ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp ngạt thở

Ngày đăng: 07 | 09 | 2011

Tại hội thảo “DN và ngân hàng trước tác động của chính sách tiền tệ” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều qua (6/9) tại Hà Nội, nhiều đại biểu đã kêu than vì về việc khó tiếp cận nguồn vốn và "làm không đủ nuôi ngân hàng".

Lãi suất cao khiến nhiều DN lao đao
30% DN chờ chết
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI mở đầu cuộc hội thảo bằng một “tin mừng”: Tính đến hết tháng 8/2011, cả nước đã có 602 nghìn DN đăng ký và hoạt động theo luật. Đây là con số lớn hơn chỉ tiêu 500 nghìn DN mà chúng ta đặt ra đến hết năm 2011.
Tuy nhiên, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế độc lập, lại không đồng tình với nhận định trên. Ông Ánh cho rằng, về thực chất, theo Hiệp hội DN nhỏ và vừa, chỉ có khoảng hơn 300 nghìn DN còn hoạt động và có đăng ký thuế. Nhiều DN nhỏ và vừa đang đứng trước bờ vực phá sản, đặc biệt là các DN “nhạy cảm” với cơ chế tài chính thay đổi liên tục và các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, XNK…
“Thống kê cho thấy chỉ có 10-15% các DN quan hệ thường xuyên với ngân hàng, 70% DN đang “đói” vốn, trong đó 30% đang nằm ở ngưỡng phá sản. Nhiều DN than rằng với lãi suất hiện nay, sản xuất kinh doanh có khéo đến mấy cũng chỉ đủ trang trải công nợ và lãi suất ngân hàng”, ông Ánh cho hay.
Đồng quan điểm của chuyên gia kinh tế, bà Nguyễn Thị Minh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Chè Văn Hưng (Yên Bái) cho rằng, nếu như hàng năm, DN hoạt động 100% công suất, thì doanh thu đạt khoảng hơn chục tỷ đồng, như vậy mới có lãi để chi trả lương cho công nhân. Song, từ đầu năm đến nay, Cty chỉ đạt được 30% kế hoạch năm và việc lỗ gần như đã cầm chắc.
Lý do là bởi chỉ kiếm tiền để trả lãi cho ngân hàng cũng đã khiến DN hết đường thở, nói gì đến có lãi. “Phần lớn các DN nông nghiệp như chúng tôi đều phải vay vốn ngân hàng. Với lãi suất cao như hiện nay thì kinh doanh cái gì cũng khó, nói gì đến sản xuất chè”, bà Minh than thở.
DN nông nghiệp vốn đã khó khăn về vốn, các DNXK cũng đang vô cùng chật vật. Ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh băn khoăn: Tốc độ tăng trưởng ngành chế biến gỗ trong 4 năm gần đây liên tục đi xuống, từ mức trung bình tăng trưởng 35% xuống còn vài phần trăm. Với thị trường Mỹ có dấu hiệu cho thấy họ có chuẩn bị áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng đồ gỗ.
Khó khăn với DN ngành gỗ lên tới đỉnh điểm. Giá đầu ra của ngành gỗ không tăng trong khi giá đầu vào tăng rất nhanh. Lãi suất cao làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Chưa bao giờ có tình trạng lãi suất lên tới 23-25% như hiện nay.
Hạ lãi suất mới có “cửa” sống!
Những con số do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2011, có khoảng 30% số DN phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất, nguyên do chính là bởi lãi suất ngân hàng quá cao. Ông Đoàn Trọng Lý, TGĐ Cty CP Chăn nuôi Chế biến và XNK (Aprocimex) cho biết, Aprocimex đã phải hoạt động cầm chừng, phải thắt chặt chi tiêu, tiết giảm nhân công để cố gắng duy trì sự tồn tại của mình, nếu không, chỉ riêng việc lo trả lãi suất cho ngân hàng cũng khiến DN có nguy cơ đóng cửa, nói gì đến có lãi.
TS Đinh Thế Hiển, GĐ Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng khẳng định: “Lãi suất ở Việt Nam cao nhất thế giới”. Cụ thể, lãi suất huy động của Việt Nam đến 14%/năm, trong khi Ukraine cao thứ nhì cũng chỉ 12,5%/năm, Pakistan 9,8%/năm, Ấn Độ 9%/năm, Úc 6,4%/năm, Indonesia 6%/năm…
Đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước hứa sẽ giảm lãi suất cho vay xuống còn 17 – 19%, ông Lý cho rằng, nếu được như vậy thì thực sự là động lực giúp cộng đồng DN cởi bớt những khó khăn lâu nay, không những nhiều DN sẽ được vực dậy mà còn giúp cho nguồn thu ngân sách của Nhà nước ổn định hơn, vì DN phải làm ăn có lãi thì mới có tiền để nộp thuế thu nhập.
Trên thực tế, những ngày gần đây, nhiều ngân hàng cũng đã có những động thái điều chỉnh lãi suất như các gói tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB)… “Phải hạ lãi suất thì DN mới có “cửa” sống. Tuy nhiên, hạ thế nào trong khi lãi suất cơ bản vẫn là 9%, lãi suất tái cấp vốn là 14%, lãi suất huy động thỏa thuận của nhiều ngân hàng vẫn đang trong ngưỡng trên 17% là bài toán không dễ tìm ra lời giải”, TS Ánh phân tích.
Dù kỳ vọng nhiều vào lời hứa của vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, song các chuyên gia vẫn cho rằng, lãi suất cũng khó có thể giảm sâu. Theo TS Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu KT-XH Hà Nội, điều kiện để giảm lãi suất một cách rõ rệt vẫn là mặt bằng chi phí huy động phải giảm. Nếu lãi suất huy động từ hệ thống các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao như hiện nay (17 – 18%/năm) thì khó có thể kéo lãi suất cho vay xuống.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/83456/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành thủy sản

6-9-2011

Không chỉ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, các doanh nghiệp nước ngoài còn thống lĩnh cả ngành thức ăn cho thủy sản cùng nguồn cung cấp con giống, thuốc thú y.

Đầu cơ gạo bị hớ

5-9-2011

Một số doanh nghiệp dở khóc dở cười vì nghe tin đồn thất thiệt nên đã gom gạo với giá cao. Xuất khẩu gạo đạt gần 2,4 tỉ USD.

Cơ hội lớn cho thủy sản vào Mỹ

5-9-2011

Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ hứa hẹn sẽ có đột phá khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả xem xét hành chính đối với mặt hàng tôm và cá tra của VN xuất khẩu vào thị trường này.

HĐH nông nghiệp, phải bắt đầu từ chính sách đất đai

5-9-2011

Mặc dù khi đương nhiệm chỉ phụ trách lĩnh vực đối ngoại, rồi kinh tế vĩ mô, song nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan luôn trăn trở về khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ông đã có nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng, Chính phủ để thúc đẩy khu vực kinh tế này.

Tăng cường quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp

1-9-2011

Tại thông báo chính thức của Bộ Tài chính về ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với các Cục, vụ chức năng của Bộ, Bộ trưởng Vương Đình Huệ yêu cầu Cục Tài chính doanh nghiệp tích cực nghiên cứu, chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính doanh nghiệp mà Việt Nam có thể áp dụng, đồng thời lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước để có được những bước đột phá trong lĩnh vực này, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh: Đưa “Vàng trắng” về đất nghèo

1-9-2011

Từ vùng đất cằn cỗi, sau 14 năm cắm rễ, cây Cao su của Công ty TNHHMTV Cao su Hà Tĩnh đã mang lại cơ hội đổi đời cho người dân Hà Tĩnh.

Bác bỏ cáo buộc sai lệch của EIA đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam

1-9-2011

Chiều 31/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc sai lệch của Tổ chức Điều tra môi trường (EIA - một tổ chức phi Chính phủ có trụ sở ở Anh), về việc một số doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu gỗ trái phép từ Lào để sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ và EU.

Ngành mía đường, liên kết phải bền vững

31-8-2011

Phải đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường, có như vậy thì ngành mía đường mới phát triển bền vững được. Đó là ý kiến của đa số các đại biểu đại diện cho hội viên của Hiệp hội mía đường Việt Nam trong phiên họp toàn thể hội viên ngày 27/8 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nông sản tăng dần xuất siêu

31-8-2011

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất siêu nông sản đang có chiều hướng tăng lên.

Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về những thị trường xuất khẩu mới

31-8-2011

Nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về những thị trường mới, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và hỗ trợ từ Dự án thương mại đa biên Việt Nam – EU MUTRAP III, buổi Đối thoại trực tuyến về thị trường Áo, Slovakia và Slovenia trên Cổng thông tin Thị trường nước ngoài www.ttnn.com.vn đã diễn ra ngày 30/8 tại Hà Nội.

Giao dịch hàng hóa qua sàn: Lợi nhuận cao nhưng cần thận trọng

31-8-2011

Đầu tư vào các loại hàng hóa như thép, càphê, cao su… trên sàn giao dịch được coi là lựa chọn tốt trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản… đang trở nên ảm đạm. Tuy lợi nhuận cao nhưng kênh giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững: Cần tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước

30-8-2011

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hiện nay đang phổ biến là qui mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh chưa hiện đại, chưa có kinh nghiệm và đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh. Muốn tồn tại, và phát triển, tái cấu trúc doanh nghiệp là hết sức cần thiết, trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm vượt qua áp lực khủng hoảng, lãi suất cao đang hiện hữu...