TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ II)

Ngày đăng: 11 | 08 | 2006

Đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (ở đây cũng được hiểu là cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), cũng như các khu vực kinh tế-xã hội khác, có thể phân chia thành ba nguồn chính: 1) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (KV1); 2) Vốn đầu từ từ khu vực ngoài quốc doanh (KV2); 3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (KV3).

Đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (ở đây cũng được hiểu là cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), cũng như các khu vực kinh tế-xã hội khác, có thể phân chia thành ba nguồn chính: 1) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (KV1); 2) Vốn đầu từ từ khu vực ngoài quốc doanh (KV2); 3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (KV3). |Trước tiên, vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong tổng vốn đầu tư xã hội cũng như trong từng khu vực sẽ được xem xét. Kế đó, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp (nhà nước, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng được phân tích để làm rõ mối liên hệ giữa sự phát triển của DN NNNT và hoạt động đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.

Tỉ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng vốn đầu tư xã hội duy trì ở mức khoảng 14% (1999-2000). Tỉ lệ này thay đổi một cách rõ nét theo từng khu vực: Tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức rất thấp 1-1,5% (1999-2000). Tỉ lệ này của khu vực quốc doanh là 12-13% (1999-2000), của khu vực ngoài quốc doanh là 26-27% (1999-2000). Như vậy, xét theo cơ cấu đầu tư (giá trị tương đối) của từng khu vực thì khu vực có mức đầu tư nhiều nhất cho nông nghiệp, nông thôn chính là khu vực ngoài quốc doanh. Còn xét theo giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư thì khu vực có vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhiều nhất là khu vực quốc doanh (biểu 4, biểu 5).

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000)

Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp: trong năm 2000 là khoảng 4,4%, năm 2001 là khoảng 3,2%, năm 2002 là khoảng 1,6%. Như vậy, xu hướng chung trong vốn đầu tư phát triển nông nghiệp (mở rộng) của doanh nghiệp là giảm dần cho dù giá trị tuyệt đối có tăng lên từ năm 2000 đến 2001, nhưng lại giảm trong năm 2002 (biểu 6). Xét theo từng khu vực doanh nghiệp, tỉ lệ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn: Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản dao động ở khoảng 9,5%, tỉ lệ này trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khoảng trên dưới 4% (1999-2000, biểu 7). Mặc dù không có số liệu thống kê từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, song căn cứ vào giá trị vốn đầu tư của khu vực này cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (biểu 5, biểu 8) xét cả trên phương diện giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, thì có thể giả định rằng tỉ lệ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của doanh nghiệp này cũng rất nhỏ bé.

Phân tích sâu thêm, số liệu thống kê cho thấy rằng: Chẳng hạn, năm 1999, trong tổng số 9892,5 tỉ đồng mà KV1 dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp (mở rộng) (biểu 5) thì số vốn của các doanh nghiệp KV1 dành cho nông nghiệp (mở rộng) là 2843,6 tỉ động (biểu 7), tương đương khoảng gần 29%. Con số này trong năm 2000 tương ứng là 11152,9 tỉ đồng, 3112,3 tỉ đồng và 28%. Trong khi đó, đối với KV2, tổng vốn đầu cho nông nghiệp (mở rộng) năm 1999 là 8427,4 tỉ đồng (biểu 5), còn vốn của các doanh nghiệp KV2 dành cho nông nghiệp (mở rộng) là 224,7 tỉ đồng, tương đương khoảng 2,7%. Con số này trong năm 2000 tương ứng là 9718,4 tỉ đồng, 278,6 tỉ đồng và khoảng 2,9%.

Có thể rút ra một số nhận định đáng lưu ý từ các số liệu thống kê như sau:

Thứ nhất, thực trạng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chỉ chiếm một tỉ lệ thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp (không phân biệt thành phần sở hữu) chứng tỏ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chưa phải là đối tượng đầu tư được “yêu thích” của các doanh nghiệp.

Thứ hai, cho dù trong cơ cấu đầu tư phát triển của khu vực ngoài quốc doanh có tỉ lệ đáng kể dành cho nông nghiệp (26-27% như đã nói ở trên), thì tỉ lệ này của các doanh nghiệp trong khu vực ngoài quốc doanh lại rất thấp (trên dưới 4%). Mặt khác, xem xét vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cho thấy nguồn vốn này dành cho nông nghiệp, nông thôn là rất hạn chế. Điều này chứng tỏ rằng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chủ yếu đến từ khu vực quốc doanh (nhà nước)-tính theo giá trị tương đối- và các doanh nghiệp nhà nước-tính theo cả giá trị tương đối và tuyệt đối.

Thứ ba, thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ cả trong tổng vốn đầu tư xã hội, trong vốn đầu tư các khu vực (KV1, KV2, KV3), trong vốn đầu tư của các doanh nghiệp (nói chung cũng như trong từng loại hình doanh nghiệp phân theo thành phần sở hữu) cho thấy rằng doanh nghiệp với tư cách là một hình thức tổ chức kinh tế còn chưa thực sự phát triển trong nông nghiệp, nông thôn so với các khu vực kinh tế-xã hội khác, so với các loại hình tổ chức kinh tế khác của từng khu vực (chẳng hạn như so với  hình thức tổ chức hộ gia đình của khu vực ngoài quốc doanh).

Tóm lại, nhìn chung hoạt động đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn còn ở mức khiếm tốn so với mức đầu tư của các khu vực kinh tế-xã hội khác. Mặt khác, hoạt động đầu tư của các DN NNNT, cho dù là ở khu vực nào, cũng còn rất nhỏ bé. Xét trên phương diện hình thức, điều này cho thấy mối liên hệ nhất định giữa thực trạng phát triển DN NNNT và hoạt động đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2001-2003)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Trần Nam Bình, 2004, FDI nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010, ISG)

Kết luận

Cho dù còn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhưng thực tế cho thấy khu vực này vẫn chưa được đầu tư phát triển một cách thích đáng, đặc biệt là đầu tư phát triển các DN NNNT. Những phân tích ở trên cũng cho thấy rằng dường như các chính sách đã có trước đây liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động đầu tư chưa có tác động nhiều lắm đến việc cải thiện môi trường đầu tư và phát triển các doanh nghiệp của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mới có tạo ra được những thay đổi theo hướng tích cực hay không trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tùy thuộc vào mức độ mà các chính sách này phản ánh được tính đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và các doanh nghiệp, của hoạt động đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Ngô Vi Dũng

Tham khảo:

1. Tổng cục thống kê, Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ năm 2002 đến 2005

_______ Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2001-2003

_______ Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000

2. MARD, 2004, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn 20 năm Đổi Mới, báo cáo tổng kết.

3. Trần Nam Bình, 2004, FDI nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010, ISG.

4. Randolph Barker, Claudia Ringler, Nguyen Minh Tien and Mark Rosegrant, 2004, Macro Policies and Investment Priorities for Irrigated Agriculture in Vietnam, IWMI-MARD-IFPRI.

http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=600&news_id=13858#content

http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=15076

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=141180&ChannelID=11

http://www.vnn.vn/kinhte/2005/06/451301/

http://www.vnn.vn/kinhte/2005/06/451955/

NỘI DUNG KHÁC

Thập kỷ tới sẽ không phải là của riêng Ấn Độ, hay Trung Quốc

10-8-2006

Ngày nay người ta hay nhắc thông điệp đến thế kỷ 21 là thế kỷ của các con rồng Châu Á, với Trung Quốc là hiện thân của quyền lực, kinh tế và chính trị, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là ngôi nhà quyền lực của thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo Sư Prabhu Guptara

Hậu WTO của ngành Nông nghiệp

9-8-2006

TS. Đặng Kim Sơn: Cần một hướng đi mới
Theo phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Quốc hội (kỳ họp thứ 9), đoàn đàm phán WTO của Chính phủ VN đã cân nhắc các lợi ích trước khi đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản, đảm bảo không để xảy ra khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp... Ông có tán thành nhận định trên? Vì sao?

Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ I)

8-8-2006

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có được một lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn (DN NNNT) vững mạnh. Để có được lực lượng DN NNT vững mạnh thì một trong những điều kiện đặt ra là phải thu hút được và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xã hội cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Cúm gia cầm bao vây Việt Nam

8-8-2006

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng khẳng định, sự xuất hiện trở lại của một loạt các ổ dịch cúm gia cầm tại Thái Lan, Lào và Trung Quốc mới đây cho thấy công tác phòng, chống dịch trong nước đang phải đối mặt với những nguy cơ có thể khiến dịch dễ dàng bùng phát trở lại.

Ấn phẩm Thị trường Nông sản– Cơ hội để giải mã thị trường.

7-8-2006

Việt Nam đứng đầu thế giới về một số mặt hàng xuất khẩu và kinh doanh nông sản của Việt Nam đang trở thành một ngành có vị thế quan trọng trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, nhu cầu về thông tin thị trường nông sản, đặc biệt là thông tin giá cả, diễn biến thị trường nông sản

Chỉ hạ giá nông sản thì không đủ sức cạnh tranh

4-8-2006

TP - Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, trong một "sân chơi" lớn, nếu chỉ hạ giá nông sản thì nông nghiệp nước ta sẽ không đủ sức cạnh tranh... Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, TS Đặng Kim Sơn về những vấn đề nêu trên.

ĐBSCL xóa bỏ hệ thống kho tàng nông sản lạc hậu

26-7-2006

Trong thời gian qua mặc dù hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng của vùng ĐBSCL chưa đầu tư đúng mức, nhưng bà con nông dân vẫn sản xuất được lúa chất lượng cao. Tuy nhiên do quá trình thu hoạch và bảo quản của chúng ta còn quá kém nên đã làm cho chất lượng lúa lại bị giảm xuống.

Thị trường cao su trong nước 6 tháng đầu năm 2006

20-7-2006

Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá cao su trong nước và xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đứng ở mức khá cao do nhu cầu nhập khẩu của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do mưa nhiều ở Thái Lan và Indonêsia. Hơn nữa, giá dầu thô tăng cũng tác động làm tăng giá cao su.

Phân tích thu nhập hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác vùng Đồng bằng sông Hồng

18-7-2006

Chiều ngày 4/7/2006, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã diễn ra Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “Phân tích thu nhập hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác vùng Đồng bằng sông Hồng” do nhóm chuyên gia phát triển nông thôn thực hiện.

Đường lậu Thái Lan khuynh đảo thị trường

13-7-2006

Giá đường ở ĐBSCL đang giảm mạnh. Giá bán buôn của các nhà máy chỉ còn 9.600đ – 10.200đ/kg, giảm 500đ – 600đ/kg so với tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do lượng đường Thái Lan nhập lậu quá lớn. Ngày 1-7, đường Thái Lan nhập lậu về đến Sóc Trăng bán chỉ 9.600đ/kg.

Đường lậu Thái Lan khuynh đảo thị trường

13-7-2006

Giá đường ở ĐBSCL đang giảm mạnh. Giá bán buôn của các nhà máy chỉ còn 9.600đ – 10.200đ/kg, giảm 500đ – 600đ/kg so với tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do lượng đường Thái Lan nhập lậu quá lớn. Ngày 1-7, đường Thái Lan nhập lậu về đến Sóc Trăng bán chỉ 9.600đ/kg.

Luật Hợp tác xã 2003 những điều cần bàn (kỳ II)

10-7-2006

Thực ra trong nội dung của Luật Hợp tác xã 2003, cũng giống như luật năm 1996, không hề có một quy định nào nói đến việc chuyển đổi các “hợp tác xã kiểu cũ” sang “hợp tác xã kiểu mới”. Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức và cách hiểu khác nhau trong đó theo chúng tôi quan trọng nhất chính là các nghị quyết mang tính định hướng

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn