TIN TỨC-SỰ KIỆN

Những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xuất sắc nhất

Ngày đăng: 31 | 08 | 2006

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khu vực và quốc tế trong năm 2005, do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khu vực và quốc tế trong năm 2005, do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế| phối hợp với 53 Thương vụ Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ tổ chức xét chọn và trao tặng. Tiêu chí để xét chọn các doanh nghiệp đoạt giải năm nay là kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2005 đạt trên 500.000 USD, doanh nghiệp không bị khiếu kiện về kỹ thuật thương mại, thương phẩm, thực hiện đầy đủ các hợp đồng xuất khẩu.

Tại lễ trao giải ngày 26/8/2006 tại Khách sạn Melia, Hà Nội, trả lời cho câu hỏi Ông có lời khuyên gì cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước bối cảnh hội nhập WTO đang đến gần, Ông Lars Thunell, Phó chủ tịch điều hành Công ty tài chính quốc tế IFC cho biết: Để có được thành công trong xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần tới 3 điều: (i) sản phẩm phải cạnh tranh, có chất lượng cao; (ii) có tiềm lực tài chính mạnh (iii) hiểu biết sâu sắc về các quốc gia xuất khẩu, tập quán kinh doanh của các bạn hàng xuất khẩu.

Trong số 686 hồ sơ doanh nghiệp được các Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước, các khu vực gửi về đề cử, Ban Tổ chức đã lựa chọn 115 doanh nghiệp xuất sắc để trao giải. Do đặc thù xuất khẩu của từng ngành hàng, mặt hàng, thị trường xuất khẩu, giải thưởng năm nay  cũng dành ưu tiên trao cho một số doanh nghiệp có giải pháp xuất khẩu mang tính đột phá, hoặc mặt hàng xuất khẩu độc đáo, có triển vọng, được thị trường quốc tế đánh giá cao trong năm 2005, hay doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu sử dụng 100% nguyên liệu sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam có mặt tại giải này, với doanh thu xuất khẩu đạt mức cao và chiếm lĩnh được các thị trường khó tính.

Giải Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc nhất được trao cho 21 doanh nghiệp, trong đó có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nông sản, lương thực thực phẩm như: Tổng Công ty Chè Việt Nam với doanh thu xuất khẩu năm 2005 đạt 6,5 triệu USD, Tổng Công ty rau quả Việt Nam đạt doanh thu xuất khẩu năm 205 là 7,1 triệu USD, được Cơ quan thương vụ Việt Nam ở Nga và Ucraina đánh giá cao, Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Lâm Đồng với doanh thu xuất khẩu đạt 4,5 triệu USD năm 2005, Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai với doanh thu xuất khẩu đạt trên 5 triệu USD năm 2005 với các thị trường xuất khẩu Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN.

Giải Doanh nghiệp có giải pháp thị trường xuất khẩu tốt nhất được trao cho 25 doanh nghiệp, trong đó có mặt nhiều thương hiệu dệt may như Đáp Cầu, Hữu Nghị, Thành Công, Chiến Thắng, Đồng Nai.., và các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép như Công ty da giầy Hải Phòng, Công ty giầy Thuỵ Khê. Trong ngành nông nghiệp, đoạt giải doanh nghiệp có giải pháp thị trường xuất khẩu tốt nhất có Công ty Bibico với sản phẩm điều xuất khẩu sang thị trường Úc, EU. Các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào cho nông nghiệp đoạt giải này là Công ty phân bón Bình Điền, Công ty Phân bón hoá chất Cần Thơ.

Giải doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu độc đáo được thị trường trong nước và quốc tế đánh giá cao được trao cho 20 doanh nghiệp như Công ty lâm đặc sản Quảng Nam, Công ty mây tre xuất khẩu Hà Nam, Tổng Công ty Bình Tiên, Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Tây Nguyên... Đặc biệt, hai doanh nghiệp nông sản được nhận giải này có Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu, với doanh thu xuất khẩu đạt 2,3 triệu USD, được Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông và Đài Loan đánh giá cao và Công ty Chè Phú Thọ, với doanh thu xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006 đạt 1,2 triệu USD, được Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đánh giá cao.

Giải doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao được trao cho 27 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nông sản đã đạt được giải này như Công ty Chè Hà Thái (Thái Nguyên), Công ty xuất nhập khẩu Trung Nguyên với thị trường Pakistan, Công ty XNK nông sản Nghệ An, Công ty TNHH thực phẩm Đồng Tháp, với doanh thu xuất khẩu đạt 1,8 triệu USD được Cơ quan Thương vụ Việt Nam ở Úc đánh giá cao, Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Ninh Bình...

Tại giải lần này, 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng góp mặt, với vai trò thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm Việt Nam sang thị trường thế giới.

Việc Việt Nam tổ chức giải thưởng này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trong nước với các Cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nâng cao uy tín của các doanh nghiệp, thúc đẩy sản phẩm Việt Nam và nông sản Việt Nam nói riêng tiếp cận với thị trường thế giới.

Hoàng Ngân

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển nông thôn tổng hợp dựa vào cộng đồng

30-8-2006

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước, nông thôn là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do trong các bước đi không tính toán đến lợi ích của nông thôn, nên rút cuộc lại phải tốn nhiều công của để sửa chữa sai lầm. Nếu ở nước ta trong giai đoạn tới không có một chính sách bảo vệ nông nghiệp thì sẽ lâm vào tình trạng như các nước đi trước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất? (Kỳ II)

25-8-2006

Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng có những trở ngại nhất định
Người tiêu dùng Việt Nam chỉ bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm 1995, khi một siêu thị nhỏ Citimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh và năm 1998, khi siêu thị Big C đầu tiên mở cửa tại Đồng Nai.

Giải mã thị trường mía đường

24-8-2006

Năm 2006, giá đường đã tăng trên phạm vi cả nước do sản lượng mía và sản lượng đường đều giảm. So với năm ngoái, giá mía đã cao gấp 1,8 lần và giá đường đã tăng cao gần gấp 2 lần. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bộ Thương mại đã cấp phép nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn đường cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, do giá đường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập khẩu khá cầm chừng.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất?(kỳI)

23-8-2006

Ngày 31/5/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh, đàm phán song phương với Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết thúc. Theo cam kết, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm

Giá gạo thế giới sẽ tăng gấp đôi

22-8-2006

Mặc dù sản lượng gạo thế giới tăng kỷ lục trong năm nay nhưng giá sẽ tăng gấp đôi trong vòng hai năm tới, theo dự đoán của Tập đoàn Quản lý hàng hóa Diapason (Thụy Sĩ). Chuyên gia Roland Jansen nói diện tích canh tác lúa của Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đang thu hẹp vì đô thị hóa.

Khoa học và Công nghệ với tăng trưởng kinh tế

21-8-2006

Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo trong đó có Việt Nam đang đứng trước một thực trạng rất mâu thuẫn: Do bị tụt hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ nên các nước này phải nhập khẩu các thành quả khoa học kỹ thuật và công nghệ từ các nước phát triển để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trong nước.

Cơ hội đóng góp của nhân tài cho Nông nghiệp nông thôn Việt Nam

16-8-2006

Để đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)  đang cải cách mạnh trở thành cơ quan tham mưu cho Bộ NN7PTNT trong công tác hoạch đinh chiến lược và chính sách. Thông qua dự án Tăng cường năng lực do Quỹ Ford tài trợ Viện phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, áp dụng kỹ thuật nghiên cứu tiên tiến.

Nhãn lồng Hưng Yên trên đường xây dựng thương hiệu.

16-8-2006

Sáng ngày 11 tháng 8 năm 2006, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra “ Hội nghị khách hàng: “Củng cố chuỗi giá trị Nhãn lồng Hưng Yên”. Tham dự hội nghị có TS. Đặng Kim Sơn (Viện CS&CL PTNN NT), ông Trần Việt Hùng ( Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ KHCN), bà Angelia (cố vấn GTZ), ông Vũ trọng Bình (GĐ Trung tâm Phát triển nông thôn-Viện CS&CL)

Thử thách gay gắt của ngành chăn nuôi

15-8-2006

Nguy cơ mất dần thị trường trong nước. Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những nguy cơ này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực.

Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ II)

11-8-2006

Đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (ở đây cũng được hiểu là cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), cũng như các khu vực kinh tế-xã hội khác, có thể phân chia thành ba nguồn chính: 1) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (KV1); 2) Vốn đầu từ từ khu vực ngoài quốc doanh (KV2); 3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (KV3).

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn