TIN TỨC-SỰ KIỆN

Luật Hợp tác xã 2003 những điều cần bàn.

Ngày đăng: 05 | 07 | 2006

Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng là những hình thức tổ chức kinh tế-xã hội ra đời một cách khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã được xem là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng là những hình thức tổ chức kinh tế-xã hội ra đời một cách khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã được xem là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. |Chính sách chung của Đảng và Nhà nước, do vậy, đặc biệt khuyến khích phát triển các hợp tác xã nói chung và kinh tế hợp tác nói riêng.

Bài viết này tập trung phân tích những ảnh hưởng của Luật Hợp tác xã 2003 đến sự phát triển của kinh tế hợp tác nói chung, các hợp tác xã nói riêng, và do đó là đến thành phần kinh tế tập thể tại Việt Nam. Thực tế, để có thể hiểu được vấn đề một cách thấu đáo cần phải phân tích sâu hơn lý do vì sao kinh tế hợp tác và các hợp tác xã lại được đặc biệt coi trọng ở Việt Nam cả trên phương diện lý thuyết, đặc biệt là từ góc độ kinh tế-chính trị, và lịch sử. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân tích bối cảnh chung của kinh tế hợp tác, của hợp tác xã và của phong trào hợp tác trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, những vấn đề như vậy xin được đề cập vào một dịp khác. ở đây, chúng tôi chỉ xin tập trung phân tích Luật Hợp tác xã 2003, khung thể chế cơ bản điều tiết hoạt động kinh tế hợp tác và hợp tác xã hiện nay ở Việt Nam và những tác động của nó tới khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Mục tiêu của Luật Hợp tác xã 2003

Theo chúng tôi hiểu, Luật Hợp tác xã 2003 là sự kế tiếp của Luật Hợp tác xã đã được ban hành lần đầu tiên năm 1996, và nó có hai mục tiêu chính: (1) Củng cố, kiện toàn các hợp tác xã vốn được thành lập từ trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn sót lại hiện nay, cụ thể là chuyển đổi các hợp tác xã này sang hình thức “hợp tác xã kiểu mới”; (2) Xây dựng một khung thể chế nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế hợp tác đa dạng đang ngày càng phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các tổ chức kinh tế hợp tác do người dân thành lập dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Mục đích cuối cùng của Luật Hợp tác xã 2003, cũng như nhiều chính sách khác có liên quan, là khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác nói chung và các hợp tác xã nói riêng. Mục đích này được khẳng định cả trên phương diện chính trị-các quan điểm, đường lối chỉ đạo, định hướng của Đảng- và trên phương diện luật pháp của nhà nước. Tuy nhiên, theo chúng tôi, giữa mục đích và phương tiện (những quy định trong luật) còn có những điểm bất cập. Mặt khác, như phân tích dưới đây sẽ cho thấy, giữa hai mục tiêu nói trên có sự tác động qua lại lẫn nhau và không phải lúc nào đó cũng là những tác động “hướng tâm”.

Chuyển đổi các “hợp tác xã kiểu cũ” sang “hợp tác xã kiểu mới”

Các hợp tác xã “kiểu cũ” ở đây là những hợp tác xã được thành lập và còn sót lại từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Do đặc điểm hoạt động, những hợp tác xã còn lại chủ yếu là các hợp tác xã nông nghiệp, còn các loại hình hợp tác xã khác (hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã thương mại, v.v…) hầu hết đều đã tan rã. Kể từ sau khi kinh tế gia đình chính thức được tái thừa nhận về mặt pháp lý (quan trọng nhất là với Nghị quyết 10 năm 1988 và sau đó là Luật đất đai 1993, 2003), thì cơ sở kinh tế-xã hội của các hợp tác xã này gần như không còn gì và vai trò của chúng cũng bị suy giảm về cơ bản. Những hợp tác xã này có hai xu hướng biến đổi: (1) Tiếp tục đi vào sa sút và đi đến giải thể; (2) Một số khác vì nhiều lý do, cả tích cực (cải tiến tổ chức, quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, v.v..) lẫn tiêu cực (tồn đọng trong giải quyết nợ vốn, tài sản với xã viên và nhà nước, v.v..) thì vẫn tiếp tục tồn tại.

Xem thêm kỳ sau

Ngô Vi Dũng

 

NỘI DUNG KHÁC

Ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa WTO

3-7-2006

Cục trưởng Cục chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Vang khẳng định sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngành chăn nuôi vẫn sẽ đứng vững trước những khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các loại thực phẩm nước ngoài, đồng thời có cơ hội rất lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm.

Phương pháp điều tra nông thôn

27-6-2006

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2006, Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra. Cuộc Tổng điều tra này đã và đang được giới nghiên cứu trong và ngoài ngành quan tâm và trông đợi.

Thông tư thực hiện nghị định 115 cởi trói nghiên cứu

26-6-2006

Ngày 05/6/2006, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/ BKHCN-BTC-BNV về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

WTO: Cánh cửa đã mở

22-6-2006

Chiều 31-5, thỏa thuận song phương VN - Hoa Kỳ về việc VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được chính thức ký kết lúc 17g15 tại dinh Thống Nhất, TP.HCM. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự và phó đại diện thương mại Mỹ Karan Bhatia đã cùng đặt bút ký kết bản thỏa thuận này với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan cùng đoàn đàm phán hai bên.

Những thách thức của sự phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam

20-6-2006

Chương trình Đổi mới ở Việt Nam đã được tiến hành trong 20 năm qua và trong thời gian đó, nền kinh tế đã được chuyển đổi. Mọi người thường nhắc tới những thay đổi hoàn toàn trong nông nghiệp, từ chỗ lạm phát tăng nhanh và thiếu thốn lương thực tới việc bình ổn giá cả, tăng thu nhập nông thôn và là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Điều gì đón đợi ngành nông nghiệp khi gia nhập WTO

15-6-2006

Đánh giá về những cơ hội của tự do mậu dịch khi VN gia nhập WTO sẽ thấy ngay một thị trường  rộng mở cho những mặt hàng nông sản có thế mạnh của nước ta....Thứ cơ hội hai đó là việc đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, sơ chế hoặc chế biến nông sản, mở mang những vùng đất hoang hóa, sản xuất những sản phẩm nông nghiệp độc đáo.

Phát triển mô hình Hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường

14-6-2006

Tính đến cuối năm 2005, ở khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra) có 5.782 Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) bao gồm cả chuyển đổi, chưa chuyển đổi và mới thành lập. Qua quá trình đổi mới và phát triển, các HTX đang dần chuyển đổi từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh tế hộ xã viên ít tính cạnh tranh sang phát triển các dịch vụ của mình theo định hướng nhu cầu thị trường, ngày càng chuyên môn hoá trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và phát triển ngành nghề.

Nông sản trong cơn bão dầu

6-6-2006

Liệu giá dầu sẽ giữ nguyên hay tiếp tục tăng? Các nhận định của giới chuyên gia trong hội thảo ở Singapore cho rằng giá dầu sẽ có xu hướng giảm? tuy nhiên bao giờ giá sẽ giảm xuống? Câu hỏi này quan trọng vì nó có hàm ý về mặt chiến lược và chính sách rất lớn cho các quốc gia theo hướng (i), đầu tư vào các nguồn nguyên liệu thay thế; (ii), hoặc các nước sản xuất dầu mỏ đầu tư xây dựng các nhà máy lọc dầu; hay (iii),  có chiến lược điều tiết các hoạt động kinh tế theo hướng sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Việt Nam gia nhập WTO-một cách nhìn khác

31-5-2006

Sự kiện Việt Nam chuẩn bị kết thúc các cuộc đàm phán song phương và đa phương để trở thành thành viên chính thức của WTO đang thu hút được sự quan tâm của cả dư luận trong và ngoài nước. Việc ra nhập WTO mang lại những cơ hội, đồng thời có cả những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, đó là điều mà ai cũng đồng tình.

Giao lưu trực tuyến Tác động của hội nhập WTO đến người nông dân nghèo

30-5-2006

Sáng ngày 30 tháng 5 năm 2006, tại Toà soạn Báo điện tử VnMedia, Ông Phạm Quang Diệu thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, cùng với các chuyên gia khác như TS Võ Trí Thành (CIEM), Bà Lê Kim Dung- Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam, Ông Phan Văn Ngọc, Giám đốc ActionAid Việt Nam đã tham gia với tư cách khách mời trả lời trực tuyến trong Chương trình Giao Lưu trực tuyến do Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC tổ chức.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn