TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp và đói nghèo thời "hậu" WTO

Ngày đăng: 12 | 09 | 2006

Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, VN vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt khoảng 600USD. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài.

Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, VN vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt khoảng 600USD. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài. |Nông nghiệp là một khu vực đặc biệt nhạy cảm, sử dụng 69% lực lượng lao động và 45% dân nông thôn sống dưới mức nghèo. Gia nhập WTO, nông nghiệp VN có nhiều hy vọng, song không ít thách thức.

Thách thức trước mắt và lâu dài

Cuộc cạnh tranh đối với những nông dân tham gia xuất khẩu nông sản và những nông dân sản xuất phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước sẽ gia tăng trên mọi phương diện, có thể dẫn đến hạ giá sản phẩm. Điều đó có hại cho nông dân và có lợi cho người tiêu dùng. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, việc mở cửa thị trường không hẳn đã đem lại lợi ích cho người nghèo thành thị; lợi nhuận dường như rơi vào túi các công ty nhập khẩu hay chế biến lớn. Hơn nữa, giá lương thực rẻ của ngày hôm nay có thể gây tác động lâu dài đến khả năng tự chủ lương thực của một quốc gia trong tương lai.

Nông dân VN có thế mạnh về một số sản phẩm xuất khẩu và có thể tiếp tục duy trì hoặc mở rộng trong tương lai (như gạo, hạt tiêu, điều). Song, một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước sẽ gặp khó khăn, vì VN chưa có khả năng cạnh tranh về những sản phẩm này (như đường, ngô, sản phẩm sữa và thịt).

Hơn nữa, nhiều sản phẩm mà VN đang cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu (như gạo) hay sẽ nhập khẩu ngày càng nhiều (như ngô) được chính phủ các nước giàu trợ cấp ở mức độ cao cũng như được bảo hộ, thông qua hàng rào thuế quan. Bên cạnh đó thách thức đối với việc thực hiện cam kết về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) ngay sau khi VN trở thành thành viên WTO là rất lớn, đặc biệt cho những người sản xuất quy mô nhỏ, vùng sâu, vùng xa.

Định hướng tương lai

Hiện tại, hiệu quả sản xuất và thương mại một số mặt hàng nông nghiệp còn thấp. Song, nếu được hỗ trợ đầu tư ở mức độ nhất định, thì có thể nâng cao hiệu quả để đảm bảo duy trì tính hấp dẫn đối với thu nhập của người nông dân ngay cả khi thị trường bị giảm sút và vẫn có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực.

Trong nhiều trường hợp, chính phủ có thể giúp đỡ nông dân đa dạng hoá sản phẩm hay chuyển sang các loại cây trồng khác, do khả năng cạnh tranh hay tiềm năng về sinh thái nông nghiệp của VN có giới hạn. Các loại cây trồng, vật nuôi ưu tiên cần được lựa chọn trên cơ sở nhu cầu của thị trường, thay vì dựa vào tiềm năng cung cấp.

Đối với những nông dân nghèo, đặc biệt là ở các hệ sinh thái bất ổn định ở vùng cao thì nên áp dụng chủ trương đa dạng hoá cây trồng và thiết lập các hệ thống sản xuất hỗn hợp

Chính phủ có thể hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng về tiếp thị và thương mại, kể cả các chợ bán buôn - nơi mà giá cả được quy định theo từng ngày. Chính phủ cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, đặc biệt về cây trồng (như tạo ra các giống cây trồng năng suất cao, phù hợp); nghiên cứu về các hệ thống sản xuất tổng hợp; và các giống gia súc. Ngoài ra, cũng cần đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ thú y và vệ sinh chuồng trại (để phòng ngừa bệnh cúm gia cầm), và cơ chế quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

(Nguồn tin: lao động)

NỘI DUNG KHÁC

Hội nghị tổng kết Chương trình Bảo quản chế biến Nông Lâm Sản - Giai đoạn 2002-2005

11-9-2006

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ II)

8-9-2006

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ I)

6-9-2006

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp thế giới được phân chia thành hai nhóm nước tương đối rõ rệt: nhóm các nước phát triển với các đại diện chủ yếu là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, v.v.. và nhóm các nước đang phát triển.

Sẽ xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi xuất khẩu.

6-9-2006

Sáng 28-8, Bộ Thương mại đã tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi. Theo đề án được Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh giới thiệu, trước mắt có thể xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi tại chợ đầu mối Thủ Đức, TP.HCM để xuất khẩu bằng đường hàng không và đường biển.

Một số thông tin về mô hình dự án: "Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản"

1-9-2006

Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xuất sắc nhất

31-8-2006

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khu vực và quốc tế trong năm 2005, do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Phát triển nông thôn tổng hợp dựa vào cộng đồng

30-8-2006

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước, nông thôn là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do trong các bước đi không tính toán đến lợi ích của nông thôn, nên rút cuộc lại phải tốn nhiều công của để sửa chữa sai lầm. Nếu ở nước ta trong giai đoạn tới không có một chính sách bảo vệ nông nghiệp thì sẽ lâm vào tình trạng như các nước đi trước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất? (Kỳ II)

25-8-2006

Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng có những trở ngại nhất định
Người tiêu dùng Việt Nam chỉ bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm 1995, khi một siêu thị nhỏ Citimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh và năm 1998, khi siêu thị Big C đầu tiên mở cửa tại Đồng Nai.

Giải mã thị trường mía đường

24-8-2006

Năm 2006, giá đường đã tăng trên phạm vi cả nước do sản lượng mía và sản lượng đường đều giảm. So với năm ngoái, giá mía đã cao gấp 1,8 lần và giá đường đã tăng cao gần gấp 2 lần. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bộ Thương mại đã cấp phép nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn đường cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, do giá đường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập khẩu khá cầm chừng.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất?(kỳI)

23-8-2006

Ngày 31/5/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh, đàm phán song phương với Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết thúc. Theo cam kết, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn