TIN TỨC-SỰ KIỆN

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ II)

Ngày đăng: 26 | 09 | 2006

Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới.

2. Phân tích SWOT cho phát triển ngành hàng hồ tiêu.

Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới.| Tuy nhiên, hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới, trong khi đó ở trong nước ngành tiêu phát triển thiếu tính bền vững từ sản xuất, chế biến đến kinh doanh. Trước thách thức đó cần hoạch định chiến lược phát triển ngành hàng hồ tiêu. Một trong những công cụ có thể được nghiên cứu và vận dụng, đó là phân tích SWOT.

Nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển ngành hàng hồ tiêu, chúng ta vận dụng phân tích ma trận SWOT, cụ thể như sau:

Những điểm mạnh

• Hạt tiêu Việt Nam có chất lượng hương vị (thơm, cay) khá cao, không thua kém tiêu của Indonesia và ấn Độ nên có sự cạnh tranh tôt.

• Nông dân Daklak tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Tính chất mùa vụ rải đều này giữa các vùng sản xuất chính này tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và người sản xuất cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong năm.

Những điểm yếu

• Việc phát triên cây hạt tiêu VN chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường. Quy mô sản xuất hạt tiêu VN vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng, dịch bệnh.

• Vốn đầu tư thấp nên chất lượng hồ tiêu Việt Nam còn chưa cao, khiến cho giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu các nước 100 - 200 USD/tấn. Haùt tieâu thửôứng thu hoaùch vaứo muứa mửa, daân khoâng coù voán ủaàu tử cho thieát bò saáy, neân khoâng kieồm soaùt ủửôùc ủoọ aồm haùt, cheá bieán thửôứng theo phửông phaùp thuỷ coâng. Đến nay nước ta mới có khoảng 6 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp có dây chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá...). Tuy nhiên, các nhà máy chế biến hồ tiêu Việt Nam đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về tài chính nên việc đầu tư cho công nghệ có nhiều khó khăn.

• Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa chú trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm.

• Mặc dù, từ năm 2002 Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, nhưng cho đến nay trước ngưỡng cửa WTO vẫn chưa có thương hiệu hồ tiêu "Made in Việt Nam".

Cơ hội

• Hạt tiêu là “Vua” của các gia vị do hương vị và đặc tính phụ gia của nó, nên tiêu dùng hạt tiêu trong ngành ăn uống tăng nhanh. Tại các nước phát triển, hơn 60% lượng hạt tiêu được dùng trong ngành dịch vụ thực phẩm. 40% còn lại được tiêu thụ trong hộ gia đình và các ngành dược, nước hoa, hóa mỹ phẩm. Tại các nước đang phát triển, 90% hạt tiêu dùng trong hộ gia đình.

• Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) từ 21/3/2005, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tìm kiếm đối tác kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường thế giới. Hạt tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 80 nước và lãnh thổ, nhiều nhất là thị trường Mỹ, các nước EU và Trung Đông.

• Trước ngưỡng cửa WTO, hồ tiêu Việt Nam đang có một thuận lợi không nhỏ khi mà hầu hết các nước sản xuất hồ tiêu chủ yếu trên thế giới đều đang suy giảm năng lực ở khu vực trồng trọt.

Thách thức

• Tiêu chuẩn về VSATTP đối với hồ tiêu chế biến của các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật…, tương đối cao.

• Các doanh nghiệp Việt Nam khó vượt qua được các "rào cản" từ tâm lý người tiêu dùng ở các thị trường này, bởi người tiêu dùng đã quen dùng sản phẩm của những đại gia trong làng chế biến gia vị thế giới mà vẫn còn nghĩ rằng thực phẩm, gia vị chế biến từ các nước đang phát triển không đảm bảo VSATTP.

• Các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ những phân tích SWOT trên cho thấy để đứng vững vị trí đứng đầu về xuất khẩu, ngành hồ tiêu Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp sau:

• Quy hoạch hóa vùng trồng tiêu, đảm bảo tính tối ưu và theo đúng nhu cầu

• Các doanh nghiệp hồ tiêu phải đầu tư vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu. Từ đó, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất hạt tiêu phải được chú trọng đầu tư cùng với việc áp dụng đúng quy trình trong sản xuất, thu hoạch, đến chế biến, vận chuyển, tiêu thụ...

• Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và đẩy mạnh XTTM ở các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, EU …

• Lồng ghép các chỉ tiêu chất lượng quốc tế vào sản xuất và chế biến hạt tiêu, nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu Việt Nam và hạt tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

• Đa dạng hóa sản phẩm. Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu Việt Nam nên mở rộng phát triển tiêu trắng. Giá xuất khẩu tiêu trắng thường cao gấp đôi so với tiêu đen.

Tài liệu tham khảo

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tổng quan ngành hồ tiêu Việt Nam

Các website:

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Chien-Luoc/Phan_tich_SWOT/

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Chien-Luoc/Tan_man_chuyen_lap_ke_hoach_kinh_doanh/

http://vietmanagement.com/index.php?management=tinbai&demuccon=252&tinbai=1437

http://www.ffa.com.vn

http://www.hoinongdan.org.vn

http://www.vir.com.vn

Đinh Thị Kim Phượng

NỘI DUNG KHÁC

Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững.

25-9-2006

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ II)

22-9-2006

Nhận thấy những đặc tính ưu việt của phương pháp này, nhóm chuyên gia Pháp, Tây Ban Nha và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hợp tác phát triển công nghệ này cho cây cà phê ở Việt Nam từ năm 2001. Năm 2005, nhóm chuyên gia Pháp đã hỗ trợ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN NT triển khai phương pháp này cho cây cà phê tại tỉnh Đắc Lắc.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ I).

21-9-2006

1. Mô hình phân tích SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ I).

20-9-2006

Năm 1998, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê Robusta xuất khẩu.  Kể từ đó, Việt Nam liên tục trở thành đối tác xuất khẩu cà phê quan trọng trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện đời sống của hàng triệu người dân, tạo hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người trồng, chế biến và buôn bán cà phê.

Đồng bằng sông Cửu Long : Đê bao làm nghèo vựa lúa.

19-9-2006

Đến năm 2001, Chợ Mới nổi lên như một vùng trồng rau màu nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây, trong khi ở những nơi nước ngập trắng đồng. Cũng chính nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện khai thác triệt để đất canh tác

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc với Viện CS&CL PTNNNT.

15-9-2006

Chiều ngày 14/9/2006, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL) tại trụ sở số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.

Chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

14-9-2006

Nông nghiệp, nông thôn là những khu vực kinh tế-xã hội rộng lớn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chất đa ngành, đòi hỏi cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần và lực lượng trong xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.

Thị trường hạt điều - đối mặt với những khó khăn.

13-9-2006

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên để trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới thay thế Ấn Độ. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, ngành điều gặp nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với những bất lợi do sự mất ổn định về giá cả.

Nông nghiệp và đói nghèo thời "hậu" WTO

12-9-2006

Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, VN vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt khoảng 600USD. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài.

Hội nghị tổng kết Chương trình Bảo quản chế biến Nông Lâm Sản - Giai đoạn 2002-2005

11-9-2006

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ II)

8-9-2006

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ I)

6-9-2006

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp thế giới được phân chia thành hai nhóm nước tương đối rõ rệt: nhóm các nước phát triển với các đại diện chủ yếu là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, v.v.. và nhóm các nước đang phát triển.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn