TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

Ngày đăng: 14 | 09 | 2006

Nông nghiệp, nông thôn là những khu vực kinh tế-xã hội rộng lớn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chất đa ngành, đòi hỏi cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần và lực lượng trong xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.

Nông nghiệp, nông thôn là những khu vực kinh tế-xã hội rộng lớn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chất đa ngành, đòi hỏi cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần và lực lượng trong xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.| Là cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp quản lý lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) luôn mong muốn phát huy và nhận được sự ủng hộ của các cá nhân và đơn vị nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam một cách hiệu quả, bền vững. Trên tinh thần đó, một hội nghị về “Tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn của các trường đại học” đã được Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tổ chức ngày 13/9/2006.

Hội nghị này được Ban lãnh đạo Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Văn Nhung trực tiếp chủ trì. Ngoài ra còn có sự tham gia của đại diện các trường đại học nông, lâm nghiệp (cả hai khối thuộc Bộ NN&PTNT và Bộ GD&ĐT quản lý), đại diện các Viện nghiên cứu thuộc Bộ NN&PTNT và đại diện các đơn vị chức năng của hai bộ ngành.

Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã rất thẳng thắn và cởi mở khi đưa ra nhận xét: Dường như từ trước đến nay đang tồn tại một “rào cản” nào đó giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu với các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT. Câu hỏi đặt ra là làm sao để ứng dụng một cách hiệu quả các nghiên cứu khoa học vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý; làm sao để các quyết định chính sách, đầu tư, v.v.. trong nông nghiệp, nông thôn được ban hành và thực hiện một cách khoa học, v.v…

Đề cập cụ thể hơn về vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng: Nếu như giai đoạn đầu của Đổi Mới chủ yếu là “cởi trói” về mặt cơ chế, chính sách thì trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tới, phải ưu tiên hàng đầu cho phát triển khoa học, công nghệ thì phát triển nông nghiệp, nông thôn mới trở nên hiệu quả, bền vững. Để có được sự tham gia rộng rãi của các cá nhân và đơn vị nghiên cứu khoa học, công nghệ trong và ngoài Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Một trong những cơ chế, chính sách mới mà Bộ NN&PTNT sẽ áp dụng kể từ nay đó là đấu thầu rộng rãi các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu của Bộ NN&PTNT. Thay vì để cho các nhà quản lý “nghĩ” ra các đề tài rồi phân cấp hành chính hoặc đặt hàng nghiên cứu như trước đây vẫn thường làm, thì nay Bộ NN&PTNT khuyến khích các cá nhân và đơn vị nghiên cứu khoa học, công nghệ trực tiếp đề xuất các đề tài nghiên cứu với Bộ NN&PTNT (tất nhiên là theo những định hướng ưu tiên và tiêu chí nhất định của ngành). Bộ NN&PTNT sẽ đóng vai trò “đỡ đầu” cho các ý tưởng nghiên cứu vốn đã được các nhà nghiên cứu nung nấu từ rất lâu. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nếu làm được như vậy sẽ mở ra một hướng đi mới hiệu quả hơn cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn.

Hội nghị cũng đã nghe các đơn vị chức năng trong Bộ NN&PTNT trình bày và gửi tài liệu chi tiết về những nội dung, định hướng hoạt động của ngành trong giai đoạn vừa qua và trong thời gian sắp tới để qua đó các đơn vị khoa học, công nghệ có thể chủ động nắm bắt các chủ đề, vấn đề nghiên cứu. Cụ thể:

- Báo cáo “Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010” do ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch trình bày;

- Báo cáo “Kết quả hoạt động khoa học công nghệ 2001-2005 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2006-2010” do ông Triệu Văn Hùng, Vụ Trưởng Vụ Khoa học Công nghệ trình bày;

- Báo cáo “Chương trình Giống cây trồng nông – lâm nghiệp, giống vật nuôi” của Cục Trồng trọt;

- Báo cáo “Chương trình Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ” của Vụ Hợp tác quốc tế;

- Báo cáo về dự thảo “Quy chế phối hợp giữa Viện với trường Đại học” của Vụ Tổ chức cán bộ.

Thay mặt Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Trần Văn Nhung đưa ra lời nhận xét tích cực và sự cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ từ phía bộ chủ quản đối với chủ trương kết hợp công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Bộ NN&PTNT. Đồng thời, ông Trần Văn Nhung cũng đề nghị hình thức hội nghị liên ngành này nên được tổ chức định kì với sự tham gia rộng rãi của nhiều đối tượng hơn nữa, chẳng hạn các doanh nghiệp.

Trong khi đó, đại diện các trường đại học đều nhất trí với chủ trương của Bộ NN&PTNT về việc cần phải xây dựng một cơ chế cụ thể, chặt chẽ hơn nữa cho sự phối hợp giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu (thuộc cả hai khối do Bộ NN&PTNT và Bộ GD&ĐT quản lý), giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu với các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT. Đại diện các Đại học Nông nghiệp I, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Huế, Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Đại học An Giang (GS. Võ Tòng Xuân) đã nêu ra những ý kiến, đề nghị thẳng thắn, xuất phát từ đặc điểm riêng của mỗi đơn vị, của các vùng kinh tế-xã hội.

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đề nghị các đơn vị chức năng của hai Bộ NN&PTNT và Bộ GD&ĐT cần sớm hoàn thiện quy chế phối hợp liên ngành, tạo hành lang thể chế cho sự cộng tác hiệu quả, bền vững. Đồng thời, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các đơn vị nghiên cứu khoa học, công nghệ nên sớm đưa ra những đề xuất cụ thể về đề tài nghiên cứu, về đào nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để Bộ NN&PTNT, sẽ cùng phối hợp với Bộ GD&ĐT cả về hành chính, tài chính, tổ chức, v.v… có thể xem xét, hỗ trợ kịp thời. Cụ thể, trước mắt có ba chương trình mà Bộ NN&PTNT kêu gọi sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ đó là:

- Chương trình công nghệ sinh học, đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt;

- Chương trình khuyến nông;

- Chương trình giống cây trồng, vật nuôi.

Mọi ý kiến, câu hỏi, đề xuất liên quan đến các vấn đề khoa học và công nghệ có thể trực tiếp liên hệ với lãnh đạo Bộ NN&PTNT, các đơn vị chức năng của Bộ hoặc qua websites của các đơn vị trong ngành như: www.mard.gov.vn, www.ipsard.gov.vn, v,v...

Ngô Vi Dũng

 

NỘI DUNG KHÁC

Thị trường hạt điều - đối mặt với những khó khăn.

13-9-2006

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên để trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới thay thế Ấn Độ. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, ngành điều gặp nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với những bất lợi do sự mất ổn định về giá cả.

Nông nghiệp và đói nghèo thời "hậu" WTO

12-9-2006

Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, VN vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt khoảng 600USD. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài.

Hội nghị tổng kết Chương trình Bảo quản chế biến Nông Lâm Sản - Giai đoạn 2002-2005

11-9-2006

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ II)

8-9-2006

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ I)

6-9-2006

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp thế giới được phân chia thành hai nhóm nước tương đối rõ rệt: nhóm các nước phát triển với các đại diện chủ yếu là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, v.v.. và nhóm các nước đang phát triển.

Sẽ xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi xuất khẩu.

6-9-2006

Sáng 28-8, Bộ Thương mại đã tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi. Theo đề án được Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh giới thiệu, trước mắt có thể xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi tại chợ đầu mối Thủ Đức, TP.HCM để xuất khẩu bằng đường hàng không và đường biển.

Một số thông tin về mô hình dự án: "Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản"

1-9-2006

Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xuất sắc nhất

31-8-2006

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khu vực và quốc tế trong năm 2005, do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Phát triển nông thôn tổng hợp dựa vào cộng đồng

30-8-2006

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước, nông thôn là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do trong các bước đi không tính toán đến lợi ích của nông thôn, nên rút cuộc lại phải tốn nhiều công của để sửa chữa sai lầm. Nếu ở nước ta trong giai đoạn tới không có một chính sách bảo vệ nông nghiệp thì sẽ lâm vào tình trạng như các nước đi trước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất? (Kỳ II)

25-8-2006

Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng có những trở ngại nhất định
Người tiêu dùng Việt Nam chỉ bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm 1995, khi một siêu thị nhỏ Citimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh và năm 1998, khi siêu thị Big C đầu tiên mở cửa tại Đồng Nai.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn