ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp cà phê Việt bị đánh bại trên sân nhà

Ngày đăng: 19 | 09 | 2011

Tổng kết niên vụ cà phê 2010 – 2011, rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nội không chỉ chưa tận dụng được lợi thế để phát triển mà còn bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn át.

Niên vụ 2010 – 2011, sản lượng cà phê trong nước đạt khoảng 1 triệu tấn, lượng cà phê xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước (DN) tính đến cuối tháng 8 cũng đạt khoảng 1,25 triệu tấn. Trong đó, 20 DN xuất khẩu cà phê hàng đầu trong nước chiếm 700.000 tấn, tức khoảng 56%, giảm gần 20% so với những năm trước đây.
Theo ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Câu lạc bộ 20 DN xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam, do thiếu kho bãi, thiếu vốn lại phải chịu mức lãi vay từ 20 – 22% so với 3 – 4% của doanh nghiệp nước ngoài (DNNN), doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh lại các DNNN trong việc mua hàng của nông dân khi vào vụ.
Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cũng cho biết, cách đây 2 năm, DNNN chỉ thu mua lượng cà phê trong nước khoảng 10 – 15%, thế nhưng hiện nay, con số này đã tăng lên 55 – 60%. Hiện đã có khoảng 20 DNNN tham gia thu mua cà phê của nông dân tại Việt Nam, trong đó, 12 DN được đánh giá là “hùng cường” trên thế giới cũng đã có mặt.
Bước sang niên vụ cà phê 2011 – 2012, lượng cà phê tồn kho chuyển sang vụ mới của các DN trong nước gần như bằng không, những năm trước, số lượng này ít nhất cũng trên 100.000 tấn. Trong khi đó, thống kê của các DN cho thấy, DNNN đang nắm giữ hơn 350.000 tấn cà phê Việt Nam. Với số lượng này, họ không lo thiếu hàng đầu vụ và ung dung ép giá nông dân. Trước tình hình đó, Câu lạc bộ 20 DN xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam đã họp và đưa ra quyết định phải tự liên kết lại để mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê ngay từ đầu vụ.
“Việc tạm trữ là rất quan trọng đối với sự sống còn của DN trong nước trước sự xuất hiện ồ ạt của các công ty nước ngoài ở Việt Nam như hiện nay. Nếu có trong tay lượng hàng ổn định, nông dân không bán tháo hàng cho DNNN, buộc họ phải vào sàn giao dịch để mua, lúc đó các DN mới không bị ép giá” - ông Đỗ Hà Nam khẳng định.
Ngoài ra, có tạm trữ được số lượng hàng đủ lớn thì cà phê Việt Nam mới có thể kiểm soát được giá bán trên thị trường quốc tế và trấn an được nông dân. Số lượng hàng tạm trữ này cũng sẽ được đưa thẳng vào các sàn giao dịch chính thống trên thị trường quốc tế để không bị khách hàng ép giá. Hiện số lượng hàng đăng ký tạm trữ của DN đạt mức 435.000 tấn, vượt xa số dự kiến ban đầu.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/58216p1c25/doanh-nghiep-ca-phe-viet-bi-danh-bai-tren-san-nha.htm

NỘI DUNG KHÁC

Trực tiếp đầu tư cho nông dân trồng cà phê: “Đòn” quyết định của doanh nghiệp nước ngoài

19-9-2011

Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép một doanh nghiệp (DN) nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân có thể tạo ra “làn sóng” DN nước ngoài tung tiền ra độc chiếm vùng nguyên liệu, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài.

Việt Nam - Thái Lan: Hợp tác thông tin về lúa gạo

19-9-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan vừa ký bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo.

Thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản: Doanh nghiệp ngoại đục nước thả câu

19-9-2011

“Có dấu hiệu các doanh nghiệp ngoại kinh doanh cùng một mặt hàng liên kết với nhau để đẩy giá, giữ giá, thu lợi nhuận cao. Như vậy là anh trục lợi, đục nước thả câu. Nhà nước mình phải bảo vệ quyền lợi người dân, chứ thấy dân mình bị người ta ức hiếp, ép như thế mà mình không làm gì thì tội dân lắm” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương trao đổi với PV Tiền Phong.

Tăng tốc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

16-9-2011

Trao đổi với NTNN ngày 15.9 về việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp nước ngoài “đánh cắp”, ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) – cho biết: Thực tế này gióng lên hồi chuông cảnh báo những hệ quả khôn lường vì chính sự chậm trễ của các doanh nghiệp (DN) VN trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đảm bảo thương hiệu cho mình.

Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp nên tạm ngừng nhập khẩu điều thô

16-9-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký kết các hợp đồng nhập khẩu giai đoạn này, nguyên nhân là do hiện nay điều thô đang được chào bán ở mức giá cao nếu mua vào thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.

Xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

16-9-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa thống nhất giao cho Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang triển khai dự án xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, với tổng trị giá đầu tư giai đoạn 1 là khoảng 1000 tỷ đồng.

Đồng Nai: Khó khăn trong việc di dời các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ở thành phố Biên Hòa

15-9-2011

Hiện nay, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có 38 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gốm sứ phải di dời tới cụm công nghiệp Tân Hạnh. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa ở đây đang diễn ra nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân tại các khu vực gần làng nghề. Tuy nhiên, việc di dời đang gặp phải nhiều khó khăn.

Năm 2011: Kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 500 triệu USD

15-9-2011

Theo Bộ Công Thương, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Dự báo này được đưa ra dựa trên kết quả 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2011

15-9-2011

Phóng viên TTXVN tại Oasinhtơn (Washington) dẫn số liệu công bố ngày 14/9 của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ cho biết trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 9,63 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu

14-9-2011

Trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc khuyến khích vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam như một sự chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính bản thân các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu, trong đó điều quan trọng là phải tạo cho thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình gần gũi với cộng đồng.

Không XK điều kém chất lượng

14-9-2011

Hôm 12/9, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) đã có cuộc họp khẩn, cảnh báo một số DN đã làm mất uy tín hạt điều VN khi XK nhiều lô hàng kém chất lượng cho khách hàng.

Ủng hộ lập hiệp hội người chăn nuôi

14-9-2011

NTNN đã có loạt bài đề cập tình trạng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi đang đổ xô đi “làm thuê” (nuôi gia công) cho doanh nghiệp nước ngoài và bị chèn ép về lợi ích. Tiếp tục vấn đề này, PV đã trao đổi với ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.