TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thị trường cao su trong nước 6 tháng đầu năm 2006

Ngày đăng: 20 | 07 | 2006

Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá cao su trong nước và xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đứng ở mức khá cao do nhu cầu nhập khẩu của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do mưa nhiều ở Thái Lan và Indonêsia. Hơn nữa, giá dầu thô tăng cũng tác động làm tăng giá cao su.

Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá cao su trong nước và xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đứng ở mức khá cao do nhu cầu nhập khẩu của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do mưa nhiều ở Thái Lan và Indonêsia. Hơn nữa, giá dầu thô tăng cũng tác động làm tăng giá cao su.|

Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 4 thế giới, dự kiến đạt sản lượng 700.000 tấn vào năm 2010 và 1 triệu tấn vào năm 2011. Việt Nam sẽ tăng diện tích trồng cây cao su lên 700.000 hécta vào năm 2010, so với mức 478.000 hécta hiện nay. Trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 232.742 tấn cao su, trị giá 399 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình các loại cao su từ tháng 1 đến tháng 6 là 1.541 - 1.640- 1.750- 1.800- 1.856 và 2017USD/tấn. Chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất là SVR 3L (chiếm tới 46 - 49%), với mức giá vào ngày 29/6 đạt 2.512 USD/tấn. Kế đến là loại SVR 10, chiếm khoảng 17 - 18%, giá xuất khẩu lên tới 2308 USD/tấn. Chủng loại thứ ba là latex (mủ cao su ly tâm), chiếm khoảng 13 - 17% với mức giá trong tháng 6 là 1.179 USD/tấn.

Nguyên nhân dẫn đến giá cao su liên tục tăng và đứng ở mức cao trong thời gian qua là do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô, trong khi nhu cầu tiếp tục gia tăng đã đẩy giá cao su tự nhiên gần đây tăng tới mức cao kỷ lục và chưa có xu hướng giảm.

Vinanet-10/07/2006

NỘI DUNG KHÁC

Phân tích thu nhập hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác vùng Đồng bằng sông Hồng

18-7-2006

Chiều ngày 4/7/2006, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã diễn ra Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “Phân tích thu nhập hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác vùng Đồng bằng sông Hồng” do nhóm chuyên gia phát triển nông thôn thực hiện.

Đường lậu Thái Lan khuynh đảo thị trường

13-7-2006

Giá đường ở ĐBSCL đang giảm mạnh. Giá bán buôn của các nhà máy chỉ còn 9.600đ – 10.200đ/kg, giảm 500đ – 600đ/kg so với tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do lượng đường Thái Lan nhập lậu quá lớn. Ngày 1-7, đường Thái Lan nhập lậu về đến Sóc Trăng bán chỉ 9.600đ/kg.

Đường lậu Thái Lan khuynh đảo thị trường

13-7-2006

Giá đường ở ĐBSCL đang giảm mạnh. Giá bán buôn của các nhà máy chỉ còn 9.600đ – 10.200đ/kg, giảm 500đ – 600đ/kg so với tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do lượng đường Thái Lan nhập lậu quá lớn. Ngày 1-7, đường Thái Lan nhập lậu về đến Sóc Trăng bán chỉ 9.600đ/kg.

Luật Hợp tác xã 2003 những điều cần bàn (kỳ II)

10-7-2006

Thực ra trong nội dung của Luật Hợp tác xã 2003, cũng giống như luật năm 1996, không hề có một quy định nào nói đến việc chuyển đổi các “hợp tác xã kiểu cũ” sang “hợp tác xã kiểu mới”. Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức và cách hiểu khác nhau trong đó theo chúng tôi quan trọng nhất chính là các nghị quyết mang tính định hướng

Nông dân và doanh nghiệp - Vì sao khó hợp tác?

7-7-2006

NNVN đã có bài viết về sự phát triển trở lại của cây thanh hao hoa vàng trên đất Sóc Sơn (Hà Nội). Điều đáng nói, đến nay loại cây này đã phát triển rầm rộ, nông dân và DN vẫn chưa thực hiện hợp đồng liên kết. Nguy cơ đổ bể, mất cân đối cung cầu sẽ rất khó tránh khỏi.

Việt Nam và Vòng đàm phán DOHA

6-7-2006

Việt Nam có thể chính thức gia nhập WTO vào cuối năm 2006. Vì vậy, nếu vòng đám phán DOHA kết thúc theo đúng kế hoạch đặt ra vào cuối năm nay thì Việt Nam sẽ không có cơ hội tham gia vào các cuộc đàm phán, nhưng sẽ phải thực hiện những điều khoản phù hợp của các cam kết từ vòng đàm phán DOHA.

Luật Hợp tác xã 2003 những điều cần bàn.

5-7-2006

Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng là những hình thức tổ chức kinh tế-xã hội ra đời một cách khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã được xem là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa WTO

3-7-2006

Cục trưởng Cục chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Vang khẳng định sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngành chăn nuôi vẫn sẽ đứng vững trước những khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các loại thực phẩm nước ngoài, đồng thời có cơ hội rất lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm.

Phương pháp điều tra nông thôn

27-6-2006

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2006, Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra. Cuộc Tổng điều tra này đã và đang được giới nghiên cứu trong và ngoài ngành quan tâm và trông đợi.

Thông tư thực hiện nghị định 115 cởi trói nghiên cứu

26-6-2006

Ngày 05/6/2006, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/ BKHCN-BTC-BNV về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn