TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phát triển hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của hộ

Ngày đăng: 29 | 05 | 2006

Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, để “lượng hóa” được vai trò của hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, mô tả và phân tích các khía cạnh khác nhau của hoạt động này, phát hiện ra các xu hướng biến đổi nó là một vấn đề nghiên cứu không hề đơn giản và cho tới nay còn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.

Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, để “lượng hóa” được vai trò của hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, mô tả và phân tích các khía cạnh khác nhau của hoạt động này, phát hiện ra các xu hướng biến đổi nó là một vấn đề nghiên cứu không hề đơn giản và cho tới nay còn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.|

Dựa trên số liệu Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS: 1993, 1998, 2002, 2004 và các cuộc điều tra lặp), các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP) - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD)- phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức nghiên cứu trong nước đã thực hiện nghiên cứu “Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam”. Các khía cạnh được phân tích bao gồm:

- Vai trò của hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của hộ đối với kinh tế địa phương (2002-2004);

- Vấn đề giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm của các hộ gia đình có hoạt động kinh tế phi nông nghiệp;

- Vấn đề tài sản và thu nhập của hộ;

- Vấn đề môi trường kinh tế (tổ chức kinh doanh, quan hệ với nhà nước, nguồn thông tin, các rào cản trong hoạt động và quản lý);

- Vấn đề lựa chọn ngành nghề phi nông nghiệp;

-Sự thay đổi vai trò của các hộ kinh doanh phi nông nghiệp ở Việt Nam;

Kết quả nghiên cứu các vấn đề trên đã được các tác giả trình bày tại cuộc hội thảo diễn ra ngày 26/05/2006 tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Chi tiết tài liệu tham khảo có thể tìm thấy tại đây.

Tài liệu hội thảo

Ngô Vi Dũng

NỘI DUNG KHÁC

Để Luật đầu tư đi vào cuộc sống

29-5-2006

Nằm trong Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2004-2007 và kế hoạch năm 2006, sáng ngày 25/05/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đầu tư. Ông Nguyễn Văn Tư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch đầu tư chủ trì hội nghị.

E-NEWS tháng - sản phẩm mới của Trung tâm Thông tin NNPTNT

25-5-2006

Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, Trung tâm Thông tin PTNNNT đã nỗ lực phát triển các hoạt động truyền thông và thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT và chuyển tải các kết quả nghiên cứu của Viện đến Bộ Nông nghiệp và các đơn vị, cá nhân quan tâm. Trung tâm Thông tin PTNNNT đã phát triển ấn phẩm Bản tin Phát triển&Hội nhập hàng tháng đề cập đến các vấn đề vĩ mô ở tầm chiến lược được các độc giả xa gần đón nhận và ủng hộ.

Người nghèo hội nhập

16-5-2006

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường Đại học Dược đã diễn ra hội thảo “Chiến lược nhằm hỗ trợ các hộ nghèo nông thôn tham gia thành công vào quá trình kinh tế toàn cầu”. Chương trình do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì và phối hợp nghiên cứu với Viện phát triển quốc tế của Vương quốc Anh.

Tìm đòn bẩy cho SMEs nông nghiệp nông thôn

15-5-2006

Ngày 10 tháng 5 năm 2006, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT tổ chức sinh hoạt học thuật về  “Thực trạng và giải pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp, nông thôn”.

Hành động tập thể trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

12-5-2006

Hành động tập thể là một chiến lược quan trọng đối với người nghèo, giúp cho họ có được những lợi thế của các cơ hội kinh tế. Việc tập hợp các nhà sản xuất nhỏ lẻ và người tiêu dùng có thể tăng thị trường và lợi thế thương lượng thông qua các thành quả đạt được trong việc giảm chi phí đầu vào và việc áp dụng các dịch vụ theo hướng thị trường khác như giám sát chất lượng, quảng cáo, giấy chứng nhận, nhãn hiệu và thương  hiệu.

Tìm kiếm mô hình phát triển bền vững

11-5-2006

Tài nguyên và môi trường Việt Nam có đặc điểm đa đạng, tuy nhiên phân tán và manh mún, thiên tai, suy thoái và xuống cấp, hậu quả chiến tranh và sức ép dân số. Bảy mươi phần trăm dân số Việt Nam kiếm sống từ đất đai, trực tiếp phụ thuộc vào chất lượng và khối lượng của tài nguyên thiên nhiên hiện có. Đồng thời, tốc độ tăng dân số, đô thị hoá và phát triển kinh tế đang tạo ra sức ép ngày càng tăng đối với môi trường ở Việt Nam.

Hướng đến phát triển bền vững

10-5-2006

Ngày 4 tháng 5 năm 2006 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Tế 11 Lê Hồng Phong đã diễn ra diễn đàn phát triển bền vững. Nhiều ý kiến cho rằng, nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã tăng trưởng khá, và là nền tảng cho sự ổn định của cả nền kinh tế.

Khuyến nông cho người nghèo

10-5-2006

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) với Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Dự án MISPA, chiều ngày 9/5/2006 tại phòng họp của IPSARD (6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) đã diễn ra cuộc hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “KHUYẾN NÔNG CHO NGƯỜI NGHÈO”.

Tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH Việt Nam 2005

5-5-2006

Bản tin Diễn đàn Trách nhiệm Xã hội Việt Nam - Quý 1/2006

Sinh kế thay thế với sản phẩm phi gỗ

5-5-2006

của nhóm Dân tộc Dao Xã Thanh Sơn, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn