ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp Việt thiếu yếu tố cạnh tranh

Ngày đăng: 12 | 07 | 2011

Như NTNN đã phản ánh, thời gian gần đây thương nhân Trung Quốc đã đổ xô vào Việt Nam để thu mua theo kiểu “vơ vét” các loại nông sản. Thực tế là vậy, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bàng quan...

Trao đổi với NTNN, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng: Bán được số lượng lớn với giá cao, phương thức thu mua nhanh gọn, trả tiền ngay là những đặc điểm khi nông dân và thương lái Việt Nam giao dịch với thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc. Rõ ràng, nông dân và nhiều thương lái Việt Nam đang rất vui mừng. Tất nhiên, đó là đứng ở góc độ hiệu quả kinh tế của một mùa vụ “trót lọt”.
 Thủy sản cũng là mặt hàng mà thương nhân Trung Quốc đang thu mua nhiều.
 
Thua trên sân nhà
Tuy nhiên, mặt trái của tình trạng này cũng đang đặt ra không ít các vấn đề cần phải nghiên cứu làm rõ. Chẳng hạn như không thể bỏ qua những bài học về nhu cầu cao đến mức bất thường về nguyên liệu của phía Trung Quốc, bởi trong quá khứ đã không ít lần người nông dân Việt Nam phải nhận “trái đắng” từ chính cách thu mua ồ ạt rồi sau đó dừng “đột tử”...
Điều quan trọng hơn, đó là dễ dàng thấy rõ sự gắn kết có phần lỏng lẻo giữa doanh nghiệp, người nông dân và thương nhân trong nước nên đã tạo ra kẽ hở để các thương nhân Trung Quốc xen vào, gom sạch nhiều loại nông sản. Rõ ràng các thương nhân Trung Quốc đã làm tốt hơn việc kết nối thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người nông dân.
Trong khi các thương nhân và doanh nghiệp trong nước có vẻ như đang chưa làm tốt vấn đề này. Ông Đỗ Hoài Nam - Chủ tịch Hiệp hội Tiêu, nhận định: Các doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính dồi dào, họ sẵn sàng trả giá cao khiến doanh nghiệp trong nước của ta thua ngay trên sân nhà. Hơn nữa, họ có cả đại lý thu mua xuống tận cấp huyện, điều mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều yếu...
Nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo, các doanh nghiệp Việt Nam phải biết chia sẻ, tích cực hơn để tìm tiếng nói chung với người nông dân, nếu không, sự ưu ái của họ dành cho những thương nhân Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Hệ quả là nguồn nguyên liệu hay các sản phẩm chất lượng cao mà người nông dân Việt Nam làm ra sẽ bị các thương nhân và doanh nghiệp Trung Quốc chiếm được ưu thế trong thu mua.
Cần có đối sách hợp lý
Trước tình trạng thương lái Trung Quốc thu gom ồ ạt nông sản Việt cũng đặt ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Khi phân tích về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã bức xúc nói: Không thể để tình trạng các thương nhân Trung Quốc được phép mua bán sản phẩm nông nghiệp một cách tự do, tùy tiện, không phép và thậm chí là trốn thuế...
“Không thể để tình trạng các thương nhân Trung Quốc được phép mua bán sản phẩm nông nghiệp một cách tự do, tùy tiện, không phép và thậm chí là trốn thuế.” - Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế.
Trao đổi với NTNN, luật sư Trần Hữu Huỳnh - Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Hiện tượng thương nhân Trung Quốc ồ ạt mua gom nông sản của Việt Nam cần phải được cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ ở nhiều khía cạnh.
Cần phải tìm hiểu rõ mục đích mua gom của họ để có phương án và chính sách phù hợp. Nếu họ mua về để tiêu dùng trong nước thì chúng ta khó có thể phản đối. Chỉ có thể áp dụng các quy định chặt chẽ để bảo vệ hàng hóa nông sản của mình khi biết chắc chắn rằng họ mua về để xuất sang nước thứ 3.
Tuy nhiên, “cũng chưa thể kết luận một cách chắc chắn việc để Trung Quốc thu gom nông sản thể hiện sự yếu kém và thiếu sót của doanh nghiệp Việt Nam bởi làm ăn với Trung Quốc luôn có những vấn đề mà nếu không nghiên cứu kỹ và sâu, chúng ta khó mà hiểu được” - ông Huỳnh nói thêm.
Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/49511p1c25/doanh-nghiep-vietthieu-yeu-to-canh-tranh.htm

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nông dân

11-7-2011

Trao đổi với Báo Kinh tế nông thôn về những vấn đề cấp bách đối với chiến lược và giải pháp phát triển rừng bền vững, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: "Bên cạnh vấn đề tạo cơ chế để doanh nghiệp (DN) hoạt động, chúng ta cần chú ý việc xây dựng mối liên kết giữa DN và các hộ nông dân".

Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo “vướng” Nghị định 109

11-7-2011

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo phản ánh về các điều khoản của quyết định 560 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn nghị định 109 các yêu cầu kỹ thuật về kho chứa và chế biến lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu.

Chỉ nên để 80 doanh nghiệp làm đầu mối xuất khẩu gạo

11-7-2011

Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét và sửa đổi quy chuẩn tạm thời về yêu cầu kỹ thuật kho chứa thóc và cơ sở xay xát thóc gạo phục vụ xuất khẩu.

Khi tôm mắc cạn

30-6-2011

Các doanh nghiệp đã cố gắng 99% không sử dụng kháng sinh, nhưng 1% còn lại nằm ở hộ nuôi cũng đủ gây ra tình trạng tôm có cơ mất đường sang Nhật.

Bộ Tài chính công bố 6 mặt hàng tăng giá: Doanh nghiệp kêu “không tăng không được”

30-6-2011

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá tại 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 7 mặt hàng thiết yếu vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy, chỉ có duy nhất 1 mặt hàng giảm giá.

Ngân hàng "ăn hết" lãi của doanh nghiệp

30-6-2011

Theo phản ánh của nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng hiện nay đang “ăn hết” lợi nhuận của hầu hết các DN. Để bảo toàn vốn, một số DN phải “co” quy mô lại. Thậm chí, một số DN đã phải bán một phần tài sản cố định để trả nợ hoặc cơ cấu lại nguồn vốn để sản xuất.

Thương nhân Trung Quốc đổ xô tới Vietfish mua thuỷ hải sản

29-6-2011

Một đoàn thương nhân Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tại hội chợ triển lãm quốc tế thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) tìm mua thuỷ hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga… Sự xuất hiện với số lượng đông bất ngờ của các thương nhân Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng lúng túng khi tìm không đủ phiên dịch...

Cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây Việt Nam

28-6-2011

Hàng loạt các thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, Nhật, New Zealand đã đồng ý mở cửa cho trái cây VN xuất khẩu.

6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt hơn 3,5 triệu tấn

28-6-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay cả nước xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,7 tỷ USD. Trong đó, từ đầu tháng 6 đến thời điểm này đạt gần 300 nghìn tấn, trị giá hơn 125 triệu USD.

Xuất khẩu trái cây sấy khô: Yếu ở nguyên liệu

28-6-2011

Nếu quy hoạch tốt vùng nguyên liệu mít và chuối phục vụ ngành công nghiệp chế biến trái cây khô xuất khẩu (XK) thì nhiều gia đình ở Nam Bộ có thể giàu lên nhờ hai loại cây trồng truyền thống này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) chuyên chế biến trái cây khô XK cho rằng, hiện nay các loại cây trồng trên chưa được đầu tư thoả đáng.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng 22,4% trong 5 tháng đầu năm

27-6-2011

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2011, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng trưởng 22,4% so với cùng kỳ năm trước song vẫn thấp hơn mức tăng chung của kim ngạch xuất khẩu cả nước là 32%.

Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Còn thiếu cú hích cho doanh nghiệp

27-6-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 84 về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách này liệu có tạo ra sức hút lớn đối với doanh nghiệp vào lĩnh vực được cho là chưa thực sự hấp dẫn này?