ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Trực tiếp đầu tư cho nông dân trồng cà phê: “Đòn” quyết định của doanh nghiệp nước ngoài

Ngày đăng: 19 | 09 | 2011

Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép một doanh nghiệp (DN) nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân có thể tạo ra “làn sóng” DN nước ngoài tung tiền ra độc chiếm vùng nguyên liệu, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài.

Hiện có 6 DN có vốn đầu tư nước ngoài đang thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, gồm Dakman, Amazaro VN, chi nhánh Newman Group, Olam VN, Hà Lan VN và Công ty Vĩnh An.
Nông dân Đăk Lăk thu hoạch cà phê niên vụ 2010 – 2011
 
Mở đường cho doanh nghiệp nước ngoài
Theo thống kê của Sở Công Thương Đăk Lăk, trong năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011, các DN ngoại nói trên đã thu mua khoảng 195.000 tấn cà phê. Như vậy, một nửa sản lượng cà phê tại Đăk Lăk đã rơi vào tay 6 doanh nghiệp nước ngoài nên hàng chục DN xuất khẩu của VN “đói” hàng là chuyện dễ hiểu.
Về hoạt động thu mua, các cơ quan chức năng của Đăk Lăk cho rằng, cơ bản DN nước ngoài vẫn thực hiện đúng Nghị định 23/2007, chưa phát hiện DN nào thu mua cà phê trực tiếp từ người nông dân (theo Nghị định 23, DN nước ngoài chỉ được thu mua cà phê thông qua các DN hoặc đại lý của người VN, tức là các cơ sở có tư cách pháp nhân).
Nhưng trên thực tế, DN nước ngoài vẫn có thể mua cà phê của những nông dân cóđăng ký kinh doanh, hoặc thành lập các hợp tác xã để lách luật. Vì vậy, rất khó xác định đường đi nước bước của hàng trăm nghìn tấn cà phê đã rơi vào tay DN nước ngoài trong mỗi năm.
Ngày 9.9.2011, UBND tỉnh Đăk Lăk còn có công văn gửi Bộ Công Thương, đề nghị xem xét cho Công ty Man - Buôn Ma Thuột (Dakman) được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân. Lý do, theo UBND tỉnh là Man - Buôn Ma Thuột đã liên kết với nông dân trồng 3.676ha cà phê sạch 4C với sản lượng khoảng 12.000 tấn/năm, nếu không cho trực tiếp thu mua thì DN này bị thiệt thòi.
UBND tỉnh Đăk Lăk cũng cho biết sẽ yêu cầu DN này đăng ký với Sở NNPTNT, Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố để theo dõi, kiểm soát chặt chẽ.
Thâu tóm xong mới giở quẻ?
Dễ thấy là nếu đề nghị của UBND tỉnh Đăk Lăk được Bộ Công Thương chấp thuận, đồng nghĩa với việc sẽ mở ra một kênh chính thống cho DN nước ngoài tư do thâu tóm cà phê VN mà không cần lách luật. Bởi với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, lãi suất vay vốn thấp, các DN nước ngoài hoàn toàn có thể vung tiền đầu tư cho nông dân để độc chiếm vùng nguyên liệu.
Sở Công Thương Đăk Lăk nói không có DN nước ngoài nào mua cà phê trực tiếp của nông dân, nhưng thật ra là vẫn có. Trong gần 200.000 tấn cà phê mà DN nước ngoài đã mua trong niên vụ 2010 - 2011, có khoảng 500 tấn chính xác là do Công ty Chế biến cà phê Man - Buôn Ma Thuột thu mua trực tiếp từ nông dân Đăk Lăk chứ không qua đại lý hay DN nào của VN.
Theo ông Trần Trọng Lưu - Phó phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Đăk Lăk, thì việc DN nước ngoài trực tiếp thu mua cà phê sẽ đem lại một số lợi ích cho nông dân như nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ làm cà phê sạch, có thể truy nguyên nguồn gốc, giá mua cũng cao hơn...
Nhưng ông Lưu cũng thừa nhận, trước mắt là như vậy, còn về lâu dài thì không biết như thế nào. Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, sau khi thâu tóm toàn bộ vùng nguyên liệu thì DN nước ngoài mới bắt đầu giở quẻ, quay lại ép giá nông dân.
Đè bẹp DN VN bằng tiềm lực tài chính, công nghệ chế biến, khả năng thao túng thị trường là chuyện “biết rồi, khổ lắm...”, nhưng trực tiếp đầu tư cho nông dân rồi thu mua cà phê mới là “đòn” quyết định của các DN nước ngoài trong “cuộc chơi” vốn đã không cân sức.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/58215p1c25/don-quyet-dinh-cua-doanh-nghiep-nuoc-ngoai.htm

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam - Thái Lan: Hợp tác thông tin về lúa gạo

19-9-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan vừa ký bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo.

Thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản: Doanh nghiệp ngoại đục nước thả câu

19-9-2011

“Có dấu hiệu các doanh nghiệp ngoại kinh doanh cùng một mặt hàng liên kết với nhau để đẩy giá, giữ giá, thu lợi nhuận cao. Như vậy là anh trục lợi, đục nước thả câu. Nhà nước mình phải bảo vệ quyền lợi người dân, chứ thấy dân mình bị người ta ức hiếp, ép như thế mà mình không làm gì thì tội dân lắm” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương trao đổi với PV Tiền Phong.

Tăng tốc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

16-9-2011

Trao đổi với NTNN ngày 15.9 về việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp nước ngoài “đánh cắp”, ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) – cho biết: Thực tế này gióng lên hồi chuông cảnh báo những hệ quả khôn lường vì chính sự chậm trễ của các doanh nghiệp (DN) VN trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đảm bảo thương hiệu cho mình.

Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp nên tạm ngừng nhập khẩu điều thô

16-9-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký kết các hợp đồng nhập khẩu giai đoạn này, nguyên nhân là do hiện nay điều thô đang được chào bán ở mức giá cao nếu mua vào thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.

Xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

16-9-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa thống nhất giao cho Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang triển khai dự án xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, với tổng trị giá đầu tư giai đoạn 1 là khoảng 1000 tỷ đồng.

Đồng Nai: Khó khăn trong việc di dời các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ở thành phố Biên Hòa

15-9-2011

Hiện nay, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có 38 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gốm sứ phải di dời tới cụm công nghiệp Tân Hạnh. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa ở đây đang diễn ra nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân tại các khu vực gần làng nghề. Tuy nhiên, việc di dời đang gặp phải nhiều khó khăn.

Năm 2011: Kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 500 triệu USD

15-9-2011

Theo Bộ Công Thương, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Dự báo này được đưa ra dựa trên kết quả 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2011

15-9-2011

Phóng viên TTXVN tại Oasinhtơn (Washington) dẫn số liệu công bố ngày 14/9 của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ cho biết trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 9,63 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu

14-9-2011

Trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc khuyến khích vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam như một sự chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính bản thân các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu, trong đó điều quan trọng là phải tạo cho thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình gần gũi với cộng đồng.

Không XK điều kém chất lượng

14-9-2011

Hôm 12/9, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) đã có cuộc họp khẩn, cảnh báo một số DN đã làm mất uy tín hạt điều VN khi XK nhiều lô hàng kém chất lượng cho khách hàng.

Ủng hộ lập hiệp hội người chăn nuôi

14-9-2011

NTNN đã có loạt bài đề cập tình trạng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi đang đổ xô đi “làm thuê” (nuôi gia công) cho doanh nghiệp nước ngoài và bị chèn ép về lợi ích. Tiếp tục vấn đề này, PV đã trao đổi với ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả phải đa dạng hóa thị trường

12-9-2011

Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2010; dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 500 triệu USD, tăng 10%. Tuy đạt được kết quả khả quan nhưng thị phần chiếm lĩnh của chúng ta còn hạn chế.