TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thử thách gay gắt của ngành chăn nuôi

Ngày đăng: 15 | 08 | 2006

Nguy cơ mất dần thị trường trong nước. Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những nguy cơ này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực.

Nguy cơ mất dần thị trường trong nước. Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những nguy cơ này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực.| Chăn nuôi bò thịt trong nước chủ yếu là tận dụng thức ăn, đồng cỏ ven bờ với 90% bò thịt nuôi ở từng hộ nhỏ lẻ. Nhìn tổng thể về chăn nuôi, dù gia súc hay gia cầm thì đặc điểm chung cả nước vẫn là nuôi phân tán, chủ yếu lấy công làm lời, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành, tăng mức cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết giá của những cây trồng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đều cao, do đó nên chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi cao hơn so với khu vực từ 10-20%, nếu so với thế giới con số này lên đến 20-25%.

Thua về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổng Công ty Chăn nuôi VN nhận định, khó khăn của việc xuất khẩu thịt gia súc không chỉ vì giá thành cao mà còn do chúng ta chưa có đầy đủ các điều kiện cơ bản về cơ sở chăn nuôi tập trung, trong lúc đa số cơ sở giết mổ chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tránh những thua thiệt do những cái yếu này, chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng những vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận. Ngoài ra cần tiến hành nhanh là việc đàm phán với các nước để ký kết các hiệp định về vệ sinh thú y. Đây chính là những điều kiện quan trọng để tính tới chiến lược xuất khẩu, không chỉ cho giai đoạn trước mắt 2006-2010 mà còn lâu dài về sau.

Có thể giảm thiểu bất lợi? Một trong những vấn đề cơ bản là phải phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung ở quy mô trang trại, đảm bảo chất lượng hàng hóa cao.Vấn đề chính đặt ra là Nhà nước phải có chính sách và cơ chế cụ thể, phù hợp để tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại quy mô lớn làm hạt nhân ở từng khu vực trọng điểm, tổ chức cho người nông dân biết liên kết trong sản xuất để tạo nguồn hàng hóa dồi dào. Bộ NN-PTNT ngoài việc ký kết các hiệp định về an toàn vệ sinh thực phẩm với các nước, cần đầu tư mạnh vào các dự án về giống phục vụ các chương trình chăn nuôi.

http://www.sggp.org.vn

NỘI DUNG KHÁC

Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ II)

11-8-2006

Đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (ở đây cũng được hiểu là cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), cũng như các khu vực kinh tế-xã hội khác, có thể phân chia thành ba nguồn chính: 1) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (KV1); 2) Vốn đầu từ từ khu vực ngoài quốc doanh (KV2); 3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (KV3).

Thập kỷ tới sẽ không phải là của riêng Ấn Độ, hay Trung Quốc

10-8-2006

Ngày nay người ta hay nhắc thông điệp đến thế kỷ 21 là thế kỷ của các con rồng Châu Á, với Trung Quốc là hiện thân của quyền lực, kinh tế và chính trị, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là ngôi nhà quyền lực của thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo Sư Prabhu Guptara

Hậu WTO của ngành Nông nghiệp

9-8-2006

TS. Đặng Kim Sơn: Cần một hướng đi mới
Theo phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Quốc hội (kỳ họp thứ 9), đoàn đàm phán WTO của Chính phủ VN đã cân nhắc các lợi ích trước khi đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản, đảm bảo không để xảy ra khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp... Ông có tán thành nhận định trên? Vì sao?

Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ I)

8-8-2006

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có được một lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn (DN NNNT) vững mạnh. Để có được lực lượng DN NNT vững mạnh thì một trong những điều kiện đặt ra là phải thu hút được và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xã hội cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Cúm gia cầm bao vây Việt Nam

8-8-2006

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng khẳng định, sự xuất hiện trở lại của một loạt các ổ dịch cúm gia cầm tại Thái Lan, Lào và Trung Quốc mới đây cho thấy công tác phòng, chống dịch trong nước đang phải đối mặt với những nguy cơ có thể khiến dịch dễ dàng bùng phát trở lại.

Ấn phẩm Thị trường Nông sản– Cơ hội để giải mã thị trường.

7-8-2006

Việt Nam đứng đầu thế giới về một số mặt hàng xuất khẩu và kinh doanh nông sản của Việt Nam đang trở thành một ngành có vị thế quan trọng trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, nhu cầu về thông tin thị trường nông sản, đặc biệt là thông tin giá cả, diễn biến thị trường nông sản

Chỉ hạ giá nông sản thì không đủ sức cạnh tranh

4-8-2006

TP - Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, trong một "sân chơi" lớn, nếu chỉ hạ giá nông sản thì nông nghiệp nước ta sẽ không đủ sức cạnh tranh... Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, TS Đặng Kim Sơn về những vấn đề nêu trên.

ĐBSCL xóa bỏ hệ thống kho tàng nông sản lạc hậu

26-7-2006

Trong thời gian qua mặc dù hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng của vùng ĐBSCL chưa đầu tư đúng mức, nhưng bà con nông dân vẫn sản xuất được lúa chất lượng cao. Tuy nhiên do quá trình thu hoạch và bảo quản của chúng ta còn quá kém nên đã làm cho chất lượng lúa lại bị giảm xuống.

Thị trường cao su trong nước 6 tháng đầu năm 2006

20-7-2006

Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá cao su trong nước và xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đứng ở mức khá cao do nhu cầu nhập khẩu của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do mưa nhiều ở Thái Lan và Indonêsia. Hơn nữa, giá dầu thô tăng cũng tác động làm tăng giá cao su.

Phân tích thu nhập hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác vùng Đồng bằng sông Hồng

18-7-2006

Chiều ngày 4/7/2006, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã diễn ra Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “Phân tích thu nhập hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác vùng Đồng bằng sông Hồng” do nhóm chuyên gia phát triển nông thôn thực hiện.

Đường lậu Thái Lan khuynh đảo thị trường

13-7-2006

Giá đường ở ĐBSCL đang giảm mạnh. Giá bán buôn của các nhà máy chỉ còn 9.600đ – 10.200đ/kg, giảm 500đ – 600đ/kg so với tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do lượng đường Thái Lan nhập lậu quá lớn. Ngày 1-7, đường Thái Lan nhập lậu về đến Sóc Trăng bán chỉ 9.600đ/kg.

Đường lậu Thái Lan khuynh đảo thị trường

13-7-2006

Giá đường ở ĐBSCL đang giảm mạnh. Giá bán buôn của các nhà máy chỉ còn 9.600đ – 10.200đ/kg, giảm 500đ – 600đ/kg so với tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do lượng đường Thái Lan nhập lậu quá lớn. Ngày 1-7, đường Thái Lan nhập lậu về đến Sóc Trăng bán chỉ 9.600đ/kg.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn