TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững.

Ngày đăng: 25 | 09 | 2006

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia. |Tuy nhiên, không phải lúc nào các chương trình và dự án quốc gia về rừng của các chính phủ-vốn là những chính sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố-cũng đạt được kết quả như mong muốn. Một trong những yếu tố cần phải được xác định và luôn được kiểm chứng thường xuyên đó là mức độ phù hợp hay “gặp gỡ” giữa các mục tiêu, biện pháp của các chính sách về rừng với các vấn đề về nhận thức, lợi ích và động cơ của các tác nhân xã hội có liên quan, cả ở cấp độ vùng, cộng đồng và các hộ gia đình.

Nhằm góp phần lãm rõ những vấn đề trên, trong khuôn khổ hợp tác của Chương trình MSEC ở Việt Nam và Dự án MISPA, dưới sự tổ chức của Trung tâm Phát triển Nông thôn (Rudec), thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard), một cuộc hội thảo về vấn đề “Phục hồi rừng ở miền Bắc Việt Nam: Những bất trắc và sự bền vững” đã diễn ra ngày 22/9/2006, do Nghiên cứu sinh Floriane Clément (Viện nghiên cứu phát triển Pháp-IRD) trình bày.
Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ các vấn đề liên quan đến (1) Các tiêu chí để quản lý đất bền vững, và (2) Động lực thúc đẩy sự chuyển đổi sử dụng đất. Thông qua việc phân tích các chính sách trong những năm gần đây đóng góp như thế nào đối với việc thay đổi mục đích sử dụng đất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và tại sao, điều gì xảy ra giữa mục tiêu của chính sách với quyết định cuối cùng của người dân, tác giả nghiên cứu mong muốn đưa ra được những kiến nghị chính sách hữu ích. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là xã Tiến Xuân, tỉnh Hòa Bình.
Những câu hỏi nghiên cứu cụ thể được đặt ra bao gồm:

- Liệu các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến các chiến lược và quyết định liên quan đến việc sử dụng đất của các hộ gia đình tại địa phương?

- Quá trình hành động và quyết định từ việc thực hiện các chính sách tới các quyết định của hộ gia đình diễn ra như thế nào?

Mặc dù địa bàn nghiên cứu được lựa chọn chỉ bao gồm một xã với số lượng đối tượng phỏng vấn còn hạn chế chưa thể mang tính đại diện cho toàn khu vực miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên những kết quả ban đầu mà nghiên cứu này đạt được vẫn rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu, nhất là về góc độ phương pháp tiếp cận của nghiên cứu. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu có thể tham khảo tại đây.

Ngô Vi Dũng

NỘI DUNG KHÁC

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ II)

22-9-2006

Nhận thấy những đặc tính ưu việt của phương pháp này, nhóm chuyên gia Pháp, Tây Ban Nha và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hợp tác phát triển công nghệ này cho cây cà phê ở Việt Nam từ năm 2001. Năm 2005, nhóm chuyên gia Pháp đã hỗ trợ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN NT triển khai phương pháp này cho cây cà phê tại tỉnh Đắc Lắc.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ I).

21-9-2006

1. Mô hình phân tích SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ I).

20-9-2006

Năm 1998, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê Robusta xuất khẩu.  Kể từ đó, Việt Nam liên tục trở thành đối tác xuất khẩu cà phê quan trọng trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện đời sống của hàng triệu người dân, tạo hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người trồng, chế biến và buôn bán cà phê.

Đồng bằng sông Cửu Long : Đê bao làm nghèo vựa lúa.

19-9-2006

Đến năm 2001, Chợ Mới nổi lên như một vùng trồng rau màu nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây, trong khi ở những nơi nước ngập trắng đồng. Cũng chính nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện khai thác triệt để đất canh tác

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc với Viện CS&CL PTNNNT.

15-9-2006

Chiều ngày 14/9/2006, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL) tại trụ sở số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.

Chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

14-9-2006

Nông nghiệp, nông thôn là những khu vực kinh tế-xã hội rộng lớn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chất đa ngành, đòi hỏi cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần và lực lượng trong xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.

Thị trường hạt điều - đối mặt với những khó khăn.

13-9-2006

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên để trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới thay thế Ấn Độ. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, ngành điều gặp nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với những bất lợi do sự mất ổn định về giá cả.

Nông nghiệp và đói nghèo thời "hậu" WTO

12-9-2006

Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, VN vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt khoảng 600USD. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài.

Hội nghị tổng kết Chương trình Bảo quản chế biến Nông Lâm Sản - Giai đoạn 2002-2005

11-9-2006

Báo cáo tổng kết chương trình Bảo quản và chế biến nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7/9/2006.  Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNNT Bùi Bá Hồng, đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên quan.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ II)

8-9-2006

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.

Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ I)

6-9-2006

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp thế giới được phân chia thành hai nhóm nước tương đối rõ rệt: nhóm các nước phát triển với các đại diện chủ yếu là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, v.v.. và nhóm các nước đang phát triển.

Sẽ xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi xuất khẩu.

6-9-2006

Sáng 28-8, Bộ Thương mại đã tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi. Theo đề án được Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh giới thiệu, trước mắt có thể xây dựng trung tâm giao dịch quả tươi tại chợ đầu mối Thủ Đức, TP.HCM để xuất khẩu bằng đường hàng không và đường biển.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn