TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khoa học và Công nghệ với tăng trưởng kinh tế

Ngày đăng: 21 | 08 | 2006

Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo trong đó có Việt Nam đang đứng trước một thực trạng rất mâu thuẫn: Do bị tụt hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ nên các nước này phải nhập khẩu các thành quả khoa học kỹ thuật và công nghệ từ các nước phát triển để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trong nước.

Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo trong đó có Việt Nam đang đứng trước một thực trạng rất mâu thuẫn: Do bị tụt hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ nên các nước này phải nhập khẩu các thành quả khoa học kỹ thuật và công nghệ từ các nước phát triển để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trong nước. |Việc nhập khẩu khoa học công nghệ này thường phải trả một chi phí rất cao, và đôi khi cũng đem lại rủi ro khá lớn nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Mặt khác, nếu chỉ dựa vào việc nhập khẩu khoa học và công nghệ, không những phải chịu chi phí cao về tài chính mà về lâu dài còn dẫn đến nguy cơ phụ thuộc và sự tụt hậu lớn hơn của nền khoa học công nghệ trong nước. Câu hỏi được đặt ra là: Khi nào, trong trường hợp nào thì các nước kém phát triển nên sử dụng công nghệ mới để vừa tạo ra hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế lại không làm trầm trọng hơn sự phụ thuộc về mặt khoa học và công nghệ vào bên ngoài?

Để trả  lời cho câu hỏi này, ngày 19/8/2006, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học về chủ để “Khoa học và Công nghệ với tăng trưởng kinh tế” với diễn giả chính là GS.TS Lê Văn Cường đến từ Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Đại học Sorbonne (Paris, Pháp). Với các tiếp cận toán học, đặc biệt là trong viêc sử dụng các mô hình toán kinh tế, các kịch bản được coi là “tối ưu” khác nhau trong vấn đề sử dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển đã được phân tích dựa trên việ xem xét quan hệ giữa các biến số chính: vốn vật chất (physical captial, ví dụ như hệ thống cơ sở hạ tầng), tiến bộ kỹ thuật (technological progress)-bao hàm vốn công nghệ (technological capital) và lao động lành nghề (skilled labor).

Một số kết luận đáng chú ý rút ra từ việc phân tích mô hình trên bao gồm:

- Trong giai đoạn đầu của phát triển, chiến lươc tối ưu cho các nước đang phát triển không phải là nhập khẩu vốn công nghệ. Trong trường hợp này, toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế sẽ được dành hết cho tiêu dùng hoặc đầu tư cho vốn vật chất chứ không phải là cho hoạt động nghiên cứu (research activity). Cũng trong giai đoạn này, các công nghệ mới rất khó có thể phổ biến cho nền kinh tế.

- Giai đoạn nói trên sẽ diễn ra đến một điểm ngưỡng (threshold) khi mà các công nghệ mới bắt đầy có tác động đến hiệu suất của khu vực tiêu dùng công nghệ (consumption sector). Điểm ngưỡng này lại tùy thuộc vào ba yếu tố: trình độ của nguồn nhân lực sẵn có (available human capital), giá của vốn công nghệ (price of technological capital) và lợi tức khởi phát của nền kinh tế (initial income of economy).

- Nhưng để phát huy giá trị của ba yếu tố nói trên lại đòi hỏi, ở một giai đoạn nhất định, phương án tối ưu cho nền kinh tế là nhập khẩu vốn công nghệ để có thể tạo ra những công nghệ mới. Kể từ thời điểm này, hoạt động nghiên cứu sẽ đem lại một sự thay đổi công nghệ mang tính chất “nội sinh” (endogenous technical change) và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nội sinh một cách tối ưu (optimal endogenous growth).

- Giá trị khởi phát của vốn con người (initial value of human capital) giữ một vai trò cốt yếu trong toàn bộ quá trình như đã nói ở trên. Vậy nhưng có một sự hoán chuyển giữa hai khu vực lao động (high-skilled and low-skilled workers), và sự tăng trưởng nội sinh có thể vẫn diễn ra cho dù một số lượng lớn lao động có trình độ cao không được sử dụng một cách hợp lý cho hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng là tối ưu nếu duy trì một số lượng thật lớn các lao động có trình độ cao (đặt trong quan hệ với việc dịch chuyển lao động tới các khu vực sản xuất và tiêu dùng công nghệ).

Ngô Vi Dũng

NỘI DUNG KHÁC

Cơ hội đóng góp của nhân tài cho Nông nghiệp nông thôn Việt Nam

16-8-2006

Để đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)  đang cải cách mạnh trở thành cơ quan tham mưu cho Bộ NN7PTNT trong công tác hoạch đinh chiến lược và chính sách. Thông qua dự án Tăng cường năng lực do Quỹ Ford tài trợ Viện phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, áp dụng kỹ thuật nghiên cứu tiên tiến.

Nhãn lồng Hưng Yên trên đường xây dựng thương hiệu.

16-8-2006

Sáng ngày 11 tháng 8 năm 2006, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra “ Hội nghị khách hàng: “Củng cố chuỗi giá trị Nhãn lồng Hưng Yên”. Tham dự hội nghị có TS. Đặng Kim Sơn (Viện CS&CL PTNN NT), ông Trần Việt Hùng ( Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ KHCN), bà Angelia (cố vấn GTZ), ông Vũ trọng Bình (GĐ Trung tâm Phát triển nông thôn-Viện CS&CL)

Thử thách gay gắt của ngành chăn nuôi

15-8-2006

Nguy cơ mất dần thị trường trong nước. Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những nguy cơ này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực.

Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ II)

11-8-2006

Đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (ở đây cũng được hiểu là cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), cũng như các khu vực kinh tế-xã hội khác, có thể phân chia thành ba nguồn chính: 1) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (KV1); 2) Vốn đầu từ từ khu vực ngoài quốc doanh (KV2); 3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (KV3).

Thập kỷ tới sẽ không phải là của riêng Ấn Độ, hay Trung Quốc

10-8-2006

Ngày nay người ta hay nhắc thông điệp đến thế kỷ 21 là thế kỷ của các con rồng Châu Á, với Trung Quốc là hiện thân của quyền lực, kinh tế và chính trị, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là ngôi nhà quyền lực của thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo Sư Prabhu Guptara

Hậu WTO của ngành Nông nghiệp

9-8-2006

TS. Đặng Kim Sơn: Cần một hướng đi mới
Theo phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Quốc hội (kỳ họp thứ 9), đoàn đàm phán WTO của Chính phủ VN đã cân nhắc các lợi ích trước khi đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản, đảm bảo không để xảy ra khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp... Ông có tán thành nhận định trên? Vì sao?

Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ I)

8-8-2006

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có được một lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn (DN NNNT) vững mạnh. Để có được lực lượng DN NNT vững mạnh thì một trong những điều kiện đặt ra là phải thu hút được và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xã hội cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Cúm gia cầm bao vây Việt Nam

8-8-2006

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng khẳng định, sự xuất hiện trở lại của một loạt các ổ dịch cúm gia cầm tại Thái Lan, Lào và Trung Quốc mới đây cho thấy công tác phòng, chống dịch trong nước đang phải đối mặt với những nguy cơ có thể khiến dịch dễ dàng bùng phát trở lại.

Ấn phẩm Thị trường Nông sản– Cơ hội để giải mã thị trường.

7-8-2006

Việt Nam đứng đầu thế giới về một số mặt hàng xuất khẩu và kinh doanh nông sản của Việt Nam đang trở thành một ngành có vị thế quan trọng trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, nhu cầu về thông tin thị trường nông sản, đặc biệt là thông tin giá cả, diễn biến thị trường nông sản

Chỉ hạ giá nông sản thì không đủ sức cạnh tranh

4-8-2006

TP - Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, trong một "sân chơi" lớn, nếu chỉ hạ giá nông sản thì nông nghiệp nước ta sẽ không đủ sức cạnh tranh... Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, TS Đặng Kim Sơn về những vấn đề nêu trên.

ĐBSCL xóa bỏ hệ thống kho tàng nông sản lạc hậu

26-7-2006

Trong thời gian qua mặc dù hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng của vùng ĐBSCL chưa đầu tư đúng mức, nhưng bà con nông dân vẫn sản xuất được lúa chất lượng cao. Tuy nhiên do quá trình thu hoạch và bảo quản của chúng ta còn quá kém nên đã làm cho chất lượng lúa lại bị giảm xuống.

Thị trường cao su trong nước 6 tháng đầu năm 2006

20-7-2006

Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá cao su trong nước và xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đứng ở mức khá cao do nhu cầu nhập khẩu của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do mưa nhiều ở Thái Lan và Indonêsia. Hơn nữa, giá dầu thô tăng cũng tác động làm tăng giá cao su.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn