TIN TỨC-SỰ KIỆN

Một số thông tin về mô hình dự án: "Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản"

Ngày đăng: 01 | 09 | 2006

Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc.|
 
Hầu hết các gian trưng bày các sản phẩm nông lâm nghiệp được sản xuất nhờ từ nguồn tài trợ vật chất và kỹ thuật của dự án. Gây ấn tượng mạnh là gian trưng bày số 4. Ở đây người xem được chứng kiến các sản phẩm chè, lạc, mật ong, ngô lai, đỗ tương đồng, măng tre bát độ… được trồng tại cao độ 716m, xã Thái Cường, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Mục tiêu bao trùm của dự án là tập trung đẩy mạnh quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, hỗ trợ phát triển đời sống của người dân. Dự án đã hỗ trợ ươm gieo 75.000 cây các loại, trồng và chăm sóc 685 ha rừng công nghiệp và đặc sản trong đó có 20 ha hồi, 17 ha quế và 21,5 ha chè đắng. Các gian trưng bày khác giới thiệu một số sản phẩm tại các điểm Khòn Thống (Lạng Sơn), xóm Củ (Hoà Bình) Tà Vản (Lào Cai) chủ yếu là ngô lai, khoai tây, khoai sọ, chè tuyết, quế … Theo ông Nguyễn Hải Nam, cán bộ chương trình Phòng Bảo tồn của UNDP, tiến độ thực hiện các mục tiêu của các điểm dự án là rất tốt, trong đó phải kể đến điểm Đồng Ruộng, huyện Kiên Thành, tỉnh Yên Bái. Mục tiêu chính của điểm dự án này là hình thành hệ thống quản lý và phát triển bền vững rừng cộng đồng, hỗ trợ sản xuất để từng bước nâng cao đời sống cho người dân, giảm sức ép lên tài nguyên rừng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tuyên truyền và nhân rộng kết quả dự án. Sau khi dự án kết thúc, người dân và cộng đồng có thể tự quản lý quỹ phát triển rừng, duy trì các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tự lập kế hoạch phát triển rừng.
 
Điểm dự án Bản Sen là nơi tiếp nhận hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là loài tu hà (sò bám). Tại một số khu vực, người dân dựng bè, lồng, làm nhà tạm để trông coi và nuôi trồng. Hiện vẫn chưa có sản phẩm cụ thể song theo người dân qui trình nuôi là rất khả quan. Giá tu hà cũng rất cao có thể đem lại nguồn thu lớn. Tuy vậy, Bản Sen còn là một xã nghèo, hình thức sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp do cách ly với đất liền. Theo ông Phạm Hải Đang, Bí thư Đảng bộ xã, hy vọng trong một vài năm tới, với sự trợ giúp nuôi trồng thuỷ sản từ dự án, Bản Sen sẽ không còn nằm trong diện được cứu trợ từ chương trình 135.
 
Nguyễn Văn Y

NỘI DUNG KHÁC

Những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xuất sắc nhất

31-8-2006

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khu vực và quốc tế trong năm 2005, do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Phát triển nông thôn tổng hợp dựa vào cộng đồng

30-8-2006

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước, nông thôn là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do trong các bước đi không tính toán đến lợi ích của nông thôn, nên rút cuộc lại phải tốn nhiều công của để sửa chữa sai lầm. Nếu ở nước ta trong giai đoạn tới không có một chính sách bảo vệ nông nghiệp thì sẽ lâm vào tình trạng như các nước đi trước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất? (Kỳ II)

25-8-2006

Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng có những trở ngại nhất định
Người tiêu dùng Việt Nam chỉ bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm 1995, khi một siêu thị nhỏ Citimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh và năm 1998, khi siêu thị Big C đầu tiên mở cửa tại Đồng Nai.

Giải mã thị trường mía đường

24-8-2006

Năm 2006, giá đường đã tăng trên phạm vi cả nước do sản lượng mía và sản lượng đường đều giảm. So với năm ngoái, giá mía đã cao gấp 1,8 lần và giá đường đã tăng cao gần gấp 2 lần. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bộ Thương mại đã cấp phép nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn đường cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, do giá đường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập khẩu khá cầm chừng.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất?(kỳI)

23-8-2006

Ngày 31/5/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh, đàm phán song phương với Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết thúc. Theo cam kết, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm

Giá gạo thế giới sẽ tăng gấp đôi

22-8-2006

Mặc dù sản lượng gạo thế giới tăng kỷ lục trong năm nay nhưng giá sẽ tăng gấp đôi trong vòng hai năm tới, theo dự đoán của Tập đoàn Quản lý hàng hóa Diapason (Thụy Sĩ). Chuyên gia Roland Jansen nói diện tích canh tác lúa của Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đang thu hẹp vì đô thị hóa.

Khoa học và Công nghệ với tăng trưởng kinh tế

21-8-2006

Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo trong đó có Việt Nam đang đứng trước một thực trạng rất mâu thuẫn: Do bị tụt hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ nên các nước này phải nhập khẩu các thành quả khoa học kỹ thuật và công nghệ từ các nước phát triển để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trong nước.

Cơ hội đóng góp của nhân tài cho Nông nghiệp nông thôn Việt Nam

16-8-2006

Để đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)  đang cải cách mạnh trở thành cơ quan tham mưu cho Bộ NN7PTNT trong công tác hoạch đinh chiến lược và chính sách. Thông qua dự án Tăng cường năng lực do Quỹ Ford tài trợ Viện phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, áp dụng kỹ thuật nghiên cứu tiên tiến.

Nhãn lồng Hưng Yên trên đường xây dựng thương hiệu.

16-8-2006

Sáng ngày 11 tháng 8 năm 2006, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra “ Hội nghị khách hàng: “Củng cố chuỗi giá trị Nhãn lồng Hưng Yên”. Tham dự hội nghị có TS. Đặng Kim Sơn (Viện CS&CL PTNN NT), ông Trần Việt Hùng ( Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ KHCN), bà Angelia (cố vấn GTZ), ông Vũ trọng Bình (GĐ Trung tâm Phát triển nông thôn-Viện CS&CL)

Thử thách gay gắt của ngành chăn nuôi

15-8-2006

Nguy cơ mất dần thị trường trong nước. Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những nguy cơ này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn