ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trong nước giành thị phần

Ngày đăng: 27 | 09 | 2011

Ở Đắk Lắk, cứ vào niên vụ thu hoạch cà phê, các doanh nghiệp nước ngoài thường thông qua các đại lý, doanh nghiệp trong nước tổ chức thu mua, gom hàng, chiếm hơn 50% thị phần thu mua cà phê nhân xuất khẩu ở Đắk Lắk.

Theo ông Võ Thanh, Giám đốc Sở Công Thương, trong 10 tháng niên vụ cà phê 2010- 2011, cả tỉnh có 12 doanh nghiệp trong nước thu mua xuất khẩu cà phê với số lượng trên 223.407 tấn cà phê nhân. Trong khi đó, 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gồm: Công ty Olam Việt Nam, Công ty Đắk Man, Amazaro, Chi nhánh Công ty Newman, Chi nhánh Công ty Vĩnh An, Chi nhánh Công ty Hà Lan- Việt Nam đã thu mua trên 195.000 tấn cà phê nhân, chiếm trên 50% thị phần thu mua cà phê xuất khẩu trên địa bàn. Theo ông Võ Thanh, việc thu mua cà phê của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật (không được mua trực tiếp cà phê nhân của người nông dân). 
Theo các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm thị phần thu mua cà phê lớn là do mạnh về vốn, lại tiếp cận được nguồn vay lãi suất thấp từ các ngân hàng và ít biến động (vay bằng USD). Ngược lại, doanh nghiệp thu mua cà phê xuất khẩu trong nước ít vốn, vốn vay các ngân hàng thương mại trong nước chịu lãi suất cao gấp 5- 6 lần so với các doanh nghiệp nước ngoài lại nhiều thủ tục “nhiêu khê” nên mất nhiều cơ hội. Lãnh đạo Công ty xuất khẩu cà phê 2-9 (tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ, các do doanh nghiệp nước ngoài mạnh vốn nên tổ chức thu mua với giá cao hơn mặt bằng, do vậy, gom hàng nhanh. Doanh nghiệp trong nước đã yếu thế về vốn lại tồn tại nhiều bất cập trong công tác tổ chức nên không thể thu mua sản lượng cà phê theo đúng kế hoạch. Điển hình, niên vụ cà phê 2010- 2011, công ty thu mua giảm hơn năm ngoái trên 2.000 tấn. Công ty Đầu tư và Xuất khẩu cà phê Tây Nguyên năm ngoái thu mua xuất khẩu trên 140.000 tấn cà phê nhân nhưng theo đánh giá nay cũng không thể vượt qua 100.000 tấn. 
Qua tìm hiểu thực tế, phần lớn các đại lý thu mua cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều cho rằng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua bán cà phê sòng phẳng hơn các doanh nghiệp trong nước thông qua việc mua đến đâu, thanh toán đến đó. Do vậy, nhiều người thích làm đại lý thu mua cà phê cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trần Hiếu cho rằng, để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu mua cà phê trên địa bàn là tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, qua đó, các nông hộ sản xuất cà phê được lợi nhiều hơn do có cơ chế giá cạnh tranh. Đây cũng chính là động lực để các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước tự nâng cao năng lực, hoàn thiện bộ máy, mở rộng thị trường... 
Hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã bắt đầu liên kết với các nông hộ xây dựng vùng nguyên liệu rộng hàng ngàn ha để đầu tư vật tư, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh, sản xuất cà phê sạch, có chứng chỉ, bao tiêu sản phẩm...Với cách làm này, các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước trên địa bàn tỉnh về lâu dài từng bước chủ động được nguồn nguyên liệu, các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê cũng yên tâm về cơ chế đầu tư, tiêu thụ sản phẩm lẫn không sợ bị thua thiệt về giá cả. 
Trước mắt, trong niên vụ cà phê 2011-2012, tỉnh kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách mua tạm trữ cà phê đúng thời điểm, điều chỉnh vốn vay hợp lý để các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước không rơi vào hoàn cảnh vừa chống đỡ với giá, vừa chống đỡ với lãi suất vay ngân hàng, chiếm lại thị phần để đảm bảo được số lượng cà phê thu mua xuất khẩu theo đúng kế hoạch./.
Theo TTXVN

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=481096

NỘI DUNG KHÁC

Ngành gỗ “đói” nguyên liệu

27-9-2011

Mặc dù cả nước hiện có 3 triệu ha rừng nhưng nghịch lý là các nhà chế biến, xuất khẩu đồ gỗ trong nước đang phải nhập đến 80% gỗ nguyên liệu. Điều này không chỉ phản ánh sự không ổn định về nguyên liệu mà còn cho thấy giá trị gia tăng của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam không cao, ngành lâm nghiệp chưa phải là kinh tế mũi nhọn…

ILDEX Vietnam 2012 đem đến công nghệ mới cho ngành chăn nuôi

27-9-2011

Ngày 26/9, tại TP.HCM công ty TNHH MTV DV-QC và Triển lãm Minh Vi (VEAS) phối hợp với Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức buổi họp báo Triển lãm Thương mại quốc tế về chăn nuôi, sản xuất bơ sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam (ILDEX Việt Nam 2012).

Không khó kiểm soát

26-9-2011

"Doanh nghiệp nước ngoài được phép mua trực tiếp cà phê của dân nhưng mua với số lượng bao nhiêu, họ được đặt bao nhiêu điểm thu mua... là quyền của chúng ta".

Cà phê Việt thua trên sân nhà: Lựa chọn sống còn của doanh nghiệp cà phê Việt

26-9-2011

Không thể phủ nhận một số lợi ích trước mắt đối với nông dân khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) vào thu mua cà phê trực tiếp, song những lo ngại về lâu dài là hoàn toàn có cơ sở.

DN thủy sản miền Trung: Tìm đường nhập khẩu nguyên liệu

20-9-2011

Trước tình trạng nguyên liệu thủy sản trong nước thiếu hụt lại bị thương nhân Trung Quốc cạnh tranh mua ngay trên “sân nhà”, khiến nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đang thiếu nguyên liệu trầm trọng và biện pháp mà các doanh nghiệp này lựa chọn là nhập khẩu nguyên liệu.

Mỹ luôn mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam

20-9-2011

Ông Suresh Kumar, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách xúc tiến thương mại, nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các điều kiện về chất lượng, vì Việt Nam được chọn là một trong các thị trường ưu tiên trong Sáng kiến xuất khẩu quốc gia của chính quyền tổng thống Barack Obama.

Doanh nghiệp Việt đầu tư 601 dự án ra nước ngoài

20-9-2011

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm giữa tháng 9.2011 đã có 601 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngoài lãnh thổ với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 10 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 2 tỷ USD.

Thực hiện NĐ 109/2010/NĐ-CP: Các doanh nghiệp cần mở rộng liên kết

20-9-2011

Nhằm sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP . Theo đó, từ ngày 1/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận sẽ không được tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo.

Sẽ tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê trong niên vụ tới

19-9-2011

Trong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đẩy mạnh thu mua tạm trữ cà phê tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đứng ngoài cuộc.

Tôm thẻ chân trắng - người ôm hận, kẻ đam mê: Sân chơi của công ty tôm giống

19-9-2011

Nhu cầu giống nuôi, thức ăn, thuốc thủy sản cho con tôm thẻ chân trắng đang thúc giục doanh nghiệp chen nhau kinh doanh lĩnh vực này. Và “sân chơi” đang chủ yếu dành cho công ty nước ngoài.

Doanh nghiệp cà phê Việt bị đánh bại trên sân nhà

19-9-2011

Tổng kết niên vụ cà phê 2010 – 2011, rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nội không chỉ chưa tận dụng được lợi thế để phát triển mà còn bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn át.

Trực tiếp đầu tư cho nông dân trồng cà phê: “Đòn” quyết định của doanh nghiệp nước ngoài

19-9-2011

Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép một doanh nghiệp (DN) nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân có thể tạo ra “làn sóng” DN nước ngoài tung tiền ra độc chiếm vùng nguyên liệu, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài.