ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu cả năm sẽ đạt trên 90 tỷ USD?

Ngày đăng: 08 | 08 | 2011

Với kim ngạch đạt khoảng 8,4 tỷ USD trong tháng 7, triển vọng xuất khẩu cả năm vượt ngưỡng 90 tỷ USD đang được toàn ngành công thương nỗ lực hiện thực hóa. Cán đích ấy sẽ được xem là thành tích thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đảng lần thứ XI, Quốc hội khoá XIII và cũng là sự khởi đầu ngoạn mục của kế hoạch ngoại thương giai đoạn 2011-2015.

Giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu
Dự báo nêu trên dựa vào đà tăng trưởng cao liên tục được giữ vững từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu tháng 7/2011 đạt 8,4 tỷ USD là đã tăng 38,5% so với tháng 7/2010. Như vậy, kết quả xuất khẩu 7 tháng đầu năm nay ước đạt 51,46 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), không kể dầu thô, đạt khoảng 23,7 tỷ USD, tăng 32,8%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đây là mức tăng cao vào loại hiếm trong 10 năm trở lại đây.
 
Các chuyên gia công thương cho rằng, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng cao đó là do giá và lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, như giá nhân điều tăng 44,7%, cà phê tăng 55,6%, hạt tiêu tăng 68,5%, cao su tăng 59%, sắt thép tăng 19,9%...
Đạt được tốc độ tăng trưởng cao còn nhờ các nhóm hàng đều “thi nhau” phát triển, đặc biệt là nhóm hàng nông - lâm - thủy sản. Cụ thể, kim ngạch nhóm hàng nông - lâm - thủy sản 7 tháng ước đạt 11,26 tỷ USD, tăng 38,8% và chiếm tỷ trọng 21,9% trong tổng kim ngạch. Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh như cà phê tăng 83,7%; hạt tiêu tăng 63,9%; cao su tăng 77,2%;…
Nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản đạt khoảng 6,34 tỷ USD, tăng 37,6% và chiếm tỷ trọng 12,3%, trong đó xăng dầu tăng 68,8%, quặng và khoáng sản tăng 63,7%, dầu thô tăng 39,1%...
Đặc biệt nổi trội là nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng hơn 50% và tăng 24,3%, trong đó, điển hình như kim ngạch những sản phẩm hóa chất tăng 51,8%, sắt thép các loại tăng 44,2%, chất dẻo nguyên liệu tăng 36,4%, túi sách – vali - mũ tăng 35,6%, sản phẩm từ sắt thép tăng 32,8%;…
Nhờ những chuyển biến mạnh mẽ nêu trên, đến nay đã có 13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên bao gồm thủy sản, cà phê, gạo, cao su, dầu thô, xăng dầu, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, đá quý - kim loại quý, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc - thiết bị - dụng cụ - phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng.
Tỷ lệ nhập siêu rút xuống 13%
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, hàng hóa nhập khẩu trong tháng 7 trị giá khoảng 8,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với tháng 7/2010. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu 7 tháng ước đạt 58,1 tỷ USD tăng 26,2% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI chiếm 25,42 tỷ USD, tăng 29,5%.
So với cùng kỳ, kim ngạch của nhóm hàng cần thiết nhập khẩu ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 24,8% và chiếm tỷ trọng 81,4%; kim ngạch của nhóm hàng cần kiểm soát ước đạt 2,77 tỷ USD, tăng 16,6% và chiếm tỷ trọng 4,8%; kim ngạch của nhóm hàng cần hạn chế ước đạt 3,31 tỷ USD, tăng 9,7% và chiếm tỷ trọng 5,7%; kim ngạch của nhóm hàng nhập khẩu khác ước đạt 2,74 tỷ USD, tăng 71,9%, chiếm tỷ trọng 8,1%.
Nhìn chung từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng đều tăng, tiêu biểu như giá bông tăng 97,7%, lúa mỳ tăng 70,5%, phân bón tăng 63,9%, xăng dầu các loại tăng 58,5%, giá sợi các loại tăng 51,8%,...
Các nền kinh tế châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng hơn 79% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 28,7%; nhập khẩu từ thị trường EU chiếm 7,2% và tăng 20,6%.
Như vậy, giá trị nhập siêu 7 tháng ước tính khoảng 6,64 tỷ USD, chiếm 12,9%  tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu của Chính phủ (16%). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đây cũng được xem là mức nhập siêu nhỏ nhất trong 10 năm trở lại đây. 
Để về đích vững chắc
Đến nay, sau 7 tháng phấn đấu không biết mệt mỏi, việc về đích kế hoạch xuất khẩu năm 2011với mức tăng trưởng 10% so với năm trước không còn là nội dung cần bàn. Điều cần quan tâm nhất hiện nay và từ nay đến hết năm được các chuyên gia công thương nhấn mạnh là, làm thế nào để giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu cao đồng thời với việc neo đậu tỷ lệ nhập siêu tương đối thấp như vừa qua.  
Các chuyên gia cho rằng, điều kiện tiên quyết vẫn là tiếp tục và quyết liệt kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, việc ổn định tỷ giá ngoại hối nhằm kích thích xuất khẩu là đòi hỏi trước tiên; đồng thời hạ lãi suất ngân hàng nhằm hỗ trợ các DN phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Nhìn chung từ nay đến cuối năm, tình hình thị trường thế giới, về cơ bản, đang có cơ hội cho hàng hoá nước ta, mặc dù không thể coi thường với những diễn biến bất ngờ rất có thể xảy ra, như vừa qua, “cả thế giới đã thở phào” vì Chính phủ Mỹ đã không tuyên bố “vỡ nợ”…
Tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục thực thi những chính sách và biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa. Đơn cử việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi, trước tiên là Nam Phi. Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết, hiện nay mỗi năm Nam Phi nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD hàng may mặc. Năm 2010 nước này nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc với kim ngạch gần 1,5 tỷ USD, trong khi hàng may mặc của Việt Nam xuất sang đó mới đạt hơn 22 triệu USD, mặc dù cả Việt Nam và Nam Phi đều là thành viên WTO.   
Trong 7 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực ASEAN tăng 19%, sang Nhật Bản tăng 23,1%, Trung Quốc tăng 57,7%, sang Mỹ tăng 20,1%, sang thị trường EU tăng 47,1%. Đó là kết quả đáng ghi nhận, song việc mở mang thị trường mới vẫn là một đòi hỏi mang tính chiến lược.
Chất lượng và hiệu quả xuất nhập khẩu năm 2011 sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây là kết quả năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm 2011-2015. Phấn đấu quyết liệt để “đầu xuôi, đuôi lọt“ vững vàng./.
Theo Báo Kinh tế Việt Nam

Nguồn:http://ven.vn/xuat-khau-ca-nam-se-dat-tren-90-ty-usd_t77c12n23203tn.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Đổ bể do liên kết yếu

8-8-2011

Đông Nam bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là những vùng nguyên liệu nông-thủy sản dồi dào. Tưởng chừng đây là lợi thế lớn để mời gọi các nhà đầu tư vào cuộc tạo dựng vùng nguyên liệu, NM chế biến. Thế nhưng nhiều năm qua các dự án mời gọi đầu tư vào lĩnh vực này đếm trên đầu ngón tay. Trong khi nhiều DN đã lỡ ngồi “lưng cọp” thì làm ăn lận đận, lỗ lã mãi.

Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo: Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?

5-8-2011

Từ 1/10/2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong khi đó, đến nay mới có 44/200 doanh nghiệp được cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh.

Vì sao DN "chạy làng"?

5-8-2011

Một nền nông nghiệp với nhiều tiềm năng. Hệ thống chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào khu vực cũng không hề ít. Vậy nhưng, càng kêu gọi thì nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp càng teo dần. Vì sao lại như vậy?

Chỉ còn lại "nhỏ và... siêu nhỏ"

5-8-2011

Hàng loạt những khó khăn về mặt bằng, cơ chế hỗ trợ cũng như nguồn vốn ngân hàng thắt chặt khiến các DN đã, đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, hiện chỉ có các DN “nhỏ và siêu nhỏ” mới đầu tư vào khu vực kinh tế này.

Thanh Hóa: NM giấy “thối” trên giấy

5-8-2011

Gần 10 năm nay, cụ Nguyễn Thị Đắc ở thôn 2 xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) ngày ngày đi chăn bò trên bãi đất hoang rộng 58ha. Nơi đây đã được cấp phép cho xây dựng một NM giấy có quy mô hoành tráng nhất tỉnh Thanh Hóa vào năm 2002. Tiếc thay, sau lễ động thổ, với cờ hoa, xe cộ kéo dài hơn 2km từ QL1A đi vào vị trí xây dựng, cho đến nay nơi đó cũng chỉ là một bãi đất hoang.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ tìm cách ứng phó với các rào cản

5-8-2011

Sáng ngày 3/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Liên minh châu Âu tổ chức Hội thảo Tham vấn Quốc gia với các bên liên quan nhằm chia sẻ thông tin về các yêu cầu của Hiệp định đối tác tự nguyện (FLEGT/VPA). Mục đích của Hội thảo là lấy ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hộ trồng rừng, các chuyên gia quốc tế nhằm tìm ra giải pháp để ngành công nghiệp chế biến gỗ có thể thích ứng với các “rào cản”.

Doanh nghiệp đòi nhập muối

14-7-2011

Tại cuộc họp của Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sử dụng muối làm nguyên liệu sản xuất diễn ra tại Hà Nội chiều qua (13.7), nhiều doanh nghiệp đã đòi được nhập khẩu muối.

Doanh nghiệp Việt thiếu yếu tố cạnh tranh

12-7-2011

Như NTNN đã phản ánh, thời gian gần đây thương nhân Trung Quốc đã đổ xô vào Việt Nam để thu mua theo kiểu “vơ vét” các loại nông sản. Thực tế là vậy, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bàng quan...

Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nông dân

11-7-2011

Trao đổi với Báo Kinh tế nông thôn về những vấn đề cấp bách đối với chiến lược và giải pháp phát triển rừng bền vững, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: "Bên cạnh vấn đề tạo cơ chế để doanh nghiệp (DN) hoạt động, chúng ta cần chú ý việc xây dựng mối liên kết giữa DN và các hộ nông dân".

Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo “vướng” Nghị định 109

11-7-2011

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo phản ánh về các điều khoản của quyết định 560 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn nghị định 109 các yêu cầu kỹ thuật về kho chứa và chế biến lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu.

Chỉ nên để 80 doanh nghiệp làm đầu mối xuất khẩu gạo

11-7-2011

Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét và sửa đổi quy chuẩn tạm thời về yêu cầu kỹ thuật kho chứa thóc và cơ sở xay xát thóc gạo phục vụ xuất khẩu.

Khi tôm mắc cạn

30-6-2011

Các doanh nghiệp đã cố gắng 99% không sử dụng kháng sinh, nhưng 1% còn lại nằm ở hộ nuôi cũng đủ gây ra tình trạng tôm có cơ mất đường sang Nhật.