sự mất ổn định về giá cả.

Nông nghiệp và đói nghèo thời "hậu" WTO

12-9-2006

Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, VN vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt khoảng 600USD. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài.

Hội nghị tổng kết Chương trình Bảo quản chế biến Nông Lâm Sản - Giai đoạn 2002-2005

11-9-2006

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ II)

8-9-2006

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ I)

6-9-2006

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp thế giới được phân chia thành hai nhóm nước tương đối rõ rệt: nhóm các nước phát triển với các đại diện chủ yếu là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, v.v.. và nhóm các nước đang phát triển.

Sẽ xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi xuất khẩu.

6-9-2006

Sáng 28-8, Bộ Thương mại đã tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi. Theo đề án được Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh giới thiệu, trước mắt có thể xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi tại chợ đầu mối Thủ Đức, TP.HCM để xuất khẩu bằng đường hàng không và đường biển.

Một số thông tin về mô hình dự án: "Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản"

1-9-2006

Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xuất sắc nhất

31-8-2006

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khu vực và quốc tế trong năm 2005, do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Phát triển nông thôn tổng hợp dựa vào cộng đồng

30-8-2006

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước, nông thôn là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do trong các bước đi không tính toán đến lợi ích của nông thôn, nên rút cuộc lại phải tốn nhiều công của để sửa chữa sai lầm. Nếu ở nước ta trong giai đoạn tới không có một chính sách bảo vệ nông nghiệp thì sẽ lâm vào tình trạng như các nước đi trước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn