ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững: Cần tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước

Ngày đăng: 30 | 08 | 2011

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hiện nay đang phổ biến là qui mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh chưa hiện đại, chưa có kinh nghiệm và đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh. Muốn tồn tại, và phát triển, tái cấu trúc doanh nghiệp là hết sức cần thiết, trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm vượt qua áp lực khủng hoảng, lãi suất cao đang hiện hữu...

Trong 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (QH) khóa XII và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vừa được gửi đến QH khóa XIII. Một trong những kiến nghị quan trọng được đề cập đó là tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hoá , dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay.
 
Tại kiến nghị này, các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế nhà nước mà nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là công cụ hiệu quả của nhà nước trong việc can thiệp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, sự yếu kém của hệ thống doanh nghiệp nhà nước cùng với tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ đã không đáp ứng được mong đợi.
Thực tế, khu vực DNNN hiện đang nắm giữ nguồn lực rất lớn, nhưng sự đóng góp lại không tương xứng nếu xét về tỷ trọng đóng góp cho GDP và giải quyết việc làm… Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Namkhông nên tăng trưởng dựa chủ yếu vào khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư Nhà nước. Nguyên tắc cơ bản là vận dụng tối đa cơ chế thị trường và Chính phủ chỉ tập trung vào việc khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng. Nhà nước không bao cấp và chịu rủi ro thay cho doanh nghiệp…
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước hiện đang được xem là một nhiệm vụ cấp bách. Song cần phải triển khai như thế nào thì vẫn là vấn đề khó. Theo ông Phan Đăng Tuất - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp Bộ Công Thương: Các DNNN đang “ôm đồm” quá nhiều việc. Vì thế, tái cấu trúc DNNN là một yêu cầu cấp bách cần được thực hiện trong thời gian tới. Điều này không chỉ tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp mà còn góp phần hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Ông Phùng Anh Tuấn - Hiệp hội Doanh nhân trẻ TP.HCM cũng cho rằng: Nên tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thay vì đặt một thành phần kinh tế vào “vị trí chủ đạo” như hiện nay. Vì việc đặt một thành phần kinh tế vào “vị trí chủ đạo” nếu không có định nghĩa và tiêu chí rõ ràng thường được hiểu là thành phần đó sẽ được ưu tiên hàng đầu trong việc tiếp nhận các trợ giúp về vốn, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng,… Điều này vô hình chung sẽ đặt các thành phần kinh tế không thuộc “vị trí chủ đạo” (cụ thể là các doanh nghiệp ngoài nhà nước) rơi vào thế bất lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn, tài nguyên quốc gia và tạo ra sự phân biệt đối xử của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế khác nhau.
Hơn nữa, việc đặt DNNN vào vị trí chủ đạo như hiện nay sẽ gây ra những biến dạng nghiêm trọng cho thị trường cạnh tranh và môi trường hoạt động lành mạnh cho các DN. Vì thế, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN cần thiết phải tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, và tái cấu trúc DNNN vẫn là vấn đề cần làm.
Có thể nói, tái cấu trúc doanh nghiệp đã được đề cập từ khá lâu và hiện nay được coi là một trong những trọng tâm xuyên suốt kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 của Đảng và Nhà nước. Trong đó, được đánh giá là nhân tố góp phần quyết định thành công của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, với một nền kinh tế mà DNNN luôn xác định là đóng vai trò chủ đạo, thì việc tái cấu trúc khối doanh nghiệp này phải đi trước một bước. Và trong các chính sách kinh tế của nhà nước cần tạo ra được môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân phát triển. Lý do vì lực lượng này đã và đang phát triển rất năng động, đóng vai trò rất quan trọng giải quyết việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Hiện nay, ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp không chỉ phát triển hệ thống kinh doanh trong nội địa mà còn vươn xa ra các quốc gia trên thế giới, số lượng doanh nghiệp có nguồn vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đến hàng trăm tỷ cũng được tăng lên, đóng góp một phần lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Để vận hành một cách thuận lợi trong nền kinh tế thị trường hiện nay không ít doanh nghiệp đã phải nỗ lực và chủ động tái cấu trúc để khắc phục những nhược điểm của cơ cấu quản lý cũ. Cổ phần hóa chính là bước đi thiết thực mà hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình thực hiện.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, đến năm 2010, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.846 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, đã cổ phần hóa 3.944 doanh nghiệp, chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 261 doanh nghiệp và sáp nhập, hợp nhất, giao bán khoán 1.902 doanh nghiệp. Thành công của tiến trình cổ phần hoá đã và đang phần nào bộc lộ rõ, đó là nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động hài hoà hơn….
Với những kết qảu đó, có thể thấy đã đến lúc cần đẩy mạnh hơn nữa việc tái cấu trúc DNNN và sắp xếp lại tài chính, nhân sự… càng sớm, càng tốt để giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn. Bởi thực tế, việc tái cấu trúc doanh nghiệp cũng chính là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược của doanh nghiệp.
Việt Nam đang có thời cơ rõ rệt trong việc tận dụng những lợi thế khách quan và chủ quan trong việc vươn lên tham gia vào nền sản xuất khu vực và toàn cầu. Để có thể nắm bắt được những cơ hội này, các doanh nghiệp cần phải tiến hành tái cấu trúc để cải thiện năng suất lao động, hội nhập tốt hơn với kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững và ổn định lâu dài.
Tại kiến nghị về tái cấu trúc DNNN, các chuyên gia kinh tế cũng đề cập đến một số giải pháp cụ thể như: Cần sửa đổi những quy định không phù hợp, đang cản trở quá trình cổ phần hoá DNNN; Tạm dừng thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính hành chính không phù hợp với quy luật phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; Chính phủ không bảo lãnh tín dụng hoặc cho vay đối với DNNN, buộc DNNN phải huy động vốn theo cơ chế thị trường; Khẩn trương xây dựng Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước để quản lý mọi hoạt động kinh doanh và tài sản của nhà nước…
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp đòi hỏi phải thay đổi ngay từ tư duy các nhà quản lý. Đã đến lúc cần tiến hành khảo sát, đánh giá mô hình cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN, tìm ra những điểm hợp lý cũng như bất hợp lý để xây dựng mô hình cấu trúc mới một cách toàn diện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn. Mong rằng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của các DNNN- lực lượng chủ công của tiến trình này, sẽ từng bước hoàn thành tốt việc tái cấu trúc doanh nghiệpgóp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn./.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=474258

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu cà phê: Trăm người bán, vài người mua

30-8-2011

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta đã đạt 2 tỉ USD, hoàn thành 2/3 kế hoạch năm.

Thái Lan -Việt Nam bắt tay đưa ra chiến lược giá gạo

30-8-2011

Các nhà XK gạo Thái Lan dự kiến sẽ nhóm họp với các đối tác Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vào giữa tháng 9 tới để thảo luận những tác động từ chính sách cho vay thế chấp hỗ trợ nông nghiệp mới của Chính phủ Thái Lan nhằm nâng cao thu nhập của người dân.

Xuất siêu nông sản đạt 6 tỷ USD

30-8-2011

Trong 8 tháng qua, xuất siêu nông, lâm, thủy sản lần đầu tiên đã đạt tới 6 tỷ USD. Nông nghiệp một lần nữa khẳng định là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát.

Dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 500 triệu USD

19-8-2011

Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước sẽ chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Tuy nhiên sẽ khó có thể hoàn thành chỉ tiêu đặt ra đối với mặt hàng này trong năm 2011 là 600-700 triệu USD.

Đã có 49/211 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo

17-8-2011

Thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới đang sôi động, Việt Nam lại được mùa lúa. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ–CP khá chậm, một số địa phương còn lúng túng trong hướng dẫn thi hành.

Không có chuyện thị trường chăn nuôi bị thâu tóm

17-8-2011

Ngày 15/8, công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là CP Việt Nam) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về việc công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi C.P Pokphand (CPP) (là công ty con của Tập đoàn CP Thái Lan - CP Group Thái Lan có trụ sở tại Hồng Kông - Trung Quốc) giành quyền kiểm soát CP Việt Nam.

Liên kết để không thua trên sân nhà

8-8-2011

Theo dự báo, năm 2011, lượng càphê xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 1,3 triệu tấn cùng mức giá khá cao. Tuy nhiên, với thực tế như hiện nay, có lẽ phần lớn lợi nhuận sẽ rơi vào túi các doanh nghiệp (DN) sử dụng vốn nước ngoài…

Hiệp định FLEGT/VPA: Gỗ Việt Nam vào EU sẽ dễ hơn

8-8-2011

FLEGT/VPA là gì? Tham gia việc cấp Chứng chỉ này các doanh nghiệp được lợi gì?

Xuất khẩu cả năm sẽ đạt trên 90 tỷ USD?

8-8-2011

Với kim ngạch đạt khoảng 8,4 tỷ USD trong tháng 7, triển vọng xuất khẩu cả năm vượt ngưỡng 90 tỷ USD đang được toàn ngành công thương nỗ lực hiện thực hóa. Cán đích ấy sẽ được xem là thành tích thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đảng lần thứ XI, Quốc hội khoá XIII và cũng là sự khởi đầu ngoạn mục của kế hoạch ngoại thương giai đoạn 2011-2015.

Đổ bể do liên kết yếu

8-8-2011

Đông Nam bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là những vùng nguyên liệu nông-thủy sản dồi dào. Tưởng chừng đây là lợi thế lớn để mời gọi các nhà đầu tư vào cuộc tạo dựng vùng nguyên liệu, NM chế biến. Thế nhưng nhiều năm qua các dự án mời gọi đầu tư vào lĩnh vực này đếm trên đầu ngón tay. Trong khi nhiều DN đã lỡ ngồi “lưng cọp” thì làm ăn lận đận, lỗ lã mãi.

Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo: Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?

5-8-2011

Từ 1/10/2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong khi đó, đến nay mới có 44/200 doanh nghiệp được cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh.

Vì sao DN "chạy làng"?

5-8-2011

Một nền nông nghiệp với nhiều tiềm năng. Hệ thống chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào khu vực cũng không hề ít. Vậy nhưng, càng kêu gọi thì nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp càng teo dần. Vì sao lại như vậy?