ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây Việt Nam

Ngày đăng: 28 | 06 | 2011

Hàng loạt các thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, Nhật, New Zealand đã đồng ý mở cửa cho trái cây VN xuất khẩu.

 
Dự kiến năm nay, lượng thanh long xuất khẩu đạt khoảng 2.600 tấn.
Thâm nhập thị trường khó tính
Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu trái cây VN đón nhận nhiều tin vui từ các thị trường khó tính trên thế giới. Đầu tiên là Mỹ đã cho phép nhập khẩu chôm chôm VN và cấp phép cho vùng sản xuất chôm chôm có diện tích 34 ha tại H.Châu Thành (Bến Tre). Đây là vùng trồng chôm chôm đầu tiên của VN được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ. Trước đó, mặt hàng thanh long cũng gặt hái nhiều thuận lợi từ những thị trường khó tính.
Từ đầu năm tới nay, cả nước đã xuất khẩu 600 tấn thanh long sang Mỹ và 200 tấn thanh long sang Nhật Bản, tăng 70% so với cùng kỳ; riêng thị trường Hàn Quốc do mới bắt đầu xuất khẩu nên chỉ đạt 40 tấn. Dự kiến năm nay, lượng thanh long xuất khẩu đi Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đạt khoảng 2.600 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Đặc biệt, mới đây một đoàn chuyên gia của New Zealand đã tới VN để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Dự kiến qua năm 2012, xoài của VN có thể được xuất khẩu vào New Zealand sau khi được xử lý bằng các phương pháp là chiếu xạ và hơi nước nóng.
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả, các doanh nghiệp xuất khẩu còn nỗ lực tìm hiểu thị trường, thương lượng với các đối tác để nâng cao giá xuất khẩu. Cụ thể đơn giá xuất khẩu chôm chôm sang Pháp hiện là 6,1 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so với cùng kỳ năm trước; cơm dừa sấy khô 2.500 - 2.800 USD/tấn, cao hơn khoảng 100 - 180 USD/tấn so với cùng kỳ 2010...
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả, các doanh nghiệp xuất khẩu còn nỗ lực tìm hiểu thị trường.
 
Khó ở quy mô
Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của VN sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia... lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 triệu USD.
TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, phân tích: “Chỉ đơn cử như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, Ri-6... chúng ta đã “ăn đứt” sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Nhưng dù chất lượng ngon cũng không thể đẩy mạnh xuất khẩu được do diện tích trồng tập trung ít, sản lượng không đảm bảo tiêu thụ quanh năm”.
Ông Nguyễn Văn Thực, lãnh đạo HTX Hòa Lộc (H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cũng nhìn nhận: “Sau khi xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn xuất vào thị trường Nhật Bản thì đối tác các nơi liên hệ liên tục. Tuy nhiên chúng tôi không dám ký hợp đồng tràn lan vì sản lượng xoài ngon quá ít, không đủ cung cấp cho khách hàng”. Vú sữa Lò Rèn và thanh long Chợ Gạo, 2 loại trái cây thường được đưa sang châu Âu, châu Á… giới thiệu để tìm cơ hội xuất khẩu cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Nhiều lần nhà nhập khẩu nước ngoài đề nghị ký hợp đồng dài hạn với số lượng lớn nhưng nhà cung cấp “chùn chân” do không đủ sản lượng đáp ứng, chưa kể tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu rất ít.
Ông Phan Quốc Nam, Giám đốc Công ty TNHH Long Uyên (Tiền Giang), cho biết: “Việc xuất trái cây đông lạnh sang châu Âu không khó, từ đầu năm 2011 đến nay, chúng tôi nhận đơn đặt hàng đều đặn, nhưng nhiều lần đối tác yêu cầu một số lượng rất lớn thì công ty không thể đáp ứng. Hiện chúng tôi đang đầu tư nâng cấp gấp đôi công suất để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu”.
Theo Cục Trồng trọt, hiện nay, vùng Nam Bộ có khoảng 22 cơ sở công nghiệp chế biến rau quả (chiếm 45% so với cả nước) với tổng công suất thiết kế còn thấp, đạt khoảng 170.160 tấn sản phẩm/năm (trong đó phân bố tập trung ở vùng Đông Nam bộ có 12 cơ sở với tổng công suất thiết kế là 93.100 tấn sản phẩm/năm, ĐBSCL có 10 cơ sở với tổng công suất thiết kế: 77.060 tấn sản phẩm/năm). Số cơ sở công nghiệp chế biến các loại quả thường có công suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, nhãn hiệu hàng hóa ít được người tiêu dùng biết đến... Việc cung cấp nguyên liệu không đều và thiếu ổn định do chưa làm tốt công tác rải vụ thu hoạch, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà vườn với nhà máy, do đó các cơ sở chế biến hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất. Mặt khác, trong chuỗi giá trị gia tăng gắn kết giữa sản xuất - thu mua - chế biến bảo quản - tiêu thụ trái cây nước ta, khâu chế biến bảo quản còn quá nhiều hạn chế, yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển ngành hàng trái cây VN. Vì vậy, trong thời gian tới, việc đầu tư vùng nguyên liệu tập trung theo hướng VietGAP để có sản phẩm sạch cho chế biến là một nhu cầu thiết yếu.
Theo Báo Thanh niên

 

NỘI DUNG KHÁC

6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt hơn 3,5 triệu tấn

28-6-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay cả nước xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,7 tỷ USD. Trong đó, từ đầu tháng 6 đến thời điểm này đạt gần 300 nghìn tấn, trị giá hơn 125 triệu USD.

Xuất khẩu trái cây sấy khô: Yếu ở nguyên liệu

28-6-2011

Nếu quy hoạch tốt vùng nguyên liệu mít và chuối phục vụ ngành công nghiệp chế biến trái cây khô xuất khẩu (XK) thì nhiều gia đình ở Nam Bộ có thể giàu lên nhờ hai loại cây trồng truyền thống này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) chuyên chế biến trái cây khô XK cho rằng, hiện nay các loại cây trồng trên chưa được đầu tư thoả đáng.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng 22,4% trong 5 tháng đầu năm

27-6-2011

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2011, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng trưởng 22,4% so với cùng kỳ năm trước song vẫn thấp hơn mức tăng chung của kim ngạch xuất khẩu cả nước là 32%.

Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Còn thiếu cú hích cho doanh nghiệp

27-6-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 84 về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách này liệu có tạo ra sức hút lớn đối với doanh nghiệp vào lĩnh vực được cho là chưa thực sự hấp dẫn này?

Xuất khẩu sắn vượt năm 2010

27-6-2011

6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu sắn ước đạt 590 triệu USD, vượt qua tổng giá trị kim ngạch 564,29 triệu USD đạt được của năm ngoái.

Doanh nghiệp quay quắt vì thiếu nguyên liệu hải sản

24-6-2011

Từ đầu năm đến nay, đã có đến 147 doanh nghiệp Việt Nam ngừng xuất khẩu hải sản.

Hàng loạt DNXK gạo sẽ bị "bật bãi"

24-6-2011

Bắt đầu từ 1/10/2011, các DN được xuất khẩu gạo bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Đến thời điểm này, số DN đã có giấy chứng nhận mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Xuất khẩu thủy sản vừa thừa vừa thiếu nguyên liệu

24-6-2011

Sáng 23/06, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) chính thức công bố Hội chợ Triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam 2011 (Vietfish 2011), diễn ra từ ngày 28 – 30/6 tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời công bố giá sàn cá tra xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2011.

Tăng cường năng lực của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

23-6-2011

Năng lực và mạng lưới các cơ quan nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được đẩy mạnh thông qua Dự án Tăng cường năng lực cơ quan nhà nước hỗ trợ DNNVV, vừa được ký sáng 21/6 tại Hà Nội, giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Việt Nam sẽ xuất khẩu 50.000 tấn gạo sang Xi-ê-ra Lê-ôn

23-6-2011

Ngày 21/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Sierra Leone (Xi-ê-ra Lê-ôn), ngài Richard Konteh đã ký kết bản ghi nhớ xuất khẩu 50.000 tấn gạo trong tổng số 100.000 tấn thuộc giai đoạn 2011-2015.

Xuất khẩu thủy sản: Đối mặt với rào cản về thuế

21-6-2011

Việt Nam đang chịu nhiều cáo buộc phi lý về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và còn bị các nhà bán lẻ định vị là loại cá giá rẻ.

Công nghiệp cá tra: Đi xa, càng cần tay lái vững

21-6-2011

Theo một dự báo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính (GAFIN), kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2015 có thể vượt 2,5 tỉ USD, và đến 2020 sẽ đạt 3,6 tỉ USD.