TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam gia nhập WTO-một cách nhìn khác

Ngày đăng: 31 | 05 | 2006

Sự kiện Việt Nam chuẩn bị kết thúc các cuộc đàm phán song phương và đa phương để trở thành thành viên chính thức của WTO đang thu hút được sự quan tâm của cả dư luận trong và ngoài nước. Việc ra nhập WTO mang lại những cơ hội, đồng thời có cả những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, đó là điều mà ai cũng đồng tình.

Sự kiện Việt Nam chuẩn bị kết thúc các cuộc đàm phán song phương và đa phương để trở thành thành viên chính thức của WTO đang thu hút được sự quan tâm của cả dư luận trong và ngoài nước. Việc ra nhập WTO mang lại những cơ hội, đồng thời có cả những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, đó là điều mà ai cũng đồng tình. |Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau  về việc Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thuận lợi hơn hay trái lại sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn khi ra nhập WTO, về những kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước trên thế giới khi ra nhập WTO và bài học cho Việt Nam, v.v...

Nhằm cung cấp thêm thông tin cho dư luận trong nước về WTO và tác động của việc ra nhập tổ chức này đến tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam, rộng hơn nữa là về các vấn đề về toàn cầu hóa và các xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, ngày 29/05/2006 Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan khác (Viện KHXH VN, Bộ KHCN, Liên hiệp các hội KHKTVN và Phòng Thương mại và Công nghiệp VN) đã tổ chức một buổi tọa đàm với chủ đề “WTO và Việt Nam”. Hai diễn giả chính của buổi tọa đàm là ông Gérard Duménil (chuyên gia về kinh tế và tài chính, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia - CNRS, cộng hòa Pháp) và ông Le Courrieux (chuyên gia của Hiệp hội đánh thuế các giao dịch tài chính nhằm hỗ trợ công dân-ATTAC, cộng hòa Pháp).

Nội dung trình bày của chuyên gia G.Duménil gồm 4 phần: (1) Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới; (2) Những nét chính về chủ nghĩa tự do mới; (3) Trật tự kinh tế thế giới hiện nay; (3) Vấn đề ra nhập nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển. Trong khi đó, chuyên gia Le Courrieux lại cung cấp các thông tin về (1) Khía cạnh tổ chức pháp lý của WTO; (2) Thực trạng vòng đàm phán mới đây nhất của tổ chức này-Doha. Ngoài ra hai chuyên gia cũng đưa ra những phân tích, đánh giá của mình về các bài học thành công và thất bại của các nước đang phát triển khi ra nhập WTO.

Theo G.Duménil, tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới trong những năm gần đây liên tục được “khoác” một vẻ bề ngoài đầy lạc quan: tăng trưởng khá và ổn định. Trên thực tế, chỉ một vài “cực” trong nền kinh tế thế giới là đạt được mức tăng trưởng dương, cá biệt như Trung Quốc, Ấn Độ và một vài nước khác có mức tăng trưởng cao, một số trung tâm kinh tế thế giới giữ được sự ổn định tương đối như Bắc Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Các nước còn lại, đặc biệt là các châu Mỹ la tinh, châu Phi và các nước châu Á khác đều rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đặc biệt hơn, sự khủng hoảng đó lại gắn liền với sự ra nhập vào nền kinh tế thế giới mà không có một sự chuẩn bị vững chắc như trường hợp của Achentina. Đi sâu hơn vào phân tích, G.Duménil cho rằng, thực trạng kinh tế thế giới hiện nay là hệ quả tất yếu từ trật tự kinh tế mà chủ nghĩa tự do mới đã thiết lập từ cuối những năm 70: Mục đích của chủ nghĩa tự do mới là tự do trao đổi, đặc biệt là trao đổi/giao dịch tài chính, do vậy xu hướng chủ đạo của nó là xóa bỏ mọi hàng rào ngăn cản các luồng trao đổi tài chính xuyên quốc gia. Có một nghịch lý đang diễn ra hiện nay là, dòng vốn chảy từ các nước đang phát triển tới các nước phát triển, thông qua nhiều “hình thức tinh vi” khác nhau, thậm chí còn lớn hơn nhiều lần dòng vốn chảy ngược lại. Chính các tập đoàn tài chính và các công ty xuyên quốc gia của các nước phát triển đang sử dụng vốn của các nước đang phát triển, mà họ nhận được với một lãi suất gần như bằng không (0%), để đầu tư lại chính các nước này với mức lãi suất cho vay cao gầp nhiều lần. Trật tự kinh tế thế giới hiện nay mang tính phân cấp một cách rõ ràng và vẫn đang bị thao túng bởi một siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ.

Theo Le Courrieux, người ta thường có xu hướng nhắc tới WTO chỉ như một tổ chức kinh tế-thương mại mà quên đi mất rằng đó thực sự còn là một tổ chức mang tính chính trị-xã hội rất cao, là nơi mà các các quốc gia, các nhóm quốc gia đấu tranh cho quyền lợi của mình. Trên thực tế, WTO đã không chỉ bó hẹp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, mà còn vươn ra các lĩnh vực khác về kinh tế, chính trị, môi trường, công nghệ, phát triển xã hội, v.v.. Về mặt nguyên tắc, tất cả mọi thành viên của WTO đều có quyền tham gia thảo luận các quyết định của WTO, tuy nhiên thực tế chỉ có 4 “cực” trung tâm quyết định các quyết định này là Hoa Kỳ, Canada, EU và Nhật Bản. Trong vòng đàm phán Doha, trong số 21 lĩnh vực (nội dung) được đem ra đàm phán thì chỉ có duy nhất 01 lĩnh vực (nông nghiệp) là được đem ra thảo luận tập thể với sự tham gia của các nước “ngoại vi”, còn lại đều được tiến hành đàm phán song phương. Nói cách khác, ngay cả trên bình diện tổ chức và pháp lý, thì WTO cũng hoàn toàn không phải là một sân chơi “bình đẳng”.

Những bài học trong thực tế về việc ra nhập WTO dường như không mấy sáng sủa: Ngoại trừ trường hợp của Trung Quốc tương đối thành công khi ra nhập WTO mà vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ vào chính sách kiểm soát tài chính vĩ mô chặt chẽ, chính sách duy trì một đồng nhân dân tệ “yếu” (so với đồng đôla), lợi thế về giá nhân công, v.v... còn các nước đang phát triển khác đều gặp phải nhiều khó khăn hơn là thuận lợi khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới này.

Trong phần các ý kiến phản hồi, bà Phạm Chi Lan, Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cho rằng: Các cơ quan chức năng của Việt Nam ý thức được một cách đầy đủ những cơ hội và thách thức mà việc ra nhập WTO có thể tạo ra cho nền kinh tế Việt Nam cũng như các khía cạnh khác của đời sống xã hội. Theo bà, một thực tế cần phải thừa nhận là việc ra nhập WTO là một yêu cầu hoàn toàn khách quan xét trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam cũng như của thế giới. Mặt khác, cho tới nay cũng chưa từng có một nước nào, dù đạt được thành công nhiều hơn hay chịu thất bại nhiều hơn khi ra nhập WTO, lại xin rút ra khỏi tổ chức này. Bên cạnh việc tìm hiểu và học hỏi từ các bài học thành công cũng như thất bại của các nước khác khi ra nhập WTO, Việt Nam cần và hoàn toàn có nhiều cơ hội để tìm ra giải pháp tốt nhất cho riêng mình.

Có thể nói, việc cung cấp những cách nhìn khác nhau về WTO và việc ra nhập tổ chức này của Việt Nam là điều rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp trong nước và các lực lượng xã hội khác.

Vi Dũng

NỘI DUNG KHÁC

Giao lưu trực tuyến Tác động của hội nhập WTO đến người nông dân nghèo

30-5-2006

Sáng ngày 30 tháng 5 năm 2006, tại Toà soạn Báo điện tử VnMedia, Ông Phạm Quang Diệu thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, cùng với các chuyên gia khác như TS Võ Trí Thành (CIEM), Bà Lê Kim Dung- Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam, Ông Phan Văn Ngọc, Giám đốc ActionAid Việt Nam đã tham gia với tư cách khách mời trả lời trực tuyến trong Chương trình Giao Lưu trực tuyến do Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC tổ chức.

Phát triển hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của hộ

29-5-2006

Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, để “lượng hóa” được vai trò của hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, mô tả và phân tích các khía cạnh khác nhau của hoạt động này, phát hiện ra các xu hướng biến đổi nó là một vấn đề nghiên cứu không hề đơn giản và cho tới nay còn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.

Để Luật đầu tư đi vào cuộc sống

29-5-2006

Nằm trong Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2004-2007 và kế hoạch năm 2006, sáng ngày 25/05/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đầu tư. Ông Nguyễn Văn Tư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch đầu tư chủ trì hội nghị.

E-NEWS tháng - sản phẩm mới của Trung tâm Thông tin NNPTNT

25-5-2006

Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, Trung tâm Thông tin PTNNNT đã nỗ lực phát triển các hoạt động truyền thông và thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT và chuyển tải các kết quả nghiên cứu của Viện đến Bộ Nông nghiệp và các đơn vị, cá nhân quan tâm. Trung tâm Thông tin PTNNNT đã phát triển ấn phẩm Bản tin Phát triển&Hội nhập hàng tháng đề cập đến các vấn đề vĩ mô ở tầm chiến lược được các độc giả xa gần đón nhận và ủng hộ.

Người nghèo hội nhập

16-5-2006

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường Đại học Dược đã diễn ra hội thảo “Chiến lược nhằm hỗ trợ các hộ nghèo nông thôn tham gia thành công vào quá trình kinh tế toàn cầu”. Chương trình do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì và phối hợp nghiên cứu với Viện phát triển quốc tế của Vương quốc Anh.

Tìm đòn bẩy cho SMEs nông nghiệp nông thôn

15-5-2006

Ngày 10 tháng 5 năm 2006, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT tổ chức sinh hoạt học thuật về  “Thực trạng và giải pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp, nông thôn”.

Hành động tập thể trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

12-5-2006

Hành động tập thể là một chiến lược quan trọng đối với người nghèo, giúp cho họ có được những lợi thế của các cơ hội kinh tế. Việc tập hợp các nhà sản xuất nhỏ lẻ và người tiêu dùng có thể tăng thị trường và lợi thế thương lượng thông qua các thành quả đạt được trong việc giảm chi phí đầu vào và việc áp dụng các dịch vụ theo hướng thị trường khác như giám sát chất lượng, quảng cáo, giấy chứng nhận, nhãn hiệu và thương  hiệu.

Tìm kiếm mô hình phát triển bền vững

11-5-2006

Tài nguyên và môi trường Việt Nam có đặc điểm đa đạng, tuy nhiên phân tán và manh mún, thiên tai, suy thoái và xuống cấp, hậu quả chiến tranh và sức ép dân số. Bảy mươi phần trăm dân số Việt Nam kiếm sống từ đất đai, trực tiếp phụ thuộc vào chất lượng và khối lượng của tài nguyên thiên nhiên hiện có. Đồng thời, tốc độ tăng dân số, đô thị hoá và phát triển kinh tế đang tạo ra sức ép ngày càng tăng đối với môi trường ở Việt Nam.

Hướng đến phát triển bền vững

10-5-2006

Ngày 4 tháng 5 năm 2006 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Tế 11 Lê Hồng Phong đã diễn ra diễn đàn phát triển bền vững. Nhiều ý kiến cho rằng, nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã tăng trưởng khá, và là nền tảng cho sự ổn định của cả nền kinh tế.

Khuyến nông cho người nghèo

10-5-2006

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) với Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Dự án MISPA, chiều ngày 9/5/2006 tại phòng họp của IPSARD (6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) đã diễn ra cuộc hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “KHUYẾN NÔNG CHO NGƯỜI NGHÈO”.

Tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH Việt Nam 2005

5-5-2006

Bản tin Diễn đàn Trách nhiệm Xã hội Việt Nam - Quý 1/2006

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn