TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội nghị tổng kết Chương trình Bảo quản chế biến Nông Lâm Sản - Giai đoạn 2002-2005

Ngày đăng: 11 | 09 | 2006

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.|

Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Chương trình Bảo quản chế biến Nông lâm sản nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc về công nghệ và thiết bị bảo quản chế biến Nông lâm sản, tập trung giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ mà thực tiễn đang đòi hỏi, để tạo ra các công nghệ và sản phẩm có tác động rõ rệt đến công tác bảo quản chế biến nông lâm sản phục vụ nội tiêu, xuất khẩu; gắn kết hoạt động trước thu hoạch với sau thu hoạch và quá trình lưu thông để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định; gắn kết sản xuất với thị trường.

Nội dung chính của chương trình trong giai đoạn 2002-2005 là nghiên cứu, phát triển công tác bảo quản bao gồm cả truyền thống và hiện đại phục vụ chương trình phát triển kinh tế ngành, nâng cao chất lượng giảm tổn thất sau thu hoạch; tạo ra một số công nghệ thích ứng, sản phẩm chế biến có chất lượng cao, tạo điều kiện đẻ mở rộng đầu ra cho nông dân; xây dựng các mô hình bảo quản, sơ chế và chế biến nông sản khép kín gắn liền với vùng sản xuất từ đó nhân rộng ra các địa phương; nghiên cứu tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị nông sản, bảo vệ môi trường.

Chương trình này đã thu hút 13 đề tài nghiên cứu khoa học với sự tham gia của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và địa phương trong đó có 3 đề tài có nội dung đón đầu và các đề tài còn lại đểu có sản phẩm và dây chuyền chuyển giao sản phẩm cho sản xuất có thể ứng dụng ngay vào sản xuất và đời sống. Hơn nữa, chương trình đã cho ra đời 68 công nghệ mới, 71 kiểu máy móc thiết bị và 8 loại vật liệu mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, nhiều đề tài nghiên cứu đã quan tâm đến việc tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp như thịt quả điều, vỏ nhân điều, cành thân gỗ rừng trồng,... để tạo ra sản phẩm có giá trị hơn và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chương trình cũng gắn kết chặt chẽ giữa công tác nghiên cứu với công tác đào tạo, nó đã giúp đào tạo mới 4 tiến sỹ, 36 thạc sỹ và 82 kỹ sư.

Hội nghị cũng đã nghe tham luận và đóng góp ý kiến của các chuyên gia cũng như của các đơn vị sản xuất liên quan đến bảo quản và chế biến nông lấm sản vào báo cáo tổng kết của chương trình. Tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Bùi Bá Bồng tổng kết và đánh giá cao kết quả thực hiện của chương trình Bảo quản và chế biến Nông lâm sản giai đoạn 2002-2005, đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động của chương trình trong giai đoạn 2006-2010 và tới năm 2015.

Nguyễn Trang Nhung

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ II)

8-9-2006

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ I)

6-9-2006

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp thế giới được phân chia thành hai nhóm nước tương đối rõ rệt: nhóm các nước phát triển với các đại diện chủ yếu là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, v.v.. và nhóm các nước đang phát triển.

Sẽ xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi xuất khẩu.

6-9-2006

Sáng 28-8, Bộ Thương mại đã tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi. Theo đề án được Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh giới thiệu, trước mắt có thể xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi tại chợ đầu mối Thủ Đức, TP.HCM để xuất khẩu bằng đường hàng không và đường biển.

Một số thông tin về mô hình dự án: "Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản"

1-9-2006

Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xuất sắc nhất

31-8-2006

Giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khu vực và quốc tế trong năm 2005, do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Phát triển nông thôn tổng hợp dựa vào cộng đồng

30-8-2006

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước, nông thôn là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do trong các bước đi không tính toán đến lợi ích của nông thôn, nên rút cuộc lại phải tốn nhiều công của để sửa chữa sai lầm. Nếu ở nước ta trong giai đoạn tới không có một chính sách bảo vệ nông nghiệp thì sẽ lâm vào tình trạng như các nước đi trước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Nông sản Campuchia vào Việt Nam: Thị trường khuấy động?

29-8-2006

Từ 1/9 tới, 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0%, và không hạn ngạch (ngoại trừ gạo và thuốc lá). Đây là điều kiện thuận tiện cho hàng nông sản Campuchia, nhưng lại là thách thức đối với hàng nông sản trong nước.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất? (Kỳ II)

25-8-2006

Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng có những trở ngại nhất định
Người tiêu dùng Việt Nam chỉ bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm 1995, khi một siêu thị nhỏ Citimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh và năm 1998, khi siêu thị Big C đầu tiên mở cửa tại Đồng Nai.

Giải mã thị trường mía đường

24-8-2006

Năm 2006, giá đường đã tăng trên phạm vi cả nước do sản lượng mía và sản lượng đường đều giảm. So với năm ngoái, giá mía đã cao gấp 1,8 lần và giá đường đã tăng cao gần gấp 2 lần. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bộ Thương mại đã cấp phép nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn đường cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, do giá đường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập khẩu khá cầm chừng.

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất?(kỳI)

23-8-2006

Ngày 31/5/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh, đàm phán song phương với Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết thúc. Theo cam kết, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm

Giá gạo thế giới sẽ tăng gấp đôi

22-8-2006

Mặc dù sản lượng gạo thế giới tăng kỷ lục trong năm nay nhưng giá sẽ tăng gấp đôi trong vòng hai năm tới, theo dự đoán của Tập đoàn Quản lý hàng hóa Diapason (Thụy Sĩ). Chuyên gia Roland Jansen nói diện tích canh tác lúa của Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đang thu hẹp vì đô thị hóa.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn