ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu rau quả phải đa dạng hóa thị trường

Ngày đăng: 12 | 09 | 2011

Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2010; dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 500 triệu USD, tăng 10%. Tuy đạt được kết quả khả quan nhưng thị phần chiếm lĩnh của chúng ta còn hạn chế.


Sản phẩm dưa chuột bao tử xuất khẩu của Cty CP xuất-nhập khẩu Vifoco (Bắc Giang)
Nhiều điểm yếu
 
Bên cạnh những mặt hàng nông sản đang làm nên "tên tuổi" của Việt Nam như: gạo, càphê, cao su, cá tra, basa…, mặt hàng các loại quả nhiệt đới như thanh long, dứa, xoài, bơ, đu đủ, mít… và các loại rau quả đóng hộp cũng đang góp phần định vị thương hiệu Việt Nam trên "bản đồ" xuất khẩu rau quả của thế giới.
 
Tính đến nay, mặt hàng rau quả của Việt Nam đã có mặt tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, so với tiềm năng của chúng ta thì quả thực đây vẫn là con số khiêm tốn. Những năm gần đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… mà gần như bỏ ngỏ không ít thị trường tiềm năng lớn như Hoa Kỳ, Nga, EU… Sự bó hẹp trong một số thị trường, theo các chuyên gia kinh tế, không chỉ để mất đi thị phần xuất khẩu trên thế giới mà còn làm chúng ta rơi vào tình trạng lệ thuộc trong xuất khẩu, đặc biệt là với thị trường Trung Quốc. Một chuyên gia cảnh báo, chừng nào chúng ta còn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc thì chừng đó tình trạng "làm giá", trồi sụt thất thường của mặt hàng rau quả còn là nỗi lo lớn. Bài học về dưa hấu, vải… xếp hàng rồng rắn để làm thủ tục qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) sang Trung Quốc và kết cục phải bán đổ, bán tháo với giá rẻ vẫn còn nguyên giá trị.
 
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, tìm được thị trường để mở rộng thị phần xuất khẩu đã khó, nhưng để giữ được sự ổn định nguồn cung còn khó hơn. Bởi vấn đề đặt ra đối với mặt hàng nông sản Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng là nằm ở khâu cung ứng chứ không phải chỉ riêng ở khâu tiếp thị quảng bá.
 
Cho đến nay, mấu chốt khiến phần lớn rau quả của Việt Nam khó xuất khẩu là do chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản không đúng quy định diễn ra phổ biến đã gây lo ngại đối với người tiêu dùng.
 
Đa dạng hóa thị trường
 
Ông Đinh Văn Hương, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam - Vegetexco) nhìn nhận, do chi phí tăng cao nên khi bán hàng ra nước ngoài năng lực cạnh tranh của các loại nông sản Việt Nam bị giảm sút. Đơn cử như phần bao bì đóng gói, do giá đầu vào tăng nên khi tính tổng giá thành sản phẩm cũng bị đội lên, khiến khách hàng khó chấp nhận. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nói riêng, nông sản nói chung, ông Hương đề xuất, một mặt, Nhà nước nên giảm thuế giá trị gia tăng cho rau quả chế biến từ 10% xuống còn 5%, nhằm giúp các doanh nghiệp tăng khả năng thu mua nông sản. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tăng cường thêm năng lực về khâu chế biến, tạo nên chu kỳ khép kín nhằm giảm chi phí tối đa. Điều này vô cùng quan trọng khi hiện tại cả nước có khoảng 60 nhà máy chế biến rau quả có công nghệ, thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng với chất lượng đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu. Tuy nhiên, đa số các nhà máy mới chỉ hoạt động 20-30% công suất do không chủ động được nguồn nguyên liệu.
 
Bộ Công Thương cũng kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và PTNT nên rà soát quy hoạch tại mỗi địa phương theo hướng mỗi tỉnh chỉ tập trung phát triển 1-2 loại cây chủ lực. Các vùng trồng rau quả cần thực hiện tốt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Bộ Công Thương cũng cho rằng, theo cam kết trong hiệp định nông nghiệp khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam được phép dành 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ sản xuất. Vì vậy nên dành một phần số tiền này để quảng bá thương hiệu hàng nông sản như: Bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, thanh long...
 
Rõ ràng, cơ hội mở ra cho ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam, trong đó có rau quả, là vô cùng lớn. Vấn đề ở chỗ, chúng ta biết tận dụng lợi thế của mình cũng như khắc phục những khó khăn đến đâu. Bài toán mở rộng, chiếm lĩnh thị trường không quá khó nếu chúng ta có đủ khả năng cung ứng từ khâu chất lượng, số lượng đến giá thành sản phẩm và quảng bá, tiếp thị. Thiết nghĩ, một cơ chế bảo hiểm và tái bảo hiểm của Nhà nước đối với hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân và doanh nghiệp khi có tổn thất do thiên tai, hoặc sự cố khách quan xảy ra có thể xem là một trong những hỗ trợ quan trọng giúp nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng này.
 
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30184.html

NỘI DUNG KHÁC

Bắt đầu “cuộc chiến” mua bán cà phê

12-9-2011

Các chuyên gia hàng đầu về xuất khẩu cà phê ở Đăk Lăk đều có nhận định, các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước có nguy cơ sẽ bị phá sản vì sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài.

Xuất khẩu gạo gặp khó vì giá ảo

12-9-2011

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bị “treo” ở mức cao (giá ảo) suốt mấy tuần qua đang khiến cho việc tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu mới của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi thương mại song phương Việt Nam - Campuchia tăng đột biến

12-9-2011

Theo số liệu của Bộ Thương mại Campuchia, trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam đạt 105,2 triệu USD, tăng tới 116% so với mức 48,6 triệu USD cùng kỳ năm 2010. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Campuchiacũng đạt 976 triệu USD, tăng tới 43% so với cùng kỳ.

VFA sẽ không để xảy ra “sốt” gạo

9-9-2011

Thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra trên thế giới đã tạo nên những bất ổn cho an ninh lương thực thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, có điều kiện chủ động về giá nhưng cần có chính sách giữ bình ổn, không để xảy ra sốt gạo trong nước, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ông Trương Thanh Phong trao đổi với báo chí.

Xuất khẩu gạo và cơ hội vào thị trường UAE

9-9-2011

Từ ngày 7-9/9, Ban tổ chức Hội nghị và Triển lãm lúa gạo quốc tế tại Dubai (RICE Dubai) đã có buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tại Tp.HCM, Cần Thơ và Hà Nội nhằm giới thiệu cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang UAE.

5 kiến nghị về quản lý KHCN trong nông nghiệp

9-9-2011

Trong 25 năm đổi mới, nhờ các yếu tố đầu vào như đất đai, nước tưới, lao động, vật tư…. Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã duy trì được mức tăng trưởng cao đều đặn 4 – 5%, giúp Việt Nam đạt được những thành công đáng kể về phát triển kinh tế xã hội: đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, duy trì mức xuất siêu nông sản…

“Gót chân Asin” của gạo Việt Nam

8-9-2011

Từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa của nước ta luôn dẫn đầu các nước ASEAN và có khoảng 500.000ha đất lúa (12,5% diện tích) đạt năng suất 7 tấn/ha/vụ. Đây là mức năng suất cao nhất thế giới hiện nay. Thế nhưng, lúa gạo VN đã bộc lộ “gót chân Asin”.

Đại hội Hiệp hội lương thực nhiệm kỳ 2011 - 2015: Nâng tầm ngành lúa gạo

7-9-2011

Nâng cao công tác thông tin, tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin kịp thời, minh bạch hơn là những ý kiến được đề cập nhiều trong góp ý hoạt động Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tại đại hội nhiệm kỳ 2011 – 2015 diễn ra hôm qua (6.9).

Doanh nghiệp ngạt thở

7-9-2011

Tại hội thảo “DN và ngân hàng trước tác động của chính sách tiền tệ” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều qua (6/9) tại Hà Nội, nhiều đại biểu đã kêu than vì về việc khó tiếp cận nguồn vốn và "làm không đủ nuôi ngân hàng".

Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành thủy sản

6-9-2011

Không chỉ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, các doanh nghiệp nước ngoài còn thống lĩnh cả ngành thức ăn cho thủy sản cùng nguồn cung cấp con giống, thuốc thú y.

Đầu cơ gạo bị hớ

5-9-2011

Một số doanh nghiệp dở khóc dở cười vì nghe tin đồn thất thiệt nên đã gom gạo với giá cao. Xuất khẩu gạo đạt gần 2,4 tỉ USD.

Cơ hội lớn cho thủy sản vào Mỹ

5-9-2011

Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ hứa hẹn sẽ có đột phá khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả xem xét hành chính đối với mặt hàng tôm và cá tra của VN xuất khẩu vào thị trường này.